Zalo

Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cũng như xét nghiệm được thực hiện để đánh giá chức năng của thận cũng như hỗ trợ trong việc chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến thận niệu. Một trong số đó là xét nghiệm định lượng Creatinin huyết thanh, để từ đó tính được ra chỉ số eGFR của bệnh nhân. Vậy chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì và ý nghĩa của chỉ số eGFR trong máu là gì?

1. Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì?

Cầu thận là một cơ quan tại thận, nơi thực hiện chức năng lọc máu quan trọng nhất của cơ thể. Các cầu thận có vai trò lọc các chất từ máu để tạo ra nước tiểu đầu, loại chất lỏng này có bản chất gần giống với huyết tương trong máu nhưng thiếu các phân tử protein. Thông thường, cầu thận sẽ lọc được khoảng 600 ml máu trong 1 phút, khoảng 200 lít máu mỗi ngày và từ đó tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu. Khi thận hoạt động tốt, nó sẽ lọc các chất dư thừa, chất độc và các chất thải ra khỏi cơ thể chúng ta qua nước tiểu mỗi ngày. Khi thận bị tổn thương do một bệnh lý nào đó các chức năng của thận bị suy giảm, điều này có thể khiến cơ thể không thể lọc hết chất độc gây hại và từ đó làm tích tụ trong máu. Ngoài việc đào thải các chất không tốt ra khỏi cơ thể, thận còn nắm vai trò trong việc sản xuất một số hormone quan trọng. Do đó, bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến chức năng thận đều kéo theo các rối loạn trong cơ thể. Việc đánh giá chức năng thận chính xác nhất thường qua chỉ số GFR (Glomerular filtration rate), là lượng máu được lọc bởi các cầu thận trong vòng một phút. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ rất khó để xác định chính xác chỉ số GFR. Do vậy, eGFR (Estimated Glomerular Filtration Rate) hay mức lọc cầu thận ước tính là một chỉ số hữu ích hơn trong đánh giá mức độ tổn thương chức năng thận và xác định các giai đoạn của các bệnh lý tại thận. Người ta thường nhầm tưởng và thắc mắc rằng xét nghiệm eGFR là gì hay xét nghiệm máu eGFR là gì. Trên thực tế, eGFR là một chỉ số được tính dựa trên nồng độ Creatinin hoặc Cystain C trong máu (Creatinin được sử dụng nhiều hơn), nó không được xem là một xét nghiệm. Ngoài ra, chỉ số này có có thể phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính và độ tuổi.

Công thức để xác định chỉ số eGFR là:

eGFR= 175 × (Nồng độ Creatinin huyết thanh - umol/L) - 1,154 × (tuổi) - 0,203 × 0,742 (nếu là nữ) × 1,212 (nếu là người da đen)

Xét nghiệm eGFR là gì?
Xét nghiệm eGFR là gì?

Trong tất cả các xét nghiệm được thực hiện để xác định chỉ số eGFR thì xét nghiệm creatinin máu luôn được chỉ định đầu tiên. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ creatinin máu có thể xảy ra trễ trong các tình trạng suy thận cấp mới mắc. Nhiều chuyên gia đã phát hiện ra rằng, việc giảm 50% số đơn vị chức năng của thận chỉ gây tăng nhẹ creatinin máu. Vì vậy xác định chỉ số eGFR thông qua việc định lượng nồng độ creatinin máu thường thiếu tính nhạy và không có giá trong việc xác định được các biến đổi chức năng thận kín đáo.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm eGFR là gì?

Chúng ta đã hiểu được về chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu là gì, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về cách đọc cũng như ý nghĩa của chỉ số eGFR trong máu là gì. Chỉ số eGFR thường được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Đánh giá chức năng thận trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu mắc các bệnh liên quan đến thận, chỉ số eGFR có thể phát hiện các tổn thương thận sớm.
  • Chẩn đoán và theo dõi những người đang mắc bệnh mạn tính, đang có kèm các nguy cơ gây ra tổn thương thận như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, người có tiền sử gia đình bị bệnh lý thận….
  • Chỉ định trong theo dõi chức năng thận của bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. Điều này giúp các bác sĩ kịp thời điều chỉnh các phương pháp điều trị để liệu trình có tiến triển tốt.
  • Theo dõi tình trạng cho những bệnh nhân thực hiện ghép thận.

2.1. Chỉ số eGFR bình thường

Ở người lớn bình thường, chỉ số eGFR thường lớn hơn 90 (ml/phút/1,73 m2) và có thể giảm dần theo độ tuổi, ngay cả ở những người không mắc bệnh lý về thận. Dưới đây là chỉ số eGFR bình thường theo độ tuổi:

  • 20 - 29 tuổi: chỉ số eGFR khoảng 116 ml/phút/1,73 m2
  • 30 - 39 tuổi: chỉ số eGFR khoảng 107 ml/phút/1,73 m2
  • 40 - 49 tuổi: chỉ số eGFR khoảng 99 ml/phút/1,73 m2
  • 50 - 59 tuổi: chỉ số eGFR khoảng 93 ml/phút/1,73 m2
  • 60 - 69 tuổi: chỉ số eGFR khoảng 85 ml/phút/1,73 m2
  • 70 tuổi trở lên: chỉ số eGFR khoảng 75 ml/phút/1,73 m2

2.2. Chỉ số eGFR bất thường

Những người có eGFR thấp nhẹ (60 - 89) có thể mắc các bệnh lý về thận nếu không có các dấu hiệu báo hiệu rằng thận đang bị tổn thương như xuất hiện protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo những đối tượng này cần thường xuyên kiểm tra chỉ số eGFR để kịp thời phát hiện những bất thường tại thận. Các giai đoạn của bệnh thận mạn được phân loại theo chỉ số eGFR như sau:

  • Giai đoạn 1 (eGFR > 90 ml/phút/1,73 m2): Chức năng thận lúc này vẫn còn ở mức bình thường hoặc đang có những tổn thương rất nhẹ. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có những yếu tố khác như di truyền, protein niệu, các cấu trúc hình ảnh thận bất thường thì họ vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh thận.
  • Giai đoạn 2 (eGFR 60 - 89 ml/phút/1,73 m2): Chức năng thận bị giảm nhẹ. Nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ như ở giai đoạn 1 thì vẫn có nguy cơ dẫn đến bệnh lý thận.
  • Giai đoạn 3a (eGFR 45 - 59 ml/phút/1,73 m2): Chức năng thận tổn thương ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Giai đoạn 3b (eGFR 30 - 44 ml/phút/1,73 m2): Chức năng thận tổn thương ở mức độ trung bình đến nặng.
  • Giai đoạn 4 (eGFR 15 - 29 ml/phút/1,73 m2): Chức năng thận tổn thương ở mức độ nặng.
  • Giai đoạn 5 (eGFR < 15 ml/phút/1,73 m2): Chức năng thận tổn thương ở mức độ rất nặng, hay còn gọi là suy thận ở giai đoạn cuối. Lúc này tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ở mức rất cao.
Biết được xét nghiệm eGFR là gì sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý nguy hiểm
Biết được xét nghiệm eGFR là gì sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh lý nguy hiểm

Với những người có chỉ số eGFR nhỏ hơn 60 ml/phút/1,73 m2 từ 3 tháng trở lên hoặc chỉ số eGFR lơn hơn 60 ml/phút/1,73 m2 nhưng có những dấu hiệu cho thấy các tổn thương tại thận, điều này có thể khẳng định rằng họ mắc bệnh thận mãn tính. Xét nghiệm eGFR cũng rất hữu ích trong việc điều chỉnh liều lượng các thuốc điều trị bệnh thận mạn.

3. Cần làm gì khi chỉ số eGFR bất thường?

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số eGFR trong máu là gì. Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng cần làm gì khi chỉ số eGFR bất thường? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi biết được chỉ số eGFR của bản thân bất thường, cụ thể là giảm chính là hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.
  • Hạn chế ăn mặn, bạn cần điều chỉnh lượng muối tiêu thụ không nên cao hơn 2000 mg/ngày đối với người lớn và thấp hơn 1000 mg/ngày đối với trẻ em. Những người lớn trên 50 tuổi hoặc người có tiền sử tăng huyết áp nên giảm lượng muối tiêu thụ xuống dưới 1500 mg/ngày.
  • Hạn chế ăn chất đạm, dưới mức 0,6 gram protein/kg/ngày hoặc thậm chí là dưới mức 0,3 gram protein/kg/ngày ở những bệnh nhân có chỉ số eGFR giảm thấp. Nên cân bằng giữa 50% đạm thực vật và 50% đạm thực vật.
  • Giảm lượng thực phẩm chứa phospho xuống dưới 800 - 1000 mg/ngày và kali xuống dưới 1000 mg/ngày hoặc thấp hơn.
  • Các chuyên gia khuyến cáo áp dụng chế độ DASH  ở những bệnh nhân có chỉ số eGFR thấp.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục
  • Kiểm soát tốt cân nặng, giảm cân được xem là một cách điều trị “thần kỳ” cho hầu hết các loại bệnh thận.
  • Không uống đồ uống có cồn hay hút thuốc lá.
  • Phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý liên quan đến thận như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng Cholesterol máu…
  • Trong một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc thận mạn, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc. Ở những người có chỉ số eGFR ở mức rất thấp, bác sĩ sẽ thực hiện các điều trị chuyên sâu hơn như lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo.

eGFR là một chỉ số được sử dụng phổ biến trong việc chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị ở những bệnh lý liên quan đến thận, trong đó phổ biến nhất là bệnh thận mãn tính. Nếu có những dấu hiệu liên quan đến bệnh thận cùng với chỉ số eGFR bất thường, hãy đến ngay bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó lời khuyên dành cho bạn là nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ từ cơ bản đến chuyên sâu để theo dõi sát tình trạng sức khỏe trong cơ thể để từ đó có hướng xử lý phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. Mặc dù chỉ là một xét nghiệm đơn thuần, tuy nhiên xét nghiệm máu đóng vai trò rất phần quan trọng của vấn đề kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của khách hàng, đặc biệt đối với những người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh thận, tim mạch, cao huyết áp, thừa cân, béo phì. hoặc những người có nguy cơ thiếu vi chất cao.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo Xem thêm bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số eGFR trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Các xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận

Các xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận

Xét nghiệm máu suy thận thực hiện thế nào?

Xét nghiệm máu suy thận thực hiện thế nào?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

LDH trong xét nghiệm máu là gì?

Mục đích của xét nghiệm Albumin trong máu

Mục đích của xét nghiệm Albumin trong máu

295

Bài viết hữu ích?