Zalo

Mức chỉ số CRP trong xét nghiệm máu thế nào là tốt?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm protein phản ứng C hay CRP giúp đo mức protein phản ứng C trong máu. Gan sẽ giải phóng CRP vào máu để phản ứng lại các tình trạng viêm, vì vậy mức CRP trong xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi một số nguyên nhân gây viêm khác như như nhiễm trùng hoặc các tình trạng tự miễn dịch. Vậy chỉ số CRP trong xét nghiệm máu như thế nào là tốt?

1. Chỉ số CRP trong máu là gì?

Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) giúp đo mức protein phản ứng C trong máu, loại protein được gan tạo ra để phản ứng với tình trạng viêm trong cơ thể. Khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn hoặc hoá chất độc hại sẽ khiến cơ thể bị thương tổn và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Lúc này hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại bằng cách kích thích tế bào viêm và cytokine. Những tế bào này bắt đầu phản ứng viêm để bẫy vi khuẩn và các tác nhân có hại khác, bắt đầu chữa lành các mô bị tổn thương có thể gây đau, sưng, bầm tím hoặc đỏ. Người bình thường sẽ có lượng CRP trong máu thấp và mức độ tăng vừa phải hoặc tăng cao CRP có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.

Xét nghiệm CRP máu sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Kiểm tra các vấn đề nhiễm trùng
  • Bệnh nhân có triệu chứng viêm như sốt, ớn lạnh, mẩn đỏ, buồn nôn, thở nhanh, nhịp tim nhanh
  • Hướng dẫn điều trị nhiễm trùng huyết, biến chứng đe dọa đến tính mạng khi phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể
  • Theo dõi các đợt bùng phát của một bệnh tự miễn dịch như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Đánh giá điều trị viêm mãn tính

Tuy nhiên, chỉ riêng xét nghiệm CRP không thể chẩn đoán tình trạng hoặc vị trí viêm trong cơ thể, vì vậy cần xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của bác sĩ để xác định nguyên nhân gây viêm khi chỉ số CRP tăng cao.

Ảnh 1: Chỉ số CRP giúp phát hiện các bất thường liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể
Ảnh 1: Chỉ số CRP giúp phát hiện các bất thường liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể

2. Mức CRP trong xét nghiệm máu thế nào là tốt?

Hiện tại không có tiêu chuẩn nào được đặt ra cho nồng độ CRP trong máu và các phòng thí nghiệm khác nhau có thể có những hướng dẫn hơi khác nhau. Từ đó khiến việc CRP tăng nhẹ có thể không có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Mặc dù tuỳ thuộc vào phòng thí nghiệm mà phạm vi tham chiếu của xét nghiệm CRP sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung mức CRP bình thường sẽ dưới 0,9 mg/dl. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức CRP trong máu. Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu tăng nhẹ có thể do một số vấn đề như:

  • Hút thuốc lá
  • Cảm lạnh thông thường
  • Trầm cảm
  • Đái tháo đường
  • Mất ngủ
  • Béo phì
  • Viêm nha chu
  • Thai kỳ
  • Chấn thương gần đây
Ảnh 2: Mức CRP thấp dưới 0,9 mg/dl được cho là bình thường
Ảnh 2: Mức CRP thấp dưới 0,9 mg/dl được cho là bình thường

3. Mức CRP trong xét nghiệm máu như thế nào là bất thường?

Nếu kết quả xét nghiệm mức CRP trong máu từ 1-10 mg/dl được coi là mức tăng vừa phải có thể biểu hiện cho tình trạng viêm hệ thống như khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ hoặc các tình trạng tự miễn khác. Ngoài ra một số nguyên nhân khiến mức CRP tăng trung bình gồm:

  • Đau tim (nhồi máu cơ tim)
  • Viêm tuỵ
  • Viêm phế quản

Nếu kết quả xét nghiệm mức CRP tăng cao trên 10 mg/dl thường do các nguyên nhân như:

  • Nhiễm virus
  • Viêm mạch hệ thống
  • Chấn thương nặng

Nếu kết quả xét nghiệm mức CRP tăng rất cao trên 50 mg/dl thường được coi là tình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng và CRP trên 50 mg/dl có thể liên quan đến nhiễm khuẩn huyết, cấp tính.

Vì mức CRP của người bình thường khoẻ mạnh sẽ thấp hơn 0,9 mg/dL nên không có gì bất thường khi chỉ số CRP xuống thấp. Nếu kết quả xét nghiệm trước cho chỉ số CRP của bạn cao và hiện có kết quả thấp hơn thì có nghĩa là tình trạng viêm đã được cải thiện và việc điều trị có hiệu quả.

 Tóm lại, mức CRP trong xét nghiệm máu được coi là tốt khi nhỏ hơn 0,9 mg/dl, mặc dù một số trường hợp CRP tăng nhẹ có thể không ảnh hưởng tới sức khoẻ và không cần điều trị. Tuy nhiên khi chỉ số CRP trong xét nghiệm máu tăng từ trung bình đến cao có thể biểu hiện một tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý tự miễn cần có sự can thiệp của chuyên gia y tế.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số CRP trong xét nghiệm máu là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

Kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng có nghĩa là gì?

36

Bài viết hữu ích?