Zalo

Mục đích của xét nghiệm Anti TPO là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm Anti TPO là xét nghiệm khá phổ biến trong các bệnh lý tuyến giáp. Vậy mục đích của xét nghiệm Anti TPO là gì xét nghiệm định lượng Anti TPO như thế nào là bất thường?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm Anti TPO là gì?

Xét nghiệm Anti TPO còn có thể được gọi bằng nhiều cái tên như xét nghiệm Thyroid Antibodies (Anti - TPO), xét nghiệm Antithyroid Antibodies, xét nghiệm Thyroid Peroxidase Antibodies (TPOab), xét nghiệm Thyroid Stimulating Immunoglobulin (TSI)… Xét nghiệm Anti - TPO là xét nghiệm chỉ số kháng thể Thyroid trong cơ thể, đây là tự kháng thể của tuyến giáp, sản sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần của tuyến giáp (các tế bào tuyến, protein tuyến giáp) là các protein lạ, từ đó dẫn đến việc xảy ra hiện tượng “tự chiến đấu” giữa kháng thể tuyến giáp với các thành phần của tuyến giáp. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng “tự miễn tuyến giáp” gây hậu quả là tuyến giáp bị viêm mãn tính, tổn thương, rối loạn cơ năng, nếu nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy giáp, ung thư giáp. Anti TPO là kháng thể kháng TPO thường thấy trong viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp thường, Basedow. Trong xét nghiệm định lượng Anti TPO, các Anti-TPO sẽ được định lượng theo nguyên lý miễn dịch cạnh tranh, sử dụng công nghệ hóa phát quang hay điện hóa phát quang.

Xét nghiệm Anti - TPO là xét nghiệm chỉ số tự kháng thể của tuyến giáp
Xét nghiệm Anti - TPO là xét nghiệm chỉ số tự kháng thể của tuyến giáp

Nguyên lý thực hiện xét nghiệm định lượng Anti TPO:

  • Đầu tiên bệnh phẩm lấy được từ bệnh nhân sẽ được ủ với kháng thể kháng TPO đánh dấu phức hợp ruthenium. Sau khi thêm TPO đánh dấu biotin và các vi hạt phủ streptavidin, kháng thể kháng TPO trong mẫu bệnh phẩm sẽ cạnh tranh với kháng thể kháng TPO đánh dấu phức hợp ruthenium vào vị trí gắn kết trên kháng nguyên TPO đánh dấu biotin. Lúc này toàn bộ phức hợp sẽ trở nên gắn kết với pha rắn thông qua tương tác giữa biotin và streptavidin.
  • Sau đó hỗn hợp phản ứng sẽ được chuyển đến buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ sẽ được bắt giữ lên bề mặt của điện cực, trong khi những thành phần không gắn kết sẽ bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dịch ProCell. Cho điện áp vào điện cực để tạo nên sự phát quang hóa học và có thể đo được bằng bộ khuếch đại quang tử.

2. Chỉ định định lượng kháng thể tự miễn Anti TPO xét nghiệm với mục đích gì?

Kỹ thuật định lượng Anti TPO xét nghiệm kháng thể tự miễn tuyến giáp được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Khi cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường và nghi ngờ về sự gia tăng hoặc giảm hormon tuyến giáp, lúc này bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thực hiện xét nghiệm Anti TPO. Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng bất thường khi giảm hormone tuyến giáp qua các biểu hiện như: mệt mỏi, bướu cổ, tăng cân, da khô, rụng tóc… Với triệu chứng khi tăng hormone tuyến giáp, người bệnh sẽ có biểu hiện như mắt lồi, giảm cân đột ngột, tim đập nhanh, lo lắng, hồi hộp, khó ngủ, mệt mỏi…
  • Bệnh nhân gặp khó khăn về khả năng sinh sản và nghi ngờ việc này có liên quan đến hiện tượng tự miễn tuyến giáp nên tiến hành xét nghiệm Anti TPO.
  • Phụ nữ mang thai đã biết rõ bản thân mắc các bệnh liên quan đến tự miễn tuyến giáp nên tiến hành xét nghiệm Anti TPO để biết được khả năng có di truyền cho con cái hay không.
Mẫu bệnh phẩm sử dụng để thực hiện xét nghiệm định lượng anti TPO là mẫu máu tĩnh mạch
Mẫu bệnh phẩm sử dụng để thực hiện xét nghiệm định lượng anti TPO là mẫu máu tĩnh mạch

3. Các bước tiến hành xét nghiệm Anti TPO

  • Lấy bệnh phẩm: bệnh nhân sẽ được lấy 3ml máu tĩnh mạch vào ống không chứa chất chống đông hay có chất chống đông là NH4,Li, Na-Heparin và K3-EDTA, Natri Citrat, Na fluoride, K Oxalate… để máu không vỡ hồng cầu.
  • Sau khi lấy máu, đem mẫu bệnh phẩm đi ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương;
  • Mẫu bệnh phẩm có thể ổn định 3 ngày ở nhiệt độ 2–8°C, 1 tháng ở -20°C.

Lưu ý: Bệnh phẩm chỉ thực hiện rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi tiến hành phân tích, để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra đạt chất lượng cao nên khẩn trương phân tích trong vòng 2 giờ.

4. Kết quả xét nghiệm Anti TPO

Chỉ số xét nghiệm bình thường:

  • TPO Ab: < 34 U/ml;
  • TG Ab : < 34 U/ml;
  • TR Ab: ≤ 1,0 U/l.

Trường hợp kết quả xét nghiệm Anti TPO âm tính tức là ở thời điểm hiện tại không hiện diện kháng thể Thyroperoxidase trong máu. Tuy nhiên vẫn có 1 tỷ lệ phần trăm nhất định các bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp tự miễn không thể sản sinh ra tự kháng thể nêu trên. Qua đó có thể chỉ ra rằng nếu kết quả âm tính thì các triệu chứng bất thường gặp phải sẽ đến từ một nguyên nhân khác chứ không phải là do nguyên nhân tự miễn dịch. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng các rối loạn tự miễn dịch, các tự kháng thể có thể dần dần phát triển theo thời gian, sau đó bác sĩ có thể yêu cầu làm lại xét nghiệm vào một ngày nào đó. Trong một loạt rối loạn tuyến giáp và tự miễn dịch như: viêm khớp dạng thấp, tiểu đường type 1, ung thư tuyến giáp… người bệnh sẽ có mức độ các kháng thể tuyến giáp tăng từ mức nhẹ cho tới trung bình. Trong đó Anti Tpo sẽ tăng cao đáng kể, đặc biệt là ở bệnh lý tuyến giáp tự miễn như bệnh Graves, viêm tuyến giáp Hashimoto.

5. Kết quả xét nghiệm Anti TPO chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

  • Hồng cầu bị vỡ (Hemoglobin > 1,5 g/dL) do dung huyết ở bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng máu hoặc do kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm;
  • Mức độ Bilirubin huyết thanh quá mức cho phép (> 66 mg/dl);
  • RF > 1500 IU/ml;
  • Huyết thanh nhiễm mỡ (triglyceride > 2100 mg/dL): giá trị của xét nghiệm Anti TPO với người có bệnh lý béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa có rối loạn mỡ máu…  có thể bị ảnh hưởng dẫn đến nhiễu kết quả.

Để theo dõi và quản lý các bệnh lý tuyến giáp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm Anti TPO. Đây là xét nghiệm máu thông thường và cũng thường được thực hiện trong các buổi thăm khám sức khỏe định kỳ. Người bệnh có thể thực hiện tại các cơ sở y tế  hoặc đến tại các cơ sở y tế uy tín, sau khi có kết quả bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá và đưa ra những lời tư vấn cụ thể để quản lý bệnh tuyến goáp cũng như nhiều bệnh lý khác.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Xét nghiệm TSH là gì và giá trị của nó

Xét nghiệm TSH là gì và giá trị của nó

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Xét nghiệm free T4 là gì và ai cần thực hiện ?

Xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm TSH có cần nhịn ăn không?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

1328

Bài viết hữu ích?