Zalo

Chỉ định xét nghiệm lupus ban đỏ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lupus ban đỏ là 1 căn bệnh tự miễn gây tổn thương ở nhiều cơ quan, trường hợp nặng có thể gây tử vong cho người bệnh. Thế nhưng, căn bệnh này lại được ít người biết đến, do đó làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, xét nghiệm lupus ban đỏ là phương pháp để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ xảy ra khi cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại các thành phần của chính mình, gọi là tự kháng thể. Trong cơ thể người bệnh có các kháng nguyên, khi tự kháng thể kết hợp với kháng nguyên sẽ tạo thành phức hợp miễn dịch. Phức hợp này lắng đọng trong cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì lupus ban đỏ có thể gây tổn thương cho hầu hết cơ quan trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

Thế nhưng, việc chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng của bệnh khác nhau trong từng trường hợp, thay đổi theo thời gian và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh, người bệnh có thể được chỉ định các xét nghiệm bệnh lupus ban đỏ sau:

1.1. Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ đo lường số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu cũng như lượng hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện liệu một bệnh nhân có bị thiếu máu hoặc nhiễm trùng hay không, vì đây là tình trạng thường xảy ra ở những bệnh nhân lupus ban đỏ. Bên cạnh đó, số lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu thấp cũng là một dấu hiệu gợi ý đến lupus ban đỏ.

1.2. Tốc độ máu lắng

Đo tốc độ máu lắng là một xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống thường được sử dụng trên lâm sàng. Xét nghiệm này xác định tốc độ các tế bào hồng cầu lắng xuống đáy ống nghiệm trong một giờ. Máu lắng nhanh hơn bình thường có thể chỉ ra một bệnh hệ thống, ví dụ như lupus ban đỏ.

Xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ dựa trên công thức máu
Xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ dựa trên công thức máu

Tuy nhiên, tốc độ máu lắng không cụ thể cho bất kỳ bệnh nào. Nó có thể tăng cao nếu bạn bị lupus, nhiễm trùng hoặc ung thư.

1.3. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy mức độ protein hoặc hồng cầu trong nước tiểu tăng lên, điều này có thể xảy ra nếu bệnh lupus đã ảnh hưởng đến thận. Vì thế mà nó được xem là một xét nghiệm bệnh lupus ban đỏ.

1.4. Xét nghiệm đánh giá gan và thận

Đánh giá chức năng gan và thận bằng các xét nghiệm máu để xem gan và thận hoạt động như thế nào cũng được xem là những xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ vì lupus có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này.

1.5. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân 

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA) là một trong những xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ đầu tay được thực hiện với hầu hết bệnh nhân. ANA là những kháng thể có khả năng gắn kết với các cấu trúc bên trong nhân tế bào, chúng không có ở người bình thường. ANA được tìm thấy ở những bệnh nhân có bệnh tự miễn. Mục đích của xét nghiệm kháng thể kháng nhân là tìm thấy một loại ANA trong máu của bệnh nhân lupus ban đỏ, có khoảng 95% bệnh nhân dương tính với loại kháng thể này.

Tuy nhiên, kết quả dương tính giả cũng xảy ra với xét nghiệm này. Do đó, xét nghiệm lupus ban đỏ với ANA là một phương pháp giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân gây ra các triệu chứng của người bệnh.

1.6. Xét nghiệm kháng thể kháng DNA 

Một trong những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ đặc hiệu là kiểm tra kháng thể kháng DNA (có nghĩa là DNA trực tiếp chống lại các DNA sợi đôi). Có khoảng 70 – 95% bệnh nhân lupus có xét nghiệm kháng thể kháng DNA dương tính.

1.7. Xét nghiệm kháng thể kháng Ro (SSA) và kháng La (SSB)

Trong các xét nghiệm bệnh lupus ban đỏ thì test kháng Ro (SSA) và kháng La (SSB) có ý nghĩa chẩn đoán cao vì tính đặc hiệu cao kháng lại RNA. 2 loại kháng thể này đều liên quan đến lupus ban đỏ ở trẻ sơ sinh.

Do đó, bà mẹ mang thai nếu có xét nghiệm kháng Ro và La dương tính cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.9. Xét nghiệm bệnh lupus ban đỏ bằng hình ảnh

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng tim hoặc phổi của người bệnh, một số xét nghiệm hình ảnh sẽ được chỉ định như:

  • Chụp X quang: Giúp phát hiện tình trạng viêm hoặc có dịch ở phổi.
  • Siêu âm tim: Giúp đánh giá các vấn đề ở van tim và các phần khác.
Các xét nghiệm lupus ban đỏ là cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất
Các xét nghiệm lupus ban đỏ là cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất

1.10. Sinh thiết

Bệnh lupus ban đỏ có thể gây tổn hại cho thận và cũng ảnh hưởng đến phương pháp điều trị. Vì vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để xem xét phương án điều trị hiệu quả nhất.

Đôi khi, sinh thiết da cũng được thực hiện để xác nhận xem bệnh lupus ảnh hưởng đến da như thế nào.

2. Mục đích của xét nghiệm lupus ban đỏ?

Bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định mắc lupus ban cần được chỉ định các xét nghiệm lupus ban đỏ vì nhiều lý do, cụ thể:

  • Để chẩn đoán: Các triệu chứng của bệnh lupus thường dễ nhầm lẫn các bệnh khác và ngược lại. Các bác sĩ sử sẽ hỏi về tiền sử, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm bệnh lupus ban đỏ để xác định chẩn đoán.
  • Để tiên lượng: Các bác sĩ luôn muốn hiểu bệnh của bệnh nhân sẽ tiến triển như thế nào. Do đó, các xét nghiệm lupus ban đỏ được sử dụng để thiết lập đường cơ sở tại thời điểm chẩn đoán và để dự đoán liệu bệnh lupus có khả năng cải thiện hay xấu đi.
  • Để theo dõi: Các xét nghiệm bệnh lupus ban đỏ còn giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, hiệu quả điều trị và tác dụng phụ liên quan đến thuốc.
  • Để hướng dẫn điều trị: Các xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra các khuyến nghị điều trị và điều chỉnh theo sự thay đổi của triệu chứng.

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ rất khác nhau theo từng cá thể và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, do đó mà việc chẩn đoán căn bệnh này gặp nhiều khó khăn. Và không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán chính xác lupus ban đỏ. Để chẩn đoán, bác sĩ cần kết hợp giữa các xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh thiết, … và quan sát triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

Nguồn:

  • https://mayoclinic.org
  • https://cdc.gov
  • https://hss.edu
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm máu EOS là gì?

Xét nghiệm máu EOS là gì?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS thế nào là tốt?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS thế nào là tốt?

Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

751

Bài viết hữu ích?