Zalo

Xét nghiệm máu TSH là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đối với nhiều người, tuyến giáp có thể là nguyên nhân thường bị bỏ qua dẫn đến nhiều thách thức về sức khỏe. Tin tốt là xét nghiệm máu TSH có thể cung cấp thông tin để đánh giá sức khỏe tuyến giáp.

1. Tuyến giáp có chức năng gì

Tuyến giáp là một phần của hệ thống phức tạp điều chỉnh các hormone trong cơ thể. Tuyến giáp sản xuất các hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhịp tim, cơ bắp, hoạt động tiêu hóa, phát triển trí não và sức khỏe của xương. Mục tiêu của tuyến giáp là giữ cho cơ thể bạn ở trạng thái cân bằng. 

2. Biểu hiện rối loạn tuyến giáp

Dấu hiệu rối loạn tuyến giáp:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài
  • Hay quên
  • Da và tóc khô
  • Giọng khàn 
  • Sợ lạnh

3. Xét nghiệm máu TSH

Cách tốt nhất để kiểm tra chức năng tuyến giáp là kiểm tra xem nồng độ TSH có bình thường trong mẫu máu hay không. Điều này có thể đóng vai trò như một thước đo xem hormone tuyến giáp trong cơ thể bạn có quá cao hay quá thấp hay không. 

Xét nghiệm máu TSH
Xét nghiệm máu TSH là thước đo xem hormone tuyến giáp trong cơ thể bạn có quá cao hay quá thấp hay không 

Nồng độ TSH cao cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp và khi nồng độ TSH thấp, điều đó cho thấy tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều.

Nếu TSH bình thường cơ thể đang ở trạng thái cân bằng và tuyến giáp hoạt động ổn định.

4. Nguyên nhân khiến tuyến giáp hoạt động không bình thường

Chỉ số cao hoặc thấp từ xét nghiệm TSH trong phòng thí nghiệm có thể chỉ ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh Grave hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto. Nếu kết quả kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn bao gồm mức độ sắt thấp, có thể có một giải pháp để đưa mọi thứ trở lại trạng thái cân bằng. Tuyến giáp rối loạn đôi khi chỉ là mất cân bằng dinh dưỡng nên có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để bổ sung lại dưỡng chất giúp cân bằng cơ thể.

5. Bổ sung đường uống

Uống bổ sung sắt là một cách phổ biến để tăng lượng sắt trong cơ thể. Tuy nhiên sắt có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa dẫn tới nóng trong làm táo bón nên cần hết sức lưu ý. Thêm vào đó bổ sung đường uống nên có chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể.

6. Bổ sung qua thức ăn

Tiêu thụ thực phẩm như thịt đỏ và hải sản có nồng độ sắt cao là một cách phổ biến để tăng mức độ sắt. Tuy nhiên, người ăn chay rất kho bổ sung sắt theo cách này nên cần có phương pháp phù hợp để cải thiện nhu cầu sắt cho cơ thể

7. Liệu pháp bổ sung  sắt IV

Nhiều người bị thiếu sắt đã chuyển sang điều trị bằng liệu pháp sắt IV để cải thiện nhanh chóng. Truyền tĩnh mạch là cách hiệu quả và nhanh nhất để đảm bảo nhu cầu vi chất của cơ thể.

Nguồn: Driphydration.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

54

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Vì sao cần xét nghiệm Cholesterol toàn phần trước khi thực hiện giảm béo?

Xét nghiệm máu Estradiol là gì?

Xét nghiệm máu Estradiol là gì?

Xét nghiệm máu toàn diện

Xét nghiệm máu toàn diện

Xét nghiệm máu CMP là gì

Xét nghiệm máu CMP là gì

Xét nghiệm máu thành phần lipid

Xét nghiệm máu thành phần lipid

54

Bài viết hữu ích?