Zalo

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hormon đóng vai trò rất quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể và tuyến giáp là một trong những cơ quan sản xuất hormon như thế. Vì vậy, chức năng tuyến giáp cần được đảm bảo để cơ thể vận động bình thường. Xét nghiệm T4, xét nghiệm free T4 là những công cụ cơ bản để theo dõi và phát hiện các bệnh lý của tuyến giáp.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Free T4 là gì ?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở sau khí quản có hình bướm với chức năng chính sản xuất hormone để điều hòa các hoạt động của tế bào và mô cơ quan trong cơ thể. Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormone là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) và phóng thích vào máu hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể.

T4 chỉ được sản xuất duy nhất ở tuyến giáp và T4 chiếm đến 80% các hormon giáp, quá trình sản xuất hormon tuyến giáp được điều chỉnh bằng hormon TSH của tuyến yên.

Khi nồng độ T3, T4 trong máu thấp sẽ tạo ra một phản ứng về vùng dưới đồi kích thích tuyến yên sản xuất ra TSH. TSH được sản xuất ra là hormon kích thích tuyến giáp sản xuất T3, T4 cần thiết cho cơ thể. Khi hàm lượng T3, T4 trong máu cao lên cũng sẽ kích thích lại tuyến yên để giảm sản xuất TSH, quá trình này gọi là cơ chế điều hòa âm tính ngược.

Hormon T4 được lưu hành trong máu dưới hai thể: thể liên kết với protein chiếm đến 99,98% T4 toàn phần và thể tự do hay free T4 (FT4). Dạng T4 liên kết là dạng không có hoạt tính sinh học trong khi đó free T4 dù chỉ chiếm chiếm 0,02% T4 toàn phần nhưng lại đóng vai trò hoạt tính sinh học cho cơ thể. Để di chuyển đến các tế bào và mô cơ quan, các hormon tuyến giáp cần các protein vận chuyển trong máu bao gồm TBG, albumin, TBPA, trong đó TBG là protein vận chuyển chính.

Hormon T4 trong tuyến giáp được xem như là một dạng hormon dự trữ. Mặc dù lượng T4 được sản xuất bởi tuyến giáp gấp nhiều lần T3 nhưng lại có hoạt tính sinh học yếu hơn T3 nên nhiều mô và cơ quan đóng vai trò biến đổi T4 thành T3 như như gan, thận, tuyến yên và những dạng biến đổi này có hoạt tính sinh học cao hơn gấp 4 lần.

T4 khi lưu hành trong máu cần gắn với protein vận chuyển nên sự thay đổi protein trong lâm sàng sẽ ảnh hưởng đến lượng T4 như khi có thai hoặc bệnh gan,... Tuy nhiên FT4 hay T4 tự do thì không bị phụ thuộc vào sự thay đổi này nên nồng độ FT4 đóng vai trò quan trọng hơn trong chẩn đoán lâm sàng thường quy.

xét nghiệm free t4
Xét nghiệm free t4 đóng vai trò quan trọng hơn trong chẩn đoán lâm sàng thường quy

2. Xét nghiệm free T4 là gì ?

Xét nghiệm free T4 là việc định lượng nồng độ FT4 trong máu, đây là một trong những thông số quan trọng phải làm để chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Thông thường, việc xét nghiệm FT4 sẽ được tiến hành cùng xét nghiệm đo TSH khi bệnh nhân có các rối loạn nghi ngờ do rối loạn chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, xét nghiệm FT4 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá chức năng tuyến giáp.

Trong khi đó, T4 đóng vai trò như một loại hormone dự trữ trong cơ thể và bản thân hormone này cũng không có khả năng sinh năng lượng hoặc vận chuyển oxy. Nó chỉ có hoạt tính sau khi trải qua quá trình khử iod để trở thành T3.

Xét nghiệm T4 toàn phần cho biết hàm lượng của toàn bộ T4 đang lưu hành trong máu. Trước đây, xét nghiệm này đã được áp dụng để đánh giá chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, hiện nay xét nghiệm này không còn được áp dụng với mục đích kiểm tra tuyến giáp nữa vì chúng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi protein trong máu. Trong khi đó, free T4 không bị ảnh hưởng bởi các protein có trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyronine.

Xét nghiệm máu free T4 thường được thực hiện cùng xét nghiệm định lượng nồng độ TSH khi có nghi ngờ về tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm free T4 máu là cơ sở để các nhà nội tiết học chẩn đoán và điều trị chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ về bệnh lý tuyến giáp mới xuất hiện thì xét nghiệm này sẽ được làm cùng việc định lượng TSH.

3. Những ai cần thực hiện xét nghiệm free T4 trong máu

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ có tình trạng bất thường về chức năng tuyến giáp thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm máu free T4. Những dấu hiệu bao gồm:

  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, buồn chán.
  • Mắt lồi.
  • Cơ thể ra mồ hôi nhiều hoặc liên tục mà không liên quan đến vận động.
  • Dễ bị kích thích, run tay chân
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột.
  • Chịu nóng hoặc lạnh kém.
  • Đau khớp hoặc đau cơ
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh
  • Vùng cổ sưng to.
  • Khàn giọng không rõ nguyên nhân.
  • Giảm sự tập trung, rối loạn tri giác.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Cơ thể phù hoặc tăng giữ nước
  • Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao.
xét nghiệm free t4
Xét nghiệm free T4 giúp chẩn đoán bệnh bướu

Bên cạnh chẩn đoán, xét nghiệm FT4 máu còn được thực hiện ở bệnh nhân rối loạn tuyến giáp để theo dõi sự đáp ứng điều trị. Ngoài ra, FT4 còn được sử dụng để đánh giá tình trạng sản xuất TSH ở tuyến yên.

Khi người bệnh mắc suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả thì nồng độ hormon TSH sẽ tăng cao dù xét nghiệm T4, FT4 hoặc T3 vẫn ở mức bình thường. TSH tăng trong khi lượng hormone tuyến giáp lưu hành trong máu thấp là một dấu hiệu của tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp.

4. Mục đích của xét nghiệm free T4

Xét nghiệm FT4 trong máu thường được tiến hành cùng với xét nghiệm TSH hoặc với xét nghiệm T3, FT3 để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp.

Giá trị bình thường của các hormon này là:

  • TSH là khoảng 0,4 - 5 mlU/L.
  • T3: 1,3 - 3,1 nmol/l hay 0,8 - 2,0 ng/ml
  • FT4: 12 - 22 pmol/l hay 0,93 - 1,7 ng/dL.

Rối loạn nồng độ FT4 là dấu hiệu cho các bệnh lý tuyến giáp. Xét nghiệm FT4 tăng thường gặp trong các trường hợp:

  • Cường giáp hay Basedow hay nhiễm độc giáp.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Giai đoạn sớm bệnh Hashimoto.
  • Sản xuất T4 lạc chỗ.
  • Bướu giáp độc đa nhân.

Xét nghiệm FT4 giảm thường gặp trong trong các trường hợp:

  • Suy chức năng tuyến giáp.
  • Viêm tuyến giáp Hashimoto.
  • Bệnh nhiễm amyloid.
  • Xơ cứng bì.

Lưu ý là xét nghiệm free T4 máu có thể bị ảnh hưởng khi người bệnh sử dụng một số thuốc như thuốc tim mạch, aspirin, thuốc động kinh,… Bên cạnh đó, các bệnh lý tại gan, thận,... cũng có thể làm thay đổi kết quả định lượng FT4.

5. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp

Rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra do bệnh lý sẽ làm thay đổi việc sản xuất các hormon tuyến giáp và chính sự tăng hay giảm nồng độ các hormon này gây ra sự mất cân bằng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Ngày nay, các bệnh tuyến giáp trở nên phổ biến hơn ở tất cả mọi đối tượng, tuy nhiên chúng gặp ở nữ nhiều hơn ở nam giới và nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.

Những đối tượng có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp:

  • Người già hoặc lớn tuổi từ 60 tuổi trở.
  • Người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh tự miễn.
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh lý tuyến giáp.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc người sau sinh con 6 tháng đầu.
  • Người từng xạ trị ở vùng cổ hoặc ngực.
  • Người đã từng mắc bệnh tuyến giáp và đã điều trị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp vẫn có nguy cơ tái phát hoặc gây suy giáp.

Những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh lý tuyến giáp hay rối loạn chức năng giáp như trên cần được theo dõi sức khỏe kỹ càng cũng như sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường để được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.

Tóm lại, tuyến giáp là một trong những cơ quan nội tiết rất quan trọng đối với cơ thể vì vai trò sản xuất và giải phóng các hormone xúc tác cho các hoạt động chuyển hóa của cơ thể hoạt động trơn tru. Trong khi đó, tuyến giáp lại rất dễ bị nhiễm khuẩn, virus khiến cho tuyến giáp bị viêm nhiễm hay giảm chức năng và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Các bệnh lý tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được những biến chứng do bệnh gây ra. Chính vì thế, mọi người cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe bản thân cũng như khi thấy có các dấu hiệu bất thường thì cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm thăm dò chức năng.

Xét nghiệm máu là 1 phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, Từ đó đưa ra phương án điều trị và tư vấn về chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe. Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và xử trí sớm, tránh để các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

116

Bài viết hữu ích?