Zalo

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm máu CRP cho biết tình trạng viêm trong cơ thể, để bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị với từng người bệnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm CRP là gì?

Xét nghiệm CRP là một kiểm tra đánh giá những protein được sinh ra tại gan. Các protein này có thể tiết ra bất thường báo hiệu tình trạng viêm của cơ thể. Chỉ số xét nghiệm CRP giúp tăng cường miễn dịch cho một vài cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là bạch cầu giúp ngăn chặn các vi khuẩn và tế bào chết gây ảnh hưởng đến cơ thể.

2. Khi nào nên xét nghiệm CRP?

Xét nghiệm CRP giúp đánh giá nguyên nhân và tình trạng viêm của cơ thể. Theo đó có thể giúp phát hiện các bệnh lý do vi rút gây ra và theo dõi sức khoẻ hiệu quả hơn. Trong cơ thể chỉ số xét nghiệm CRP luôn thay đổi khi viêm nên cần đánh giá rõ đó là biểu hiện mãn tính hay cấp tính. Ngoại trừ biểu hiện của vi rút xâm nhập có thể làm xét nghiệm CRP để tầm soát các bệnh lý khác như:

  • Hen
  • VIêm phế quản
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Nổi mẩn đỏ dị ứng
  • Ung thư
  • Tắc nghẽn phổi mãn tính COPD
  • Tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Huyết áp cao
  • Viêm ruột
  • Chấn thương
  • Viêm tuỵ
  • Viêm phổi
  • Viêm toàn thân
  • Nhiễm nấm
  • Phình động mạch

Chỉ số xét nghiệm CRP khá phổ biến cho bệnh nhân mắc covid-19 ở giai đoạn phục hồi và kiểm tra âm tính. Khi kết quả thực sự thông báo cơ thể không còn viêm hay dấu hiệu vi rút mới đảm bảo hệ miễn dịch phục hồi. Do đó, xét nghiệm CRP thường thực hiện sau vài tuần từ khi test covid chuyển sang âm tính.

Xét nghiệm CRP giúp đánh giá nguyên nhân và tình trạng viêm của cơ thể
Xét nghiệm CRP giúp đánh giá nguyên nhân và tình trạng viêm của cơ thể

3. Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP là một kiểm tra để đánh giá viêm và nguyên nhân gây viêm. Ngoài ra chỉ số xét nghiệm CRP giúp người sau khi dương tính covid xác định cơ thể đã loại bỏ hết vi rút xâm nhập chưa. Không dừng lại ở đó, xét nghiệm CRP có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim ở nhiều người. 

Thông thường bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có xu hướng tăng chỉ số xét nghiệm CRP. Tuỳ theo mức độ bệnh chỉ số có thể tăng nhẹ hoặc tăng nhanh dần khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Do đó cần chú ý nếu bản thân đang gặp một trong những vấn đề được kể tên sau:

  • Di truyền bệnh tim từ gia đình
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân cao huyết áp
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao
  • Người có thói quen hút thuốc
  • Bệnh nhân thừa cân béo phì
  • Người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích gây nghiện
  • Đối tượng ít vận động hay chơi thể thao
  • Đối tượng có chế độ ăn chủ yếu là carb tinh chế và chất béo bão hoà.

Các bước thực hiện xét nghiệm máu CRP là gì?

Bước 1: Đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát để đánh giá tình trạng cơ thể

Bước 2: Trao đổi và đưa ra quyết định xét nghiệm CRP với  bác sĩ. Có thể thực hiện kiểm tra lấy mẫu tại nhà hoặc lấy tại bệnh viện

Bước 3: Thực hiện lấy mẫu máu bằng xi lanh nhỏ 

Bước 4: Đưa mẫu máu vào ống nghiệm mang đi xét nghiệm

Bước 5: Dùng miếng bông hay băng gạt cầm máu ở vị trí đâm kim

Các bước thực hiện xét nghiệm máu CRP
Các bước thực hiện xét nghiệm máu CRP

4. Một số lưu ý khi làm CRP trong xét nghiệm máu

Xét nghiệm CRP lấy mẫu máu để đánh giá nên cần chuẩn bị tâm lý với đối tượng sợ tiêm và sợ lấy máu. Ngoài ra, nếu cơ thể không khỏe hay mắc bệnh thành mạch sẽ có nguy cơ cao bị bầm tím tại vết tiêm. Một số đối tượng sẽ choáng hoặc ngất khi lấy máu, vì cơ thể yếu và dễ nhiễm trùng khi dùng kim lấy máu.

Thông thường các xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn để tăng độ chính xác. Tuy nhiên xét nghiệm CRP không ảnh hưởng khi đói hay khi no. Do đó, bạn không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm để tránh cơ thể mệt mỏi dẫn đến choáng váng.

Một số trường hợp có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm CRP nhiều lần để đánh giá chính xác và khách quan hơn. Do đó bạn cần chăm sóc sức khỏe tốt, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng và thói quen luyện tập thể dục để đảm bảo có thể theo dõi và lấy mẫu cách nhau 2 tuần mà không gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Đôi khi một số loại thuốc gây ra tương tác làm sai lệch kết quả xét nghiệm CRP cần lưu ý. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về thuốc đang uống, đặc biệt là thuốc có chức năng hạ huyết áp hay cholesterol để tránh làm tăng chỉ số xét nghiệm CRP gây phán đoán sai trong điều trị.

Xét nghiệm máu CRP là phương pháp đánh giá tình trạng viêm nhiễm của cơ thể thông qua công thức máu. Phương pháp này phân tích thông qua protein giúp phát hiện tình trạng viêm và nguyên nhân chính xác hơn. Các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, viêm tuyến tụy, ung thư hay rối loạn hệ miễn dịch đều có thể xét nghiệm CRP. Hơn thế nữa vì độ nhạy của chỉ số CRP với bệnh tim mạch cao nên có thể phòng ngừa chẩn đoán sớm nguy cơ đau tim đột quỵ. 

Nguồn: verywellhealth.com, urmc.rochester.edu.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm AFP là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm AFP là gì và ai cần thực hiện?

Các chỉ số xét nghiệm giun lươn

Các chỉ số xét nghiệm giun lươn

Các xét nghiệm ung thư vòm họng

Các xét nghiệm ung thư vòm họng

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

338

Bài viết hữu ích?