Trước khi tìm hiểu AFP là xét nghiệm gì, chúng ta hãy cùng xem AFP (Alpha-fetoprotein) là chất gì và có ý nghĩa như thế nào. AFP là một loại protein được tạo ra chủ yếu bởi gan của thai nhi. Nồng độ AFP thường tăng cao khi em bé chào đời và sau đó giảm nhanh chóng. Ngoài thời kỳ mang thai và sinh nở, một số tổn thương gan và ung thư có thể làm tăng nồng độ AFP một cách đáng kể.
Vậy xét nghiệm máu AFP là gì? Xét nghiệm AFP là xét nghiệm được sử dụng để đo mức độ AFP trong máu. Trong một số bệnh gan mãn tính như viêm gan, xơ gan, AFP có thể tăng cao mãn tính. Nồng độ AFP rất cao có thể được tạo ra bởi khối u. Vì đặc điểm này mà xét nghiệm AFP được xem là chất đánh dấu khối u.
Mức AFP tăng cao được tìm thấy ở nhiều người mắc ung thư biểu mô tế bào gan và một loại ung thư hiếm gặp hơn ở trẻ sơ sinh là u nguyên bào gan. Ngoài ra, ung thư tinh hoàn hoặc hoặc buồng trứng cũng làm tăng AFP.
Mục đích của xét nghiệm AFP là gì là điều mà nhiều người thắc mắc. Dưới đây là các chỉ định của xét nghiệm này:
Ngoài ra, xét nghiệm máu AFP còn được sử dụng trong thời kỳ mang thai để kiểm tra nguy cơ dị tật bẩm sinh và rối loạn di truyền của thai nhi, chẳng hạn như dị tật ống thần kinh hoặc hội chứng Down.
Trước khi tiến hành xét nghiệm AFP, người bệnh sẽ được giải thích xét nghiệm AFP là gì và mục đích của nó. Nếu có bất kỳ điều gì chưa rõ, hãy trao đổi với bác sĩ để có đầy đủ thông tin.
Xét nghiệm AFP là xét nghiệm máu và sử dụng máu tĩnh mạch cánh tay. Người bệnh có thể có chút bầm tím nhỏ sau khi lấy máu và sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Người bệnh có thể làm việc và sinh hoạt bình thường sau khi làm xét nghiệm mà không cần phải đặc biệt chú ý điều gì.
Ý nghĩa của chỉ số AFP trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc của nhiều phụ nữ mang thai. Nếu giá trị AFP là dưới 30,25 ng/ml có nghĩa là xét nghiệm âm tính hoặc bình thường, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi khỏe mạnh.
Nếu xét nghiệm AFP có giá trị cao trên 2,5 lần giá trị bình thường có nghĩa là thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, ví dụ như tật nứt đốt sống. Ngược lại, AFP giảm có thể là dấu hiệu nghi ngờ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc hội chứng Edwards.
Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu kết quả AFP bất thường, vì AFP có thể tăng trong suốt thai kỳ do thai nhi tạo ra nhiều AFP hơn hoặc đa thai. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe của người mẹ như cân nặng, mắc đái tháo đường cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Các giá trị AFP bình thường ở nam giới hoặc nữ giới không mang thai thường dưới 40 microgam/lít.
AFP tăng có thể chỉ ra dấu hiệu của ung thư, phổ biến nhất là ung thư gan, buồng trứng, ... Mức độ tăng cao đôi khi có thể được phát hiện trong các bệnh ung thư khác như dạ dày, ruột kết, phổi, vú và ung thư hạch, … Các bệnh gan khác như xơ gan, viêm gan cũng có thể làm tăng AFP.
Khi AFP được sử dụng như một công cụ giám sát, mức độ giảm dần cho thấy đáp ứng với điều trị. Nếu nồng độ AFP sau khi điều trị ung thư không giảm đáng kể, thì một số mô khối u có thể vẫn còn. Ngược lại, mức AFP bắt đầu tăng lên thì có khả năng ung thư đang tái phát. Tuy nhiên, do AFP có thể tăng trong bệnh viêm gan hoặc xơ gan nên nồng độ AFP đôi khi có thể bị sai lệch. Nếu mức AFP không tăng trước khi điều trị, thì xét nghiệm sẽ không hữu ích để theo dõi hiệu quả điều trị hoặc theo dõi tái phát.
Xét nghiệm AFP có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán ung thư gan cũng như phát hiện dị tật thai nhi. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoang mang, lo lắng khi nhận kết quả xét nghiệm AFP bất thường. Hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm của mình.
Nguồn: medlineplus.gov, mountsinai.org.
3905
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
3905
Bài viết hữu ích?