Zalo

Nhận biết và phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Viêm cầu thận cấp là bệnh lý hệ tiết niệu thường gặp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển nhanh và ngày càng xấu đi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, mọi người cần nhận biết, điều trị đúng cách và chủ động phòng ngừa viêm cầu thận hiệu quả.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Bệnh viêm cầu thận cấp là gì?

Cầu thận là một thành phần của Nephron- đơn vị cấu trúc và chức năng thận, bao gồm búi mao mạch thực hiện chức năng lọc máu đến thận.

Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp là hội chứng xảy ra do có tình trạng viêm cấp tính ở cầu thận khiến chức năng lọc của cầu thận bị ảnh hưởng 

Viêm cầu thận cấp là hội chứng xảy ra do có tình trạng viêm cấp tính ở cầu thận khiến chức năng lọc của cầu thận bị ảnh hưởng. Tình trạng này diễn ra trong vòng vài ngày hoặc vài tuần và liên quan đến đáp ứng miễn dịch của người bệnh.

Viêm cầu thận cấp có thể xuất hiện một cách nguyên phát, hoặc cũng có thể thứ phát sau mắc một bệnh lý khác như: Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Wegener, Hội chứng Goodpasture, bệnh Amyloidosis và viêm mạch máu…hay sau một tình trạng nhiễm trùng ở người bệnh. Trong đó, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu (thường gặp trong viêm họng, nhiễm trùng ở da, áp xe vùng chân răng…) là bệnh lý rất thường gặp, tuy nhiên hiện nay viêm cầu thận cấp sau nhiễm tụ cầu cũng được ghi nhận có tỉ lệ ngày càng gia tăng.

2. Biểu hiện của viêm cầu thận cấp là gì?

Ở những người bệnh viêm cầu thận cấp, các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Cầu thận bị tổn thương khiến hiệu quả lọc máu của người bệnh suy giảm, từ đó làm biểu hiện các dấu hiệu bệnh sau:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có thể sốt, đau bụng hay đau lưng. Các biểu hiện không đặc trưng này có thể gây khó khăn hay nhầm lẫn trong việc chẩn đoán bệnh.
  • Đi tiểu ra máu: Nước tiểu có màu đỏ sẫm như rỉ sắt.
  • Số lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
  • Phù: Thường thấy rõ ở vùng mắt hay cả mặt, mắt cá chân, một số trường hợp có thể phù toàn thân.
  • Tăng huyết áp: Có thể khiến người bệnh thấy đau đầu và mờ mắt…
Viêm cầu thận cấp
Người bệnh viêm cầu thận cấp thường xuyên cảm thấy mệt mỏi 

Lâu dài, bệnh có thể tiến triển và các triệu chứng trên biểu hiện ngày càng nặng nề hơn, ngoài ra người bệnh có thể thấy buồn nôn, nôn, khó thở, co giật, lú lẫn, hay thậm chí hôn mê…

3. Biến chứng của bệnh viêm cầu thận cấp

Mặc dù viêm cầu thận cấp có thể tự hồi phục nhưng một số trường hợp bệnh có thể diễn tiến ngày càng xấu đi và để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Viêm cầu thận cấp
Tình trạng viêm cầu thận có thể khiến cầu thận bị xơ hoá 

Tình trạng viêm cầu thận có thể khiến cầu thận bị xơ hoá, lâu dài có thể dẫn đến Hội chứng thận hư và nếu không được kiểm soát tốt hoàn toàn có thể gây suy thận.

Sự lọc ở cầu thận không còn hiệu quả góp phần gây nên sự rối loạn các chất điện giải cũng như protein trong cơ thể. Chức năng thận suy giảm cũng là nguyên nhân khiến huyết áp người bệnh tăng cao và gây ra nhiều biến chứng lên các cơ quan khác như: suy tim, tổn thương võng mạc và tổn thương não,…

Ngoài ra có thể gặp các biến chứng khác: Phù phổi cấp, nhiễm trùng đường tiểu, tăng Cholesterol và huyết khối tĩnh mạch…

4. Cách phòng ngừa viêm cầu thận cấp hiệu quả

Mọi người có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Mỗi người nên có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp riêng cho mình. Trong bữa ăn không nên sử dụng quá nhiều gia vị, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn… đồng thời kiểm soát lượng chất béo và protein mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt và uống đủ nước.
Viêm cầu thận cấp
Việc có một chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng và nâng cao sức khoẻ cho cơ thể.
  • Đặc biệt cần lưu ý một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể làm ảnh hưởng đến thận, vì vậy cần cẩn thận khi sử dụng chúng, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Rèn luyện thường xuyên: Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên với các bài tập phù hợp với thể lực có thể giúp ta khoẻ mạnh và nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: kiểm tra tình trạng các bệnh lý đang mắc và sàng lọc các bệnh lý có thể mắc phải giúp mọi người được chẩn đoán sớm, điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn.
  • Hạn chế hút thuốc lá, rượu, bia và các chất kích thích khác.

Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn biết cách nhận biết và phòng ngừa viêm cầu thận cấp. Từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe 1 cách hiệu quả.

Nguồn tham khảo: 

  • Acute Glomerulonephritis. Medscape
  • What to Know About Glomerulonephritis. WedMD
  • Glomerulonephritis (Bright’s Disease). healthline
  • Glomerulonephritis. NHS
  • Ways to Keep Your Kidneys Healthy. WebMD
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Tiểu nhiều lần có phải do thận yếu?

Tiểu nhiều lần có phải do thận yếu?

Điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh thận mạn

Điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh thận mạn

Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh thận mạn

Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh thận mạn

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Nên ăn gì để tăng cơ mông nhanh?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

Ăn rau bina tăng cơ bắp như thế nào?

27

Bài viết hữu ích?