Trên thị trường dược phẩm hiện nay, thực phẩm chức năng chứa vitamin C dần trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mục đích dùng mà bạn quyết định nên bổ sung vitamin C trong bao lâu là phù hợp. Giả sử, nếu bạn đang bị bệnh, bổ sung vitamin C giúp bạn tăng cường đề kháng và giảm triệu chứng. Do đó, khi các triệu chứng của bệnh đã hết, bạn có thể ngưng sử dụng vitamin C.
Ở một khía cạnh khác, nếu bạn sử dụng vitamin C để duy trì sức khỏe, bạn không nên vượt quá liều lượng vitamin C khuyến nghị (2000mg/ngày) hoặc dùng lâu dài. Bởi lẽ, thừa vitamin C có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, nôn, đau đầu, khó thở. Ngoài ra, quá liều vitamin C trong thời gian dài còn tạo điều kiện cho acid uric trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng đến chức năng thận và nguy cơ mắc bệnh gout.
Trong cơ thể, vitamin C có thể được chuyển hóa thành oxalate và bài tiết qua thận. Đây là một hợp chất dễ dàng kết tụ thành tinh thể khi ở nồng độ cao. Do đó, sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận, phổ biến nhất là sỏi canxi oxalate. Một nghiên cứu tổng hợp năm 2019 cho thấy, nam giới có nhiều khả năng mắc sỏi thận do bổ sung vitamin C hơn nữ giới. Đồng thời, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng nêu rõ, liều 250 - 499 mg và 1000 - 1499 mg vitamin C mỗi ngày gây nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn cả.
Vậy, liệu người mắc bệnh thận có nên dùng vitamin C hay không? Đối với người mắc bệnh thận mạn (CKD), vitamin C được ví như “con dao hai lưỡi”. Bởi lẽ, một nghiên cứu vào năm 2023 cho thấy, vitamin C có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa ở nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, nếu dùng vitamin C liều cao, chức năng thận suy giảm khiến canxi oxalate tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ dẫn đến suy thận, sỏi thận hoặc viêm thận. Do đó, người bệnh thận mạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ nếu có nhu cầu bổ sung vitamin C.
Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng được khuyến nghị ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Lý do là vì kết quả nghiên cứu năm 2021 cho thấy, phương pháp lọc máu làm giảm đến 67% nồng độ vitamin C trong máu bệnh nhân. Bổ sung vitamin C trong trường hợp này giúp bù đắp lại lượng vitamin C đã mất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin C của cơ thể.
Để bổ sung vitamin C một cách hợp lý và phát huy hiệu quả cao nhất, bạn cần tuân thủ một số hướng dẫn sau:
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc nên bổ sung vitamin C trong bao lâu mà nhiều người băn khoăn. Thời gian dùng vitamin hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, dù đó là gì thì bạn không nên sử dụng quá 2000 mg vitamin C mỗi ngày để tránh các tác dụng không mong muốn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự giải đáp từ các chuyên gia.
26
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
26
Bài viết hữu ích?