Zalo

Xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tuyến giáp có vai trò rất quan trọng với các chức năng không thể nào loại bỏ nên chúng ta cần có biện pháp theo dõi và bảo vệ đặc biệt. Một trong những cách theo dõi phổ biến là xét nghiệm chức năng tuyến giáp, đặc biệt là xét nghiệm TSH. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa rõ cách xét nghiệm TSH, đặc biệt là câu hỏi xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm TSH là gì?

Trước khi đi tìm giải đáp cho thắc mắc xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không, chúng ta cần biết xét nghiệm này là gì. TSH là một hormon kích thích tuyến giáp, bản chất là một glycoprotein do thùy trước tuyến yên bài tiết dưới sự kiểm soát của một hormon khác là TRH (do vùng hạ đồi tiết ra). Trục nội tiết này hoạt động hài hòa, khi vùng hạ đồi bài tiết TRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản sinh TSH, và TSH lại kích thích tuyến giáp sản xuất và giải phóng ra hormon giáp T3, T4. Do đó, xét nghiệm định lượng TSH được sử dụng nhằm phát hiện các rối loạn chức năng tuyến giáp, đặc biệt là cường chức năng tuyến giáp và suy tuyến giáp. Ngoài ra, xét nghiệm TSH còn giúp chẩn đoán phân biệt suy giáp do nguyên nhân tại chỗ hay các nguyên nhân thứ phát bên ngoài tuyến giáp, qua đó có biện pháp điều trị và theo dõi phù hợp. Theo bác sĩ, xét nghiệm TSH nên thực hiện ở những người có những dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Thường xuyên căng thẳng;
  • Run tay chân;
  • Khả năng tập trung kém;
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm không rõ nguyên nhân;
  • Cơ khớp đau nhức thường xuyên;
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường;
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
  • Cảm thấy trong người nóng hoặc lạnh bất thường kéo dài.
Các xét nghiệm TSH được sử dụng nhằm phát hiện các rối loạn chức năng tuyến giáp
Các xét nghiệm TSH được sử dụng nhằm phát hiện các rối loạn chức năng tuyến giáp

2. Xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?

TSH là hormon kích thích tuyến giáp sản xuất và bài tiết hormon giáp T3 và T4. Sự bài tiết của TSH tuân theo quy tắc điều hòa ngược (hay còn gọi là Feedback), nghĩa là khi lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể giảm dưới ngưỡng bình thường thì tuyến yên sẽ tăng tiết TSH, ngược lại sẽ ức chế tiết TSH. Theo các chuyên gia, khả năng bài tiết TSH không phụ thuộc vào bữa ăn, do đó người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Để đảm bảo tính chính xác, thay vì nhịn ăn bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngừng sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

3. Cách xét nghiệm TSH

Như đã đề cập ở trên, xét nghiệm TSH được sử dụng để tầm soát và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, bên cạnh 2 xét nghiệm khác là xét nghiệm FT3 và FT4. Theo bác sĩ, định lượng TSH máu được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp, bao gồm cường giáp và suy giáp;
  • Chẩn đoán nguyên nhân suy giáp là nguyên phát (tại tuyến giáp) hay thứ phát (ngoài tuyến giáp): Cần thực hiện đồng thời với xét nghiệm định lượng nồng độ T4 tự do (FT4);
  • Theo dõi đáp ứng điều trị.

Vậy xét nghiệm TSH được thực hiện như thế nào? Theo các chuyên gia, cách xét nghiệm TSH thực hiện cụ thể như sau:

  • Mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm TSH là máu tĩnh mạch. Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn nhưng tốt nhất là trao đổi với bác sĩ các thuốc đang sử dụng, qua đó sẽ được yêu cầu nhưng dùng những loại có nguy cơ ảnh hưởng đến nồng độ TSH trong máu;
  • Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm TSH vào buổi sáng vì hormon này thay đổi theo nhịp ngày đêm;
  • Mẫu máu tĩnh mạch sau khi lấy từ bệnh nhân sẽ tiến hành ly tâm để tách huyết thanh/huyết tương, sau đó được phân tích trong phòng xét nghiệm;
  • Xét nghiệm TSH cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất kể từ thời điểm lấy máu để kết quả thu được chính xác nhất. Nếu không thể thực hiện được sớm, mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản trong điều kiện lạnh (nhiệt độ 2-8 độ C) để tránh gây sai số.
Xét nghiệm TSH cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất kể từ thời điểm lấy máu
Xét nghiệm TSH cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất kể từ thời điểm lấy máu

4. Cách đọc kết quả xét nghiệm TSH

Giá trị bình thường của xét nghiệm TSH là 0.5-5µIU/ml. Mặc dù có tính chất thay đổi theo nhịp ngày đêm với đỉnh bài tiết xảy ra ngay trước khi ngủ nhưng nhìn chung giá trị TSH thu được vẫn trong giới hạn bình thường. Đặc biệt, nồng độ TSH trong máu không thay đổi khi bệnh nhân có tình trạng stress, gắng sức hay liên quan đến glucose.

4.1. Các nguyên nhân gây tăng nồng độ TSH máu

  • Suy giáp nguyên phát (tại tuyến giáp):
    • Nếu xét nghiệm FT3 và FT4 bình thường: Suy giáp tiềm tàng;
    • Nếu nồng độ FT3 và/hoặc FT4 giảm: Suy giáp rõ rệt;
  • Sử dụng các thuốc gây suy giáp:
    • Thuốc kháng giáp như Iod 131, Propylthiouracil, Strumazol;
    • Amiodarone;
    • Lithium;
  • Tồn tại kháng thể kháng TSH hoặc có tình trạng kháng hormon giáp;
  • Cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp;
  • Cường giáp nguồn gốc từ tuyến yên (tuy nhiên rất hiếm gặp), có thể kể đến các nguyên nhân như cường tuyến yên hay u tế bào biểu mô tuyến yên;
  • Sản xuất hormon TSH lạc chỗ, gặp trong ung thư phổi hay ung thư vú;
  • Viêm giáp Hashimoto và một số bệnh viêm tuyến giáp khác;
  • Tuổi tác, có đến 10% bệnh nhân trên 60 tuổi có nồng độ TSH trong máu tăng cao, trong đó có ¼ bị giảm nồng độ T3 hoặc T4;
  • Suy thượng thận nguyên phát;
  • Trẻ sơ sinh: Xét nghiệm nồng độ TSH tăng cao trong những giờ đầu sau sinh và nhanh chóng trở lại bình thường sau 5 ngày;
  • Tăng nồng độ TSH do thân nhiệt giảm.

4.2. Các nguyên nhân gây giảm nồng độ TSH máu

  • Cường giáp nguyên phát tại tuyến giáp (do FT3 hoặc FT4 tăng cao feedback ngược lên tuyến yên giảm tiết TSH);
  • Suy giáp thứ phát do suy tuyến yên hay vùng dưới đồi;
  • Tuyến giáp đa nhân;
  • Sử dụng thuốc như tinh chất giáp, Amiodarone, chế phẩm chứa iod hay Propranolol;
  • Một số bệnh nhân bình giáp nhưng có nồng độ TSH thấp (khoảng 1% dân số);
  • Suy giảm chức năng tuyến yên;
  • Hội chứng não thực thể (Organic brain syndrome).

Lưu ý: Xét nghiệm TSH cho kết quả ở mức giới hạn bình thường cao thì khả năng cao gợi ý bệnh nhân bị suy giáp, ngược lại nồng độ TSH trong máu thấp hoặc thậm chí không phát hiện được chưa đủ để chẩn đoán chắc chắn người đó là bình thường hay bị cường giáp. Trong những trường hợp nghi ngờ cường giáp hay suy giáp, bên cạnh xét nghiệm TSH thì bệnh nhân cần thực hiện thêm test TRM ở thời điểm 0, 20 và 60 phút để chẩn đoán chính xác hơn. Có thể thấy, xét nghiệm TSH đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến giáp và hỗ trợ xác định cả nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân khi có những dấu hiệu nghi ngờ cần thực hiện xét nghiệm TSH đầu tiên, bên cạnh định lượng FT3 và FT4 máu. Xét nghiệm máu là xét nghiệm thường quy không chỉ giúp chẩn đoán các bệnh lý về tuyến giáp mà còn là cơ sở đánh giá nhiều các bệnh lý khác. Với xét nghiệm này, người bệnh có thể thực hiện tại các cơ sở y tế. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ thực hiện tư vấn và đưa ra những lời khuyên phù hợp, lập kế hoạch điều trị (nếu cần) để giúp bạn nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm TSH là gì và giá trị của nó

Xét nghiệm TSH là gì và giá trị của nó

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Mục đích của xét nghiệm Anti TPO là gì?

Mục đích của xét nghiệm Anti TPO là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

2411

Bài viết hữu ích?