Vitamin K có hai dạng, bao gồm vitamin K1 có nguồn gốc thực vật và vitamin K2 có nguồn gốc động vật. Ruột cũng tạo ra một lượng vitamin K cung cấp cho cơ thể. Cả vitamin K1 và vitamin K2 đều tạo ra protein giúp đông máu. Sự đông máu có vai trò ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá nhiều bên trong và bên ngoài cơ thể. Hầu hết người trưởng thành đều nhận được nguồn cung cấp vitamin K đầy đủ thông qua thực phẩm họ ăn và thông qua những gì cơ thể họ sản xuất một cách tự nhiên.
Kẽm là một khoáng chất mà cơ thể bạn sử dụng để chống lại nhiễm trùng và sản xuất tế bào. Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương và tạo ra DNA, bản thiết kế di truyền trong tất cả các tế bào của bạn.
Kẽm và vitamin K đều là những chất dinh dưỡng được cung cấp từ chế độ ăn uống hàng ngày và không thể thiếu trong sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể. Thiếu một trong hai loại vitamin và khoáng chất này sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.
Nếu một người bị thiếu vitamin K, điều đó có nghĩa là cơ thể người đó không thể sản xuất đủ lượng protein giúp đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu quá nhiều.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng thiếu vitamin K, bao gồm:
Triệu chứng liên quan đến tình trạng cơ thể thiếu vitamin K, bao gồm:
Để chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin K, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của một người để xem họ có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào không. Đồng thời, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm đông máu gọi là thời gian prothrombin hoặc xét nghiệm PT. Nếu thời gian prothrombin kéo dài hơn bình thường có thể cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin K.
Những người có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất ở Hoa Kỳ là trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ và người lớn tuổi. Phụ nữ mang thai cần nhiều kẽm hơn bình thường vì kẽm trong cơ thể cần thiết để hỗ trợ em bé đang phát triển. Những người nghiện rượu cũng có nguy cơ cao bị thiếu hụt kẽm. Một số nghiên cứu cho thấy rượu khiến cơ thể bạn khó tiêu hóa kẽm hơn.
Kẽm là một phần thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển giới tính và sinh sản. Khi không được cung cấp đủ kẽm từ chế độ ăn uống, cơ thể không thể tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh làm xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
Nếu bạn đang mang thai và bị thiếu kẽm, em bé của bạn có thể không có đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển bình thường trong bụng bạn. Ngoài ra, thiếu kẽm có thể dẫn đến chứng bất lực ở nam giới, làm tăng nguy cơ khó mang thai.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thiếu kẽm, họ sẽ cần xét nghiệm huyết tương của bạn để có kết quả chính xác. Các xét nghiệm khác về tình trạng thiếu kẽm bao gồm xét nghiệm nước tiểu và phân tích một sợi tóc của bạn để đo hàm lượng kẽm.
Cách để cải thiện tình trạng thiếu kẽm và vitamin K là thay đổi chế độ ăn uống của bạn bao gồm các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin K. Vậy thiếu vitamin K và kẽm nên ăn gì?
Nhóm thực phẩm giàu vitamin K1 bao gồm các loại rau củ và quả có màu xanh đậm như rau cải xanh, rau chân vịt, cải bó xôi, rau ngò, rau mùi và bông cải xanh. Ngoài ra, các loại củ quả như củ cải đường, bí đỏ, bí ngô, dưa leo, táo và nho cũng cung cấp nguồn vitamin K1 dồi dào cho cơ thể.
Vitamin K1 là một dưỡng chất quan trọng trong quá trình đông máu, giúp sản xuất các protein liên quan đến quá trình đông máu và đảm bảo sự liên kết của các tế bào máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin K1 còn có vai trò hỗ trợ sự hình thành xương và giảm nguy cơ loãng xương.
Một khẩu phần ăn bình thường thường cung cấp trung bình khoảng 50-60 mcg vitamin K1 .Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi người mà mức độ tiêu thụ cần thiết cho mỗi người có thể khác nhau. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ đông máu thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ tiêu thụ vitamin K1 trong chế độ ăn của bạn.
Nhóm thực phẩm cung cấp lượng vitamin K2 dồi dào cho cơ thể bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như gan, lòng đỏ trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt gà, tôm, cua, ốc, trứng cá, sữa chua và natto.
Tương tự như vitamin K1, vitamin K2 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình đông máu. Bên cạnh đó, vitamin K2 còn có vai trò hỗ trợ sự hình thành xương bằng cách kích thích sự hấp thụ và sử dụng canxi trong cơ thể. Đồng thời vitamin K sẽ hỗ trợ ngăn ngừa quá trình thoái hóa xương.
Mức độ vitamin K2 cần thiết tiêu thụ cho mỗi người chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung vitamin K2 vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể có lợi cho sức khỏe xương và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Tiếp tục với câu hỏi thiếu vitamin K và kẽm nên ăn gì, chúng ta cùng tìm hiểu những loại thực phẩm cung cấp hàm lượng cao kẽm cho cơ thể, bao gồm:
Tóm lại, kẽm và vitamin K đều là những dưỡng chất không thể thiếu trong sự phát triển và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ kẽm và vitamin K từ chế độ ăn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chảy máu, rụng tóc, tiêu chảy, vết thương lâu lành và thiếu tỉnh táo. Để đảm bảo cung cấp đủ kẽm và vitamin K cho cơ thể, mọi người cần có chế độ ăn uống lành mạnh hoặc có thể sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên thăm khám sức khỏe, xét nghiệm máu tổng quát để theo dõi, phát hiện các bệnh lý như: Tiểu đường, mỡ máu, gout, gan nhiễm mỡ, đánh giá chức năng gan/ thận, thừa cân béo phì hoặc tình trạng thừa/ thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi, kẽm, vitamin K…). Bạn có thể đăng ký xét nghiệm máu tại trung tâm y tế. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe và hướng xử lý phù hợp.
66
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
66
Bài viết hữu ích?