Zalo

Các chỉ số xét nghiệm giun lươn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Giun lươn là 1 loài ký sinh trùng gây bệnh ở người với các triệu chứng khác nhau. Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, người bệnh cần được làm các xét nghiệm để phát hiện giun lươn trong máu. Vậy xét nghiệm chẩn đoán giun lươn là gì? Các chỉ số xét nghiệm giun lươn ra sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Tổng quan về bệnh nhiễm giun lươn

Trước khi tìm hiểu về các xét nghiệm tìm giun lươn trong máu, chúng ta cần có những khái niệm cơ bản về loài ký sinh trùng này. Giun lươn, tên khoa học là Strongyloides stercoralis, là 1 loại giun tròn ký sinh tại đường ruột và có thể gây bệnh. Giun lươn là loài duy nhất trong số các loại giun đường ruột có thể hoàn thành toàn bộ vòng đời trong cơ thể vật chủ thông qua chu kỳ tự động vô tính, và chính điều này cho phép chúng tồn tại vô thời hạn trong cơ thể người.

Vòng đời của giun lươn Strongyloides stercoralis được tính cả giai đoạn sống tự do bên ngoài và thời gian ký sinh trong vật chủ. Giun lươn cái trưởng thành sẽ ký sinh trong ruột non của con người, sau đó đẻ trứng trong niêm mạc ruột để phát triển thành ấu trùng Rhabditiform và được thải ra qua phân. Trong môi trường ẩm ướt, ấu trùng giun lươn dạng Rhabditiform có thể lột xác thành ấu trùng Filariform và có khả năng gây bệnh.

Bệnh nhiễm giun lươn có thể diễn biến cấp tính, mãn tính hoặc lan tỏa.

Theo các nhà khoa học, nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis chủ yếu theo đường lây qua da, một số ít liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm nhiễm ấu trùng.

Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng giun lươn sẽ di chuyển qua hệ tuần hoàn đến phổi, sau đó thông qua phản xạ ho và nuốt của vật chủ để bắt đầu ký sinh trùng tại đường ruột. Tại đây, ấu trùng giun lươn trải qua 2 chu kỳ lột xác để phát triển thành con cái ký sinh, xâm lấn vào các tế bào của niêm mạc ruột. Ấu trùng giun lươn gây bệnh cho người thông qua 1 trong 3 cơ chế sau:

  • Xâm nhập vào niêm mạc đại tràng và gây nhiễm trùng;
  • Xâm nhập vào niêm mạc ruột non trên và gây nhiễm trùng;
  • Xâm nhập và gây nhiễm trùng da quanh hậu môn.

Sau đó chúng theo hệ bạch huyết và đi khắp cơ thể để ký sinh và gây bệnh, điển hình là tại hệ thống thần kinh trung ương, gan và phổi.

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm giun lươn thường không có. Nếu có sẽ bao gồm triệu chứng thường gặp sau:

  • Các triệu chứng dạ dày ruột, bao gồm đau bụng vùng trên rốn và tiêu chảy;
  • Các triệu chứng hô hấp, bao gồm hội chứng Loeffler, có thể xuất hiện khi ấu trùng dạng filariform di chuyển tại phổi;
  • Một số biểu hiện ngoài da, bao gồm nổi mề đay ở vùng mông và thắt lưng;
  • Nhiễm giun lươn lan tỏa xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng suy giảm miễn dịch, biểu hiện bằng đau chướng bụng, sốc, biến chứng phổi và thần kinh, nhiễm trùng huyết, và đặc biệt có thể dẫn đến tử vong;
  • Tăng số lượng bạch cầu ái toan (eosinophils) trong giai đoạn cấp và mạn tính, nhưng có thể không xảy ra ở thể lan tỏa.

Theo bác sĩ, tam chứng điển hình của nhiễm giun lươn là tiêu chảy, đau bụng và nổi mề đay.

chỉ số xét nghiệm giun lươn
Xét nghiệm chẩn đoán giun lươn đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh là soi phân tìm ấu trùng

2. Các xét nghiệm chẩn đoán giun lươn

2.1. Soi phân trực tiếp tìm ấu trùng

Một trong những xét nghiệm chẩn đoán giun lươn đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh là soi phân tìm ấu trùng.

Cách thực hiện như sau: 

  • Tiến hành đánh dấu lam kính, sau đó nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý bên trái và 1 giọt lugol bên phải;
  • Tiếp theo lấy 1 lượng phân vừa đủ của bệnh nhân hòa tan vào giọt nước muối sinh lý rồi hòa đến giọt lugol;
  • Tiến hành soi trực tiếp trên kính hiển vi để tìm ấu trùng giun lươn trong phân.

Độ nhạy của xét nghiệm chẩn đoán giun lươn này là khoảng 30-50% và cần thực hiện trên nhiều mẫu phân khác nhau để tăng khả năng chẩn đoán chính xác.

2.2. Kỹ thuật tập trung ký sinh trùng trong phân

Mẫu bệnh phẩm (phân) của bệnh nhân được xử lý bằng nhiều cách để có thể tập trung trứng giun lươn ở mức độ tối đa, sau đó đưa vào quan sát dưới kính hiển vi để xác định hình thể cũng như phát hiện một số loại ký sinh trùng khác có mặt trong mẫu phân.

Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể phát hiện nhiều loại ký sinh trùng bên cạnh giun lươn, kể cả các loại đơn bào. Tuy nhiên, nhược điểm lại là bệnh phẩm soi dưới kính hiển vi sẽ chứa nhiều cặn và sử dụng hóa chất xử lý phân có khả năng gây độc.

Tam chứng điển hình của nhiễm giun lươn trong máu là tiêu chảy, đau bụng và nổi mề đay

2.3. Xét nghiệm Strongyloides igg bằng kỹ thuật PCR

Xét nghiệm phân tử trên mẫu phân bằng kỹ thuật Real-time PCR giúp phát hiện chuỗi gen (DNA) của giun lươn. Ưu điểm của kỹ thuật này là có độ nhạy cao nên giúp chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh.

Tuy nhiên, kỹ thuật PCR lại rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu nên khó áp dụng rộng rãi trong thực tế.

2.4. Xét nghiệm tìm kháng thể

Xét nghiệm ELISA: Phương pháp nay phát hiện các kháng thể chống giun lươn Strongyloides trong huyết thanh/huyết tương, qua đó giúp đánh giá tình trạng của bệnh nhân là đang nhiễm hoặc tái nhiễm. Cách đọc kết quả xét nghiệm giun lươn này cũng đơn giản. 

Hiện nay, loại xét nghiệm chẩn đoán giun lươn được áp dụng rộng rãi và hiệu quả nhất là soi phân tìm ký sinh trùng và phương pháp huyết thanh học (ELISA). Ngoài ra để hỗ trợ cho chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm máu như sau:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Chỉ số xét nghiệm giun lươn gợi ý khi số lượng bạch cầu ái toan tăng cao từ 10-40% và thường gặp trong giai đoạn nhiễm cấp;
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Chỉ số xét nghiệm giun lươn Immunoglobulin E (IgE) toàn phần trong huyết thanh có thể tăng cao.

Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm giun lươn và chỉ số xét nghiệm giun lươn. Đây là xét nghiệm được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám lớn, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh 1 cách hiệu quả. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

Xét nghiệm CRP là gì và ý nghĩa của nó

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

463

Bài viết hữu ích?