Zalo

Điều chỉnh lối sống để kiểm soát bệnh thận mạn

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, bệnh thận mạn đang ngày càng phổ biến trên thế giới với nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc bệnh thận mạn cần có chế độ sinh hoạt phù hợp để kiểm soát sự tiến triển của bệnh.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Bệnh thận mạn là gì?

Bệnh thận mạn là bệnh lý tổn thương về cấu trúc hoặc chức năng tồn tại kéo dài ít nhất 3 tháng.

Bệnh thận mạn hầu như phát triển rất âm thầm, khó nhận biết với các biểu hiện toàn thân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sút cân, tiểu đêm, đau bụng… Vì vậy đa số các trường hợp bệnh được phát hiện ở những giai đoạn muộn, chức năng thận suy giảm đến không hồi phục được và có thể phải ghép thận.

2. Biến chứng bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng sau:

  • Tăng huyết áp và bệnh tim mạch: Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là biến chứng của bệnh thận mạn, đồng thời cũng góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch khác: Suy tim, bệnh mạch vành và viêm màng ngoài tim…
  • Thiếu máu: Thiếu máu thường xuất hiện sớm và tiến triển tăng dần theo giai đoạn bệnh.
  • Rối loạn chuyển hoá muối nước: Là biến chứng thường gặp, đặc biệt là tăng Kali máu, có thể dẫn đến tử vong.
  • Rối loạn chuyển hóa Calci, Phospho: Gây cường tuyến cận giáp, giảm vitamin D, loãng xương
  • Các biến chứng khác: Suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá, rối loạn đông máu, toan chuyển hoá, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết và tăng sắc tố da…
Bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn có thể gây tăng huyết áp 

3. Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thận mạn

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, lọc máu hay ngay cả khi đã ghép thận, sự thay đổi lối sống phù hợp là rất cần thiết để kiểm soát sự tiến triển của bệnh thận mạn và các biến chứng của nó.

Chế độ ăn: 

Ở người bệnh thận mạn, ăn đúng cách là rất quan trọng để kiểm soát được tiến triển bệnh, giảm gánh nặng cho thận và phòng ngừa biến chứng. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn dựa trên các lưu ý sau:

  • Nhu cầu năng lượng mỗi ngày cần đạt 35 Kcal/kg cân nặng, ít hơn đối với người thừa cân, béo phì hoặc dưới 60 tuổi.
  • Lượng protein được giảm tùy theo giai đoạn bệnh, mỗi ngày thường cần 0,8-1 g/kg, nếu bệnh ở giai đoạn 4,5 cần giảm < 0,8 g/kg. Nên chọn những thực phẩm có protein giá trị sinh học cao, giàu acid amin như: thịt gà, các loại cá, trứng và sữa…
  • Lượng muối ăn cần giảm < 5g/ngày bằng cách: Tự nấu ăn để kiểm soát lượng muối nêm, hạn chế ăn các thức ăn chế biến sẵn và pha loãng nước chấm…
  • Lựa chọn những thực phẩm ít Kali như: Táo, dâu tây, việt quất, bắp cải, dưa leo…, tránh các loại giàu Kali: chuối, cam, cà rốt, cà chua và dưa gang…
  • Bổ sung đầy đủ sắt, acid folic, các loại vitamin và khoáng chất và uống đủ nước.
Bệnh thận mạn
Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát bệnh thận mạn 

Ngoài ra, người bệnh cần:

  • Tập thể dục: Người bệnh cần tập thể dục tùy theo tình trạng sức khoẻ của mình, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần để nâng cao thể trạng.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố đường huyết, huyết áp, lipid máu.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích 
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài và ngủ đủ giấc.

Bài viết đã chia sẻ cách phát hiện và phòng ngừa bệnh thận mạn tính. Hy vọng thông qua đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh thận mạn

Biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh thận mạn

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Muốn sống khỏe: Cần biết tác hại của việc ăn quá mặn

Nhận biết và phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Nhận biết và phòng ngừa viêm cầu thận cấp

Nên uống bổ sung vitamin C trong bao lâu để tránh nguy cơ sỏi thận?

Nên uống bổ sung vitamin C trong bao lâu để tránh nguy cơ sỏi thận?

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

7

Bài viết hữu ích?