Zalo

Có nên bổ sung kẽm tăng sức đề kháng hay không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng là 1 trong các yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, bảo vệ cơ thể trước các yếu tố gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về sự quan trọng của kẽm và bổ sung kẽm tăng đề kháng như thế nào?

1. Kẽm tăng sức đề kháng hay không?

Nhiều người thường hay đặt câu hỏi làm sao để tăng cường hệ miễn dịch, có phải do thiếu kẽm nên hệ miễn dịch mới suy giảm không? Câu trả lời là có, một trong các yếu tố giúp cho hệ miễn dịch, đề kháng tốt đó chính là kẽm. Dù vậy, bổ sung kẽm tăng sức đề kháng thôi là chưa đủ, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ bổ sung đầy đủ các chất liên quan như vitamin C,D, sắt, folate thì mới giúp cho đề kháng cơ thể khỏe mạnh hơn.  Kẽm là một khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong sự sống. Kẽm cũng là một trong các khoáng chất có mặt trong cơ thể và được tìm thấy ở nhiều tế bào. Từ xa xưa, nguyên tố này cũng đã được ứng dụng nhằm mục đích điều trị vết thương. Không những vậy, kẽm còn có nhiều tác dụng khác trong hỗ trợ hệ thống miễn dịch và các cơ quan khác của cơ thể: 

1.1. Kẽm giúp giảm mụn

Các nhà khoa học cho rằng, kẽm tăng đề kháng có thể được bổ sung theo đường uống, giúp cải thiện tình trạng nổi mụn, đặc biệt là mụn trứng cá. Dù vậy, nếu sử dụng kẽm với liều cao thì vẫn có thể bị ngộ độc. Người ta thường dùng kem bôi hỗn hợp kẽm và erythromycin để trị mụn. 

Có thể bổ sung kẽm tăng đề kháng qua đường uống hoặc chế độ ăn
Có thể bổ sung kẽm tăng đề kháng qua đường uống hoặc chế độ ăn

1.2. Kẽm hỗ trợ người bệnh thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là 1 bệnh thường gặp ở người cao tuổi khi thị lực suy giảm. Nghiên cứu ở những người cao tuổi có bệnh về mắt, việc bổ sung kẽm kết hợp với vitamin C, E và beta caroten, đồng có thể làm chậm quá trình tổn thương gây ra thoái hóa điểm vàng. 

1.3. Kẽm tăng sức đề kháng giúp giảm tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm hơn

Những người bị bệnh hồng cầu hình liềm được các nghiên cứu chỉ ra rằng đều thiếu nồng độ kẽm nghiêm trọng. Việc bổ sung kẽm cho trẻ em ngay từ nhỏ sẽ giảm tỷ lệ mắc hồng cầu hình liềm đồng thời tăng chiều cao, cân nặng phù hợp. 

1.4. Các tác dụng khác của kẽm

Kẽm tăng sức đề kháng tốt nhờ vào đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, kẽm giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác động từ các gốc tự do gây ra như lão hóa hoặc gây ung thư. Một số tác dụng khác của kẽm đối với hệ miễn dịch, sức khỏe như:

  • Bổ sung kẽm giúp cải thiện tăng động thái chú ý;
  • Kẽm giúp hỗ trợ lành các vết lở loét do lạnh;
  • Kẽm tăng sức đề kháng, giúp người bị AIDS ít bị nhiễm trùng hơn, tuy nhiên nếu muốn sử dụng kẽm ở người bị AIDS thì nên có trao đổi với bác sĩ điều trị rõ ràng.
  • Kẽm làm giảm hấp thụ đồng trong cơ thể, giúp điều trị bệnh Wilson. 

Qua các tác dụng trên, có thể thấy kẽm là một trong các vi chất giúp tăng sức đề kháng tốt và đóng vai trò quan trọng trong sự sống của mỗi người. Dù vậy, theo các nghiên cứu trên toàn cầu thì tỷ lệ thiếu kẽm ở các quốc gia phát triển, đang phát triển vẫn còn rất cao, trong đó có cả Hoa Kỳ, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ khi là một nước có đến 60% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm.

2. Bổ sung kẽm làm sao để tăng cường hệ miễn dịch?

Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng là một trong số các yếu tố quan trọng hiện nay được nhiều người quan tâm. Dưới đây sẽ là liều lượng bổ sung kẽm khác nhau ở từng độ tuổi cũng như nguồn thực phẩm tự nhiên giúp bổ sung kẽm tốt cho sức khỏe. 

Nhiều thực phẩm nguồn gốc tự nhiên giúp bạn bổ sung kẽm tăng sức đề kháng
Nhiều thực phẩm nguồn gốc tự nhiên giúp bạn bổ sung kẽm tăng sức đề kháng

2.1. Liều lượng kẽm bổ sung hàng ngày cho từng lứa tuổi

Tùy vào độ tuổi và giới tính, việc bổ sung kẽm tăng đề kháng cũng sẽ có hàm lượng khác nhau.

  • Trẻ sơ sinh trong vòng dưới 6 tháng: 2 mg/ ngày;
  • Trẻ sơ sinh từ tháng thứ  7 - 12 tháng: 3 mg/ ngày;
  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 3 mg/ ngày; 
  • Trẻ em từ 4 - 8  tuổi: 5 mg/ ngày;  
  • Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 8 mg/ ngày;  
  • Nam giới từ 14 - 18 tuổi: 11 mg/ ngày;  
  • Nữ giới từ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ ngày;  
  • Nam giới trên 19 tuổi: 11 mg/ ngày;  
  • Nữ giới từ trên 19 tuổi: 8 mg/ ngày;  
  • Phụ nữ mang thai 14 - 18 tuổi: 12 mg/ ngày;  
  • Phụ nữ có thai  từ 19 tuổi trở lên: 11 mg/ ngày; 
  • Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú từ 14 - 18 tuổi: 13 mg/ ngày; 
  • Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 12 mg/ ngày.  

2.2. Bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn

Có rất nhiều thực phẩm nguồn gốc tự nhiên giúp bạn bổ sung kẽm như các loại thịt đỏ, cá, thịt gia cầm. Khi có mặt các món ăn chứa nhiều protein, cơ thể sẽ hấp thu tốt khoáng chất kẽm. Với các loại hải sản, kẽm có nhiều trong hàu, tôm, cua. Đối với thực vật thì kẽm có trong các loại hạt như đậu nành, đậu phộng, ngũ cốc và hạt hướng dương. 

2.3. Uống kẽm tăng sức đề kháng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại viên uống kẽm giúp bổ sung lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Dù vậy, nếu bạn đã áp dụng chế độ ăn với các thực phẩm giàu kẽm tăng đề kháng thì cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống kẽm tăng sức đề kháng

3. Một số lưu ý khi bổ sung kẽm tăng đề kháng

  • Hàm lượng tối đa kẽm có thể bổ sung mỗi ngày là 40mg, nếu vượt quá hàm lượng này bạn có thể sẽ gặp các tác dụng phụ. 
  • Với người bị ung thư tuyến tiền liệt, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm 
  • Sử dụng viên uống kẽm có thể gây khó chịu ở dạ dày, cảm giác buồn nôn và thỉnh thoảng có vị kim loại trong miệng.
  • Quá liều kẽm có thể gây chóng mặt, nhức đầu, gây ảo giác và gây thiếu máu, tăng nồng độ LDL-cholesterol và giảm nồng độ HDL-cholesterol.
  • Không bổ sung kẽm tăng đề kháng nếu bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali.
  • Kẽm có thể làm giảm hấp thu khi bạn đang điều trị với 2 loại kháng sinh là quinolone hoặc tetrarcyline.

Tóm lại, kẽm là 1 khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng giúp bạn phòng ngừa được một số bệnh nguy hiểm như ung thư, hồng cầu hình liềm, hay thậm chí trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay thì nâng cao sức đề kháng bằng việc bổ sung kẽm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày là rất quan trọng. Dù vậy, trước khi bổ sung kẽm thì bạn cũng nên thực hiện các xét nghiệm kẽm trong máu cần thiết và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn rõ ràng. Trong trường hợp bổ sung qua đường tĩnh mạch có thể giảm tác dụng phụ qua đường dạ dày, tác dụng nhanh chóng và tính được nồng độ hấp thụ chính xác.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
4 loại vitamin tăng cường miễn dịch của bạn

4 loại vitamin tăng cường miễn dịch của bạn

Cơ thể sẽ thế nào nếu thiếu vitamin K và kẽm?

Cơ thể sẽ thế nào nếu thiếu vitamin K và kẽm?

Vitamin C chống lão hóa có tốt không?

Vitamin C chống lão hóa có tốt không?

Nên ăn gì để phục hồi sinh lực?

Nên ăn gì để phục hồi sinh lực?

Vitamin C có tăng cường miễn dịch không?

Vitamin C có tăng cường miễn dịch không?

28

Bài viết hữu ích?