Zalo

Các xét nghiệm ung thư vòm họng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính có thể nhanh chóng gây ra diễn biến xấu. Ngày nay xét nghiệm ung thư vòm họng được khuyến khích thực hiện sớm khi có biểu hiện bất thường tại vòm họng.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Ai cần làm xét nghiệm ung thư vòm họng?

Xét nghiệm ung thư vòm họng có thể được thực hiện tự nguyện hoặc theo yêu cầu từ bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh xét nghiệm ung thư vòm họng thường nằm trong các trường hợp sau:

  • Đối tượng nhiễm vi rút Epstein - Bar
  • Bệnh nhân điều trị tai mũi họng giai đoạn mãn tính
  • Đối tượng làm việc trong môi trường tiếp xúc với: cao su, khói, bụi, khí cacbonic, chất xong xạ, hóa chất gây hại…
  • Người hay dùng thực phẩm lên men quá hạn
  • Đối tượng nghiện chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc hay hút thuốc lá
  • Di truyền từ người thân trong gia đình.

Bên cạnh những nhóm cần sàng lọc nguy cơ cao thì một số biểu hiện về sức khỏe cũng cần lưu ý để tiến hành xét nghiệm ung thư vòm họng sớm.

  • Đau đầu kéo dài và âm ỉ
  • Nổi hạch ở cổ
  • Ngạt mũi
  • Ù tai

2. Các chỉ số xét nghiệm ung thư vòm họng

Xét nghiệm ung thư vòm họng được thực hiện thông qua một số các xét nghiệm máu. Mỗi chỉ số trong máu có thể giúp phát hiện bất thường sức khỏe và nguy cơ mắc hội chứng ung thư vòm họng sớm. Các xét nghiệm máu có phát hiện ung thư vòm họng thường được thực hiện là: tổng phân tích công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm EBV lgA, xét nghiệm EBV DNA…

Xét nghiệm ung thư vòm họng được thực hiện thông qua một số các xét nghiệm máu
Xét nghiệm ung thư vòm họng được thực hiện thông qua một số các xét nghiệm máu 

Sau khi xét nghiệm chỉ số ung thư vòm họng có thể đánh giá tình trạng ung thư thông qua một số thủ thuật y tế chuyên khoa tai mũi họng. Phương pháp thủ thuật cùng kết quả xét nghiệm ung thư vòm họng giúp cho bác sĩ đánh giá khách quan và xác định phương án điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân:

  • Nội soi họng

Nội soi là cách để quan sát hình thái một cách rõ ràng. Phương pháp sẽ dùng ống nội soi gắn camera quay lại hình ảnh vị trí ống đi tới. Thông qua phương pháp nội soi những tổn thương và hình ảnh bất thường có thể được phóng đại nhìn thấy trên màn hình để đánh giá sự tổn thương của vòm họng bệnh nhân.

Tuy nhiên nội soi vòm họng chỉ phóng lớn ở kích thước nhất định hình ảnh vòm họng. Phương pháp này khá hạn chế với tác nhân có kích thước siêu nhỏ. Do đó, chỉ đánh giá tổn thương ở bên ngoài chứ không nhìn rõ được tổn thương dưới niêm mạc như các phương pháp khác.

  • Sinh thiết

Sinh thiết sử dụng mô niêm mạc để phân tích trong phòng thí nghiệm nên có thể phát hiện khối u trong vòm họng. Từ mẫu bệnh phẩm lấy ra sẽ được phân tích kỹ lưỡng để đánh giá tổn thương và nguy cơ ung thư vòm họng của người bệnh.

  • Hút dịch hạch

Chọc hút dịch hạch là phương pháp xâm lấn có thể gây đau đớn khó chịu. Tuy nhiên phương pháp này thường sử dụng khi đánh giá nguy cơ di căn và kiểm soát tình trạng di căn hạch cổ cho bệnh nhân.

  • Chụp phim

Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp giúp nhìn ra những bất thường. Tuy nhiên cần chụp kỹ lưỡng để không bỏ qua những tổn thương ẩn dưới lớp niêm mạc. Thông thường có 4 cách chụp hình ảnh để kiểm xét nghiệm ung thư vòm họng có chính xác không:

  • Chụp CT: chụp cắt lớp có thể đánh giá kích thước khối u, vị trí xuất hiện, hạch di căn, tổn thương mô.
  • Chụp cộng hưởng từ: chụp cộng hưởng từ cho thấy rõ vị trí, kích thước và tình trạng khối u tồn tại trong vòm họng. Hơn thế những nguy cơ xâm lấn có thể được phát hiện trên hình ảnh sớm hơn so với chụp cắt lớp
  • Chụp xương: đánh giá những ảnh hưởng của ung thư với xương
  • PET/CT: sử dụng để kiểm tra nguy cơ di căn và kết hợp cùng sinh thiết để có kết quả.
  • Xét nghiệm sinh hóa: thử nghiệm phản ứng huyết thanh để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.

3. Cách xét nghiệm ung thư vòm họng 

Xét nghiệm ung thư vòm họng thông qua 4 bước chính có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh nhân. Sau đây là 4 bước thường thực hiện để  đánh giá chỉ số xét nghiệm ung thư vòm họng:

  • Bước 1: Khám lâm sàng chẩn đoán bệnh và sàng lọc nguy cơ thông qua những biểu hiện nhìn và sờ được
  • Bước 2: Nội soi tai mũi họng quan sát hình ảnh niêm mạc vòm họng, tiến hành sinh thiết để đánh giá sâu dưới niêm mạc vòm họng
  • Bước 3: Chụp hình ảnh vòm họng để phân tích nếu có nghi ngờ về khối u hay ung thư vòm họng sau khi khám lâm sàng, nội soi và sinh thiết.
  • Bước 4: Trả kết quả và đưa ra phương án điều trị ung thư vòm họng cho bệnh nhân
Xét nghiệm ung thư vòm họng thông qua 4 bước chính có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh nhân
Xét nghiệm ung thư vòm họng thông qua 4 bước chính có thể thay đổi tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh nhân

Nếu khám bước 1 không có nghi ngờ sẽ có thể thực hiện bước 2 để chắc chắn. Ở bước 2 khi bệnh nhân không phát hiện dấu hiệu bệnh thường sẽ không thực hiện tiếp bước 3.

Xét nghiệm ung thư vòm họng sớm thể thể kiểm soát và tránh nhiều di chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh để tránh tổn thương vòm họng gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe.

Nguồn: mayoclinic.org, nhs.uk.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi Xem thêm bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm AFP là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm AFP là gì và ai cần thực hiện?

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Mục đích và chỉ định của siêu âm ổ bụng tổng quát

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Siêu âm khớp vai có cho thấy viêm ở khớp vai không?

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

5124

Bài viết hữu ích?