Kiểm tra chức năng thận cần làm xét nghiệm gì là thắc mắc của nhiều người. Với sự phát triển của y học, ngày nay chúng ta có rất nhiều phương tiện để đánh giá sự hoạt động bình thường của thận. Những xét nghiệm kiểm tra chức năng thận cơ bản gồm các nhóm là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết thận. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập đến xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận, là những xét nghiệm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý của thận.
Creatinine là một chất thải được tạo ra từ sự phân hủy của các cơ bắp. Nó được lọc ra khỏi máu bởi thận và được đưa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Khi chức năng thận bị suy giảm, mức độ creatinine trong máu sẽ tăng lên. Xét nghiệm creatinine được sử dụng để đánh giá chức năng thận.
Tương tự creatinine, urea là một chất thải được tạo ra từ sự phân hủy của protein. Nó cũng được lọc ra khỏi máu bởi thận và được đưa ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Vì thế, xét nghiệm urea máu là một trong những xét nghiệm kiểm tra chức năng thận thường được sử dụng nhất. Khi chức năng thận bị suy giảm, mức độ urea trong máu sẽ tăng lên.
GFR là một chỉ số đánh giá khả năng của thận trong việc lọc máu. Nó được tính toán dựa trên mức độ creatinine trong máu, tuổi, giới tính và trọng lượng của bệnh nhân. Khi GFR giảm, chức năng thận cũng giảm.
Nitơ Urê là sản phẩm của Protein đến từ thực phẩm ăn uống hàng ngày phân hủy và được thận lọc khỏi máu để thải ra ngoài cơ thể. Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận bao gồm BUN vì khi thận bị suy, chỉ số này sẽ tăng lên.
Thận có vai trò duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, vì thế khi thận bị rối loạn chức năng, nồng độ các chất điện giải trong cơ thể sẽ bị điện giải. Đó là lý do, khi muốn kiểm tra chức năng thận, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm điện giải đồ máu. Cụ thể:
Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, trong đó có xét nghiệm pH máu để đánh giá mức độ kiềm toan trong cơ thể. Thông thường, pH máu được duy trì ở mức 7,37 - 7,45 để đảm bảo hoạt động tối ưu của các men tế bào, yếu tố đông máu và các protein co cơ. Suy thận sẽ làm tồn đọng các acid trong quá trình chuyển hóa nên làm tăng nồng độ acid trong máu và dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể.
Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI) và nữ giới là 0.5 - 1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI). Khi nồng độ creatinin trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Chỉ số creatinin là giá trị để phân loại mức độ suy thận, chỉ số creatinne càng cao thì suy thận càng nặng. Theo tổ chức thận Mỹ (NFK), suy thận được chia thành 5 mức độ dựa trên chỉ số creatinine máu gồm
Chỉ số creatinin máu còn có sự thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể lực hoặc khối lượng cơ... tuy nhiên vẫn luôn nằm trong mức bình thường nếu chức năng thận ổn định.
Chỉ số ure máu bình thường dao động trong khoảng 2.5 - 7.5 mmol/l. Bên cạnh suy giảm chức năng thận, ure máu còn có thể tăng trong một số trường hợp như chế độ ăn quá nhiều đạm, bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi niệu quản, sốt cao mất nước, tiêu chảy, suy tim sung huyết, xuất huyết tiêu hóa,... Ure máu giảm gặp ở người ăn ít protein, phụ nữ có thai, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,...
Chỉ số GFR từ 90 trở lên được xem là bình thường, nếu GFR dưới 60 là dấu hiệu của thận đang suy giảm chức năng. Đặc biệt, nếu chỉ số này dưới 15, nguy cơ cao là cơ thể đang bị suy thận, lúc này sẽ cần phải tiến hành lọc máu hoặc thay thận khẩn cấp.
Mức BUN ở người bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 7 – 20. Chỉ số này tăng lên ở người bị suy thận nên dùng khi cần xét nghiệm kiểm tra chức năng thận.
Giờ bạn đã biết kiểm tra chức năng thận cần làm xét nghiệm gì? Vậy khi nào bác sĩ thăm khám sẽ chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm này ?
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng thận bị suy giảm, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận và xác định nguyên nhân của sự suy giảm này. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ đạo của bác sĩ về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giảm thiểu tác động của suy giảm chức năng thận đến sức khỏe. Trên đây là các xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận. Xét nghiệm chức năng thận còn có nhiều xét nghiệm nhỏ liên quan khác có thể được chỉ định độc lập hoặc phối hợp với các xét nghiệm máu để sàng lọc, kiểm tra sức khỏe thận định kỳ hoặc chẩn đoán bệnh. Khi có các kết quả xét nghiệm bất thường, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp. Có thể thấy, xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Bệnh thận, tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp để nhằm có được thể trạng tốt nhất ở mỗi người.
85
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
85
Bài viết hữu ích?