Zalo

Xét nghiệm TSH là gì và giá trị của nó

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể, nó sản xuất ra hormon T3, T4 tham gia vào các quá trình chuyển hóa. Điều hòa hoạt động của của tuyến giáp là hormon TSH, một loại nội tiết do tuyến yên tiết ra. Khi cơ thể có các bất thường nghi do tuyến giáp, xét nghiệm TSH được chỉ định để hỗ trợ các bác sĩ đưa ra chẩn đoán cũng như khảo sát nguyên nhân gây ra các bệnh lý này.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. TSH là gì ?

TSH là một hormone do thùy trước tuyến yên sản xuất ở có chức năng kích thích tuyến giáp tiết hormon. Đây là một loại glycoprotein có trọng lượng phân tử là 28.000 dalton. Việc sản xuất hormon TSH bởi tuyến yên được thực hiện dưới sự kiểm soát vùng dưới đồi thông qua hormon TRH.

Các quá trình kích thích lẫn nhau trong cơ thể luôn có sự phản hồi ngược, điều này giúp duy trì nồng độ ổn định các hormon trong máu. Cụ thể, nếu cơ thể đang gặp phải tình trạng stress, vùng dưới đồi bị kích thích sẽ giải phóng hormon hướng tuyến giáp hay TRH hoặc nồng độ hormone tuyến giáp là T3, T4 trong máu giảm xuống đều sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tăng sản xuất hormon TSH, kết quả là làm kích thích tuyến giáp giải phóng T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine). Đây là quá trình chặt chẽ để cơ thể vận hành bình thường cũng như là cơ sở để biết được liệu tình trạng của tuyến giáp có đang bình thường hay không. 

2. Xét nghiệm TSH là gì ?

TSH là hormon kích thích tuyến giáp, vì vậy xét nghiệm TSH là xét nghiệm định lượng nồng độ TSH trong máu, từ đó đánh giá xem tuyến giáp hoạt động có bình thường hay không. Đồng thời, kết quả của xét nghiệm này cũng giúp chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp. Hơn hết, xét nghiệm TSH giúp xác định được nguồn gốc và nguyên nhân gây nên các bất thường chức năng tuyến giáp là từ trung ương hay tại chỗ, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý. 

Cùng với đó, xét nghiệm TSH còn dùng để theo dõi quá trình đáp ứng điều trị các bệnh lý tuyến giáp cũng như dự đoán nguy cơ tái phát của bệnh sau quá trình điều trị. Chẳng hạn như trong bệnh lý Basedow hay bướu giáp nhiễm độc, nồng độ TSH thấp trong một thời gian điều trị là dấu hiệu cho thấy thuốc không đáp ứng được bệnh và nguy cơ tái phát là rất cao.

Chỉ định xét nghiệm TSH:

Xét nghiệm TSH được thực hiện để chẩn đoán các tình trạng rối loạn về chức năng tuyến giáp như: suy chức năng tuyến giáp, cường giáp. Ngoài ra, kết quả này cũng sẽ giúp chẩn đoán phân biệt nguồn gốc các rối loạn này là do tại tuyến giáp hay do nơi khác cũng như để theo dõi tình trạng đáp ứng với điều trị ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp.

Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp sẽ được tiến hành xét nghiệm TSH để kiểm tra mức đáp ứng với thuốc. Tần suất kiểm tra là 1 tháng/1 lần trong 6 tháng đầu và 3 tháng/1 lần ở những tháng về sau.

xét nghiệm tsh
Xét nghiệm TSH giúp đánh giá chức năng tuyến giáp

Các dấu hiệu bất thường cần đi xét nghiệm kiểm tra là: Căng thẳng, hồi hộp không lý do, run tay chân, đổ mồ hôi không liên quan đến vận động, kém tập trung, sưng vùng cổ, khả năng chịu nóng hoặc chịu lạnh kém, tăng nhịp tim, đau nhức cơ khớp, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân bất thường.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, đặc biệt là xét nghiệm TSH huyết thanh được khuyến cáo với mục đích sàng lọc cho tất cả nam giới từ 65 tuổi trở lên và phụ nữ từ 35 tuổi trở lên mỗi 5 năm một lần. Những đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn là:

  • Người già từ 70 tuổi trở lên.
  • Người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh tự miễn.
  • Người có tiền sử mắc bệnh lý tại tuyến giáp.
  • Gia đình có người thân đã hoặc đang mắc các bệnh lý tuyến giáp.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh.

Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển mô não và mô sinh trưởng ở bào thai và trẻ sơ sinh. Vì vậy, xét nghiệm TSH và FT4 thường được chỉ định ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Mẹ bầu hoặc mẹ mới sinh xong nếu có tình trạng suy giáp hoặc cường giáp sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho cả mẹ và thai nhi. Suy giáp bẩm sinh ở trẻ là một vấn đề nặng nề cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời vì có thể gây ra khuyết tật phát triển trí tuệ và thể chất.

3. Giá trị của xét nghiệm TSH

Giá trị xét nghiệm TSH bình thường khoảng từ 0,27 – 4,31 μUI/mL. 

Nồng độ TSH máu cao là gợi ý đang có tình trạng suy giáp diễn ra. Cụ thể, tuyến giáp bị suy giảm chức năng nên không sản xuất đủ hormone T3,T4, điều này làm kích thích tuyến yên tăng tiết nhiều TSH hơn để kích thích tuyến giáp sản xuất và giải phóng hormone. Ngược lại, chỉ số TSH thấp lại là dấu hiệu của cường giáp. Điều này là do hormone T3,T4 được tuyến giáp sản xuất quá nhiều vào máu sẽ gửi một tín hiệu thông qua cơ chế điều hòa ngược đến vùng dưới đồi và tuyến yên để hạn chế sản xuất TSH hơn.

Nồng độ TSH tăng có thể gặp trong các trường hợp:

  • Cường giáp nguồn gốc xuất phát từ tuyến yên
  • Suy giáp nguồn gốc xuất phát từ tuyến giáp.
  • Cơ thể có kháng thể đề kháng TSH.
  • Sử dụng các thuốc gây suy giáp như Amiodaron, thuốc kháng giáp trạng, lithium.
  • Sản xuất TSH lạc chỗ, gặp trong ung thư phổi, ung thư vú
  • Tình trạng kháng hormon giáp.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Suy giáp do phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Người trên 60 tuổi bị TSH tăng tự nhiên, chiếm khoảng 10%.
  • Trẻ mới sinh có TSH cao và sẽ giảm về mức bình thường sau 5 ngày.

Nồng độ TSH giảm có thể gặp trong các trường hợp:

  • Cường giáp nguồn gốc xuất phát tại tuyến giáp.
  • Suy giáp nguồn gốc xuất phát tại tuyến yên hoặc dưới đồi.
  • Đa nhân tuyến giáp
  • Thuốc điều trị tuyến giáp: các chế phẩm chứa iod, tinh chất giáp, Propranolol.
  • Bệnh nhân bình giáp có nồng độ TSH thấp, chiếm khoảng 1%.
  • Hội chứng não thực thể.

4. Quy trình thực hiện xét nghiệm TSH

Để tiến hành làm xét nghiệm TSH, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và không nhất thiết phải nhịn ăn như một số xét nghiệm máu khác. Quy trình cụ thể sẽ là: Cán bộ phòng xét nghiệm sẽ tiến hành rút khoảng 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông bằng EDTA, Lithiheparin. Máu sẽ được lấy vào buổi sáng.

Thời gian làm xét nghiệm TSH sẽ mất khoảng 1 giờ và trước khi làm bệnh nhân cũng không cần phải chuẩn bị gì trước đó. Xét nghiệm TSH là một xét nghiệm đơn giản nên người bệnh có thể ra về sau khi làm. 

xét nghiệm tsh
Thời gian xét nghiệm TSH mất khoảng 1 giờ

Tuy nhiên, trước khi làm xét nghiệm TSH máu hay bất kỳ xét nghiệm nào khác, bạn cũng cần bày trình bày với bác sĩ các loại thuốc mà mình đang sử dụng để kiểm tra xem liệu chúng có làm thay đổi kết quả xét nghiệm hay không và bạn có cần phải tạm ngừng thuốc để làm xét nghiệm được chính xác nhất không. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả nồng độ TSH và người bệnh cần ngưng trước khi thực hiện xét nghiệm này là Amiodaron, Lithium, Biotin, các chế phẩm chứa iod,....

Các bệnh lý tuyến giáp nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ có khả năng lành bệnh cao và giúp hạn chế được những biến chứng do bệnh gây ra. Xét nghiệm TSH không chỉ giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và còn giúp chẩn đoán nguồn gốc gây ra các rối loạn này. Chính vì vậy, thường xuyên thực hiện xét nghiệm máu trong các cuộc kiểm tra sức khỏe bản thân là điều cần thiết. Kết quả xét nghiệm máu không chỉ giúp bác sĩ đánh giá về bệnh lý tuyến giáp mà còn giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng của nhiều loại bệnh lý khác trong cơ thể, giúp khách hàng chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với các khách hàng có vấn đề về cân nặng/ chuyển hóa,...

Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Mục đích của xét nghiệm Anti TPO là gì?

Mục đích của xét nghiệm Anti TPO là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

41

Bài viết hữu ích?