Zalo

Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh thận mạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh thận mạn là bệnh lý phổ biến với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trên thế giới. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành suy thận mạn làm giảm chất lượng cuộc sống và đòi hỏi chi phí điều trị lớn cho người bệnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Bệnh thận mạn là gì?

Bệnh thận mạn là bệnh lý mà có sự bất thường về cấu trúc hoặc chức năng tồn tại kéo dài ít nhất 3 tháng.

Bệnh thận mạn được phân thành 5 giai đoạn, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3-5 được gọi là suy thận mạn, lúc này chức năng thận suy giảm không thể hồi phục trong thời gian dài và nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong

2. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thận mạn, trong đó các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Người mắc các bệnh lý về thận hay hệ tiết niệu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách có thể tiến triển thành bệnh thận mạn: viêm cầu thận mạn, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, thận đa nang,…
  • Đái tháo đường: Là nguyên nhân rất thường gặp, đặc biệt ở các nước phát triển
  • Các nguyên nhân khác: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tự miễn, viêm mạch máu, sử dụng thuốc gây độc lên thận…
Bệnh thận mạn
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thận mạn, trong đó có đái tháo đường 

3. Biểu hiện của bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn ở những giai đoạn đầu hầu như không biểu hiện triệu chứng hoặc có biểu hiện không rõ rệt, khó nhận biết như: Mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm… Vì vậy, hầu như bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh một cách tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám vì bệnh lý khác.

Ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt hơn, các triệu chứng trên ngày càng nặng thêm và có thể kèm theo: Sút cân, da sạm, phù, đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn, đau lưng, tăng huyết áp, chuột rút và co giật…

Khi bệnh thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, chức năng thận suy giảm trầm trọng, đồng thời biểu hiện rõ rệt sự rối loạn chuyển hoá và tổn thương các hệ cơ quan khác (tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh…) do biến chứng của bệnh thận mạn.

4. Phòng ngừa bệnh thận mạn như thế nào?

Bệnh thận mạn tiến triển một cách âm thầm, khó nhận biết đến khi bệnh ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị kiểm soát bệnh và đồng thời cũng làm tăng gánh nặng kinh tế cho người bệnh và gia đình. Do đó, mỗi người nên chủ động phòng bệnh càng sớm càng tốt bằng cách:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh: người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra định kỳ hàng năm, người bệnh tăng huyết áp hay có tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận nên kiểm tra định kỳ mỗi 3 năm.
  • Đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường tăng huyết áp, các bệnh về thận, tiết niệu… cần tuân thủ chặt chẽ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Bệnh thận mạn
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh thận mạn 
  • Chế độ ăn: Mỗi người cần có 1 chế độ ăn lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhạt, giảm lượng thức ăn nhiều dầu mỡ và protein, ưu tiên trái cây, rau củ, các loại hạt trong khẩu phần ăn của mình. Điều này giúp nâng cao sức khoẻ, kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid máu và giảm cân nếu béo phì.
  • Tập luyện thường xuyên tùy theo thể lực của mỗi người giúp cải thiện sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật và cải thiện tinh thần.
  • Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác: Liên quan đến tiến triển của bệnh thận mạn và cả các bệnh lý khác, vì vậy cần hạn chế nhất có thể việc tiêu thụ chúng.

Bài viết đã chia sẻ cách phát hiện và phòng ngừa bệnh thận mạn tính. Hy vọng thông qua đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh thận mạn

Điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh thận mạn

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Nhận biết và phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Nhận biết và phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Nên uống bổ sung vitamin C trong bao lâu để tránh nguy cơ sỏi thận?

Nên uống bổ sung vitamin C trong bao lâu để tránh nguy cơ sỏi thận?

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

17

Bài viết hữu ích?