Zalo

Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xuất phát từ lo lắng ăn khoai lang có thể làm ảnh hưởng đến đường huyết do chứa nhiều tinh bột. Vậy chỉ số GI của khoai lang là bao nhiêu, bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai lang và tác động của nó đối với cơ thể

Khoai lang được xem là một siêu thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày bởi nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Khoai lang có chứa tinh bột nhưng lượng calo và hàm lượng đường đều thấp, đồng thời khoai lang cung cấp nhiều chất xơ sẽ giúp người ăn no lâu hơn, làm giảm thiểu lượng thức ăn ăn vào và duy trì đường huyết ổn định.  Ngoài ra, khoai lang còn rất tốt cho sức khỏe bởi trong loại củ này có chứa:

  • Carotenoids: Đây là một chất có khả năng làm điều hòa đường huyết, làm giảm sự đề kháng insulin trong cơ thể.
  • Vitamin C và beta-carotene: Nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe mắt. Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
  • Chất sắt: Giúp tế bào hồng cầu tạo oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng khắp cơ thể.
  • Protein thực vật: Giúp no lâu, thúc đẩy giảm cân và tăng độ nhạy insulin.

Dù khoai lang có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nhìn chúng chúng ta chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải vì đây là thực phẩm chứa nhiều carbs (trong 100g khoai lang có 28,5g carbs). Nếu ăn quá nhiều carbs có thể khiến tích tụ đường trong máu, làm đường huyết tăng đột ngột sau ăn. Ngoài ra, người có nhu cầu giảm cân nên ăn khoai lang luộc, khoai lang hấp (GI 44) thay cho khoai lang chiên (GI 75), nướng (GI 82). Thậm chí kỹ thuật luộc khoai lang cũng ảnh hưởng đến  chỉ số GI của khoai lang: Luộc khoai càng lâu càng tốt, vì nếu luộc trong 30 phút, khoai lang sẽ có giá trị GI 46 nhưng nếu chỉ luộc khoai trong 8 phút thì GI lại lên đến 61. Trong đó, GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm giúp xác định xem chúng có an toàn cho người bệnh tiểu đường không. 

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang ở dạng luộc hoặc hấp cả vỏ
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang ở dạng luộc hoặc hấp cả vỏ

2. Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều cần thiết là phải tập trung vào chỉ số đường huyết của thực phẩm trước khi quyết định thêm chúng vào chế độ ăn của người bệnh. Nhìn chung, khoai tây và khoai lang là những thực phẩm có chỉ số GI cao tuy nhiên không cần thiết phải tránh hoàn toàn chúng trong chế độ ăn của bệnh nhân. Đặc biệt, khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và sở hữu đặc tính chống viêm, vì vậy bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang ở dạng luộc hoặc hấp cả vỏ, tuyệt đối không bao giờ nên ăn khoai lang chiên.  Trong một số bữa ăn có thể ăn khoai lang thay cơm trắng với liều lượng cho phép. Nếu bệnh nhân tiểu đường đang ăn khoai lang như 1 bữa ăn nhẹ giữa bữa hoặc bữa tối, hãy kết hợp khoai lang với món salad giàu chất xơ và tập thể dục để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến. Việt Nam hiện nay có nhiều loại khoai lang mà người bệnh tiểu đường có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Khoai lang tím: Vỏ và ruột đều có màu màu tím, đây là món ăn được nhiều người ưa thích bởi ngoài các chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin rất tốt trong việc điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình trạng đề kháng insulin, ngăn béo phì và hỗ trợ giảm cân tốt. Do đó người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang tím với liều lượng thích hợp giúp giảm cân hiệu quả.
  • Khoai lang cam: Vỏ màu nâu đỏ và có màu cam ở bên trong, loại khoai này có hàm lượng chất xơ cao hơn khoai tây và có chỉ số GI thấp nên nhiều người bệnh tiểu đường ở Âu – Mỹ lựa chọn. 
  • Khoai lang trắng Nhật Bản: Loại khoai này có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong, chúng có chứa Caiapo có thể làm giảm đáng kể mức độ nhịn ăn và làm chậm hấp thu đường huyết sau mỗi bữa ăn. Caiapo cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là chất có tác dụng làm giảm cholesterol rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường trong việc phòng các biến chứng nguy hiểm đồng thời cải thiện cân nặng.
Chỉ số gi của khoai lang cao nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang mỗi bữa
Chỉ số gi của khoai lang cao nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang mỗi bữa

3. Bị tiểu đường muốn giảm cân nên ăn khoai lang như thế nào?

Mỗi bữa, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang (tương đương một nắm tay) vì ăn quá nhiều carbs có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm mức đường huyết tăng đột biến sau ăn. Ngoài ra, người bệnh nên ăn khoai lang luộc, khoai lang hấp trong 30 phút trở lên. Điều này được các chuyên gia giả thích là do bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 40 – 50 gam tinh bột trong mỗi bữa chính. Trong khi đó, 100 gam khoai lang đã chứa khoảng 20 gam tinh bột, vì vậy bệnh nhân tiểu đường chỉ có thể ăn khoảng 200 gam khoai lang cho mỗi bữa chính. Thêm vào đó, bệnh nhân tiểu đường ăn khoai lang cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Hạn chế tinh bột từ thực phẩm khác vì khi ăn đủ 200 gam khoai lang là bạn đã nạp đủ lượng tinh bột cần tiêu thụ trong bữa ăn, bệnh nhân không cần phải bổ sung các thức phẩm chứa tinh bột nữa, trong trường hợp này 200g khoai lang có thể thay thế cơm trắng;
  • Kết hợp rau xanh và trái cây: Người bệnh luôn được khuyên bổ sung rau xanh và trái cây vào mỗi bữa ăn, vừa cung cấp vitamin, chất xơ và còn giúp giảm bớt việc hấp thu đường, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa biến chứng khác.
  • Không nên ăn khoai lang quá thường xuyên: Mặc dù khoai lang không gây tăng đường huyết tuy nhiên bệnh nhân tiểu đường không nên tiêu thụ quá thường xuyên mà nên có chế độ ăn hợp lý và phong phú nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Nên ăn khoai lang vào buổi sáng để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Nếu ăn khoai vào bữa trưa và bữa tối thì có thể ăn ít khoai hơn và thay vào đó là những thực phẩm khác cung cấp nhiều vitamin, chất xơ hay chất đạm.
  • Không được ăn khoai lang sống vì khoai lang sống được xem là có hàm lượng đường cao hơn và có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, không nên ăn khoai lang thường xuyên là khi đang đói, không ăn nếu bản thân có hệ tiêu hóa kém, hoặc đang mắc bệnh thận.

Nhìn chung, người bệnh tiểu đường muốn quản trị cân nặng hiệu quả thì cần kết hợp giữa xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh với tập luyện thể dục thể thao hợp lý và có biện pháp giảm cân phù hợp. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để không bị tăng cân?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để không bị tăng cân?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Bị tiểu đường uống sữa đậu nành được không?

Bị tiểu đường ăn khoai mì được không?

Bị tiểu đường ăn khoai mì được không?

Người tiểu đường muốn giảm cân phải làm thế nào?

Người tiểu đường muốn giảm cân phải làm thế nào?

22

Bài viết hữu ích?