Zalo

Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu CRP (protein phản ứng C) là xét nghiệm dùng để kiểm tra tình trạng viêm trong cơ thể do CRP được gan tạo ra và giải phóng vào máu khi bạn gặp phải bất kỳ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng nào. Do đó, xét nghiệm máu CRP có thể được sử dụng để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc liệu người bệnh có đáp ứng với điều trị hay không nhưng lại không có thấy tình trạng viêm ở đâu trong cơ thể. Vậy chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

1. Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm CRP huyết giúp đo mức protein phản ứng C trong mẫu máu. CRP là một loại protein do gan tạo ra và thường có nồng độ thấp trong máu. Tuy nhiên gan sẽ giải phóng nhiều CRP hơn vào máu khi cơ thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm gây hại cho sức khỏe. Nồng độ CRP cao tỷ lệ thuận với mức độ viêm nghiêm trọng mà cơ thể phải chịu đựng.

Quá trình viêm chính là cách cơ thể bảo vệ mô và giúp chúng lành lại sau chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác. Viêm có thể là cấp tính hoặc tạm thời và là phản ứng quan trọng của cơ thể. Nếu tình trạng viêm kéo dài quá lâu có thể làm hại tới các mô khoẻ mạnh (viêm mãn tính). Nhiễm trùng mãn tính, rối loạn tự miễn hoặc các kích thích liên tục như hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất có thể gây ra tình trạng này. Mặc dù xét nghiệm CRP có thể cho biết cơ thể bị viêm hay không, ở mức độ nào những chỉ số CRP trong máu cao cũng không cho biết nguyên nhân gây viêm hoặc bộ phận nào trên cơ thể bị viêm.

Ảnh 1: Chỉ số CRP thể hiện tình trạng viêm đang tiến triển trong cơ thể
Chỉ số CRP thể hiện tình trạng viêm đang tiến triển trong cơ thể

2. Vai trò của xét nghiệm máu CRP là gì?

Xét nghiệm máu CRP sẽ phát huy vai trò quan trọng nhất khi người bệnh có các triệu chứng nhiễm khuẩn như:

  • Sốt hoặc ớn lạnh;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Thở nhanh;
  • Buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cần xét nghiệm CRP nếu bác sĩ cho rằng bạn đang mắc bệnh mãn tính gây viêm để theo dõi tình trạng và cách điều trị. Mức CRP tăng và giảm tuỳ thuộc vào mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu mức CRP giảm đó là dấu hiệu của việc điều trị đang có hiệu quả hoặc cơ thể dần hồi phục.

3. Mục đích của xét nghiệm máu CRP

Xét nghiệm CRP được sử dụng để giúp phát hiện hoặc theo dõi tình trạng viêm trong cấp tính hoặc mãn tính gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
  • Bệnh viêm ruột, rối loạn đường ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm mạch ngoại biên.
  • Bệnh phổi như hen suyễn.

Các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm CRP để xem các phương pháp điều trị tình trạng viêm mãn tính có hiệu quả hay không hoặc đưa ra quyết định điều trị nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết là phản ứng nặng của tình trạng viêm khi vi khuẩn xâm nhập lây lan vào máu, cần được cấp cứu.

Ảnh 2: Xét nghiệm CRP có thể giúp phát hiện ra tình trạng nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng
Xét nghiệm CRP có thể giúp phát hiện ra tình trạng nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng

4. Ý nghĩa của xét nghiệm máu CRP

Mức CRP bình thường ở người khoẻ mạnh sẽ dưới 5 mg/dl. Nếu chỉ số CRP trong máu cao hơn 10 mg/dl cho thấy tình trạng viêm đang xảy ra ở đâu đó trong cơ thể, có thể là nhiễm trùng nghiêm trọng, chấn thương hoặc bệnh mãn tính. Nhìn chung, những người khoẻ mạnh có lượng CRP trong máu rất thấp. Bất kỳ mức tăng CRP nào trên giới hạn bình thường đều có ý nghĩa trong chẩn đoán tình trạng viêm.

Tóm lại, chỉ số CRP trong máu giúp đánh giá tình trạng viêm đang diễn tiến trong cơ thể, mức độ nghiêm trọng hoặc sàng lọc các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, chỉ số CRP máu không xác định được tiêu điểm nhiễm trùng hoặc cơ chế xảy ra viêm, bệnh tự miễn vì vậy các bác sĩ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm khác trong cơ thể để chẩn đoán bệnh lý đang tồn tại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Xét nghiệm máu EOS là gì?

Xét nghiệm máu EOS là gì?

Mức chỉ số CRP trong xét nghiệm máu thế nào là tốt?

Mức chỉ số CRP trong xét nghiệm máu thế nào là tốt?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS thế nào là tốt?

Chỉ số xét nghiệm máu EOS thế nào là tốt?

Chỉ định xét nghiệm lupus ban đỏ

Chỉ định xét nghiệm lupus ban đỏ

Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu thế nào là cao, thấp, bình thường?

Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu thế nào là cao, thấp, bình thường?

59

Bài viết hữu ích?