Zalo

Mục đích của xét nghiệm PT là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Xét nghiệm thời gian Prothrombin hay xét nghiệm thời gian Quick là xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là mẫu máu để đánh giá khả năng đông máu. Xét nghiệm này được các bác sĩ chỉ định rất thường quy trên lâm sàng. Vậy xét nghiệm PT là gì và mục đích chỉ định của bác sĩ để làm gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm PT là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu xét nghiệm máu PT là gì, chúng ta cần nắm được quá trình đông máu diễn ra như thế nào. Đông cầm máu quá trình sự thay đổi trạng thái vật lý của máu, chuyển máu từ dạng lỏng sang dạng gen rắn, sợi huyết tác dụng bảo vệ vùng tổn thương thành mạch, hạn chế hiện tượng máu chảy ồ ạt ra ngoài mạch, đồng thời duy trì được trạng thái lỏng của lượng máu khác đang lưu thông. Quá trình đông máu là một quá trình phức tạp chịu sự tác động, kết hợp mật thiết giữa 3 yếu tố: Tế bào máu, protein huyết tương và thành mạch, quá trình này được chỉ đạo và điều hòa bởi các yếu tố thần kinh và thể dịch khác của cơ thể. Trong cơ thể con người chúng ta luôn luôn tồn tại cân bằng giữa hệ thống làm đông máu và hệ thống chống lại đông máu. Đông máu vô cùng cần thiết giúp bảo vệ cơ thể tránh chảy máu, trong khi đó cơ chế chống lại đông máu cũng quan trọng không kém trong việc giúp lưu thông lòng mạch, đảm bảo duy trì sự sống. Bất cứ điều gì gây ra sự mất cân bằng ở quá trình đông máu, chống đông máu đều dẫn đến tình trạng tắc mạch hoặc chảy máu mất kiểm soát. Theo đó rối loạn đông máu là hội chứng bệnh xảy ra khi cơ thể thiếu hụt yếu tố đông máu, điều này sẽ khiến máu không thể đông lại như bình thường, tình trạng này có thể gây tử vong cho bệnh nhân do mất máu quá nhiều. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu hụt đi các chất ức chế đông máu sẽ dễ gây ra hiện tượng tắc mạch do cục máu đông hình thành, gây cản trở lưu thông máu, về lâu về dài sẽ đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Và Prothrombin - được sản xuất bởi gan - là một trong những yếu tố đông máu quan trọng trong cơ thể. Cơ thể chúng ta có 04 yếu tố tham gia vào con đường đông máu chung là: yếu tố X (stuart), yếu tố V (proaccelerin), yếu tố II (prothrombin) và fibrinogen, ngoài ra còn các yếu tố khác của con đường đông máu nội sinh - ngoại sinh. Khi cơ thể có vết thương chảy máu, các yếu tố đông máu sẽ kết hợp lại với nhau để làm đông máu, thông qua quá trình này vết thương sẽ được cầm máu, nếu thiếu hụt 1 hay nhiều yếu tố đông máu kể trên đều có thể gây ra rối loạn đông máu. Vậy xét nghiệm thời gian Prothrombin - xét nghiệm PT (Prothrombin Time - viết tắt PT hay còn có tên gọi khác là thời gian Quick, TQ hay Tỷ lệ prothrombin) là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá toàn thể quá trình đông máu, cụ thể là các yếu tố đông máu VII (proconvertin), X, V, II và yếu tố fibrinogen.

Giá trị bình thường của xét nghiệm thời gian đông máu PT là 10 – 13 giây
Giá trị bình thường của xét nghiệm thời gian đông máu PT là 10 – 13 giây

2. Mục đích chỉ định xét nghiệm PT để làm gì?

Xét nghiệm thời gian đông máu PT  - xét nghiệm PT được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân: xét nghiệm PT thường được chỉ định với mục đích chẩn đoán tình trạng chảy máu không rõ nguyên nhân, hay được thực hiện cùng xét nghiệm PTT – thời gian Thromboplastin từng phần. Xét nghiệm PT giúp các bác sĩ đánh giá được con đường ngoài ngoại sinh và con đường chung của quá trình đông máu, còn xét nghiệm PTT giúp đánh giá con đường nội tại sinh và con đường chung của quá trình đông máu. Kết hợp cả 2 xét nghiệm lại sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác nhất chức năng các yếu tố đông máu.
  • Phẫu thuật: Xét nghiệm PT có thể được chỉ định cho bệnh nhân chuẩn bị phải trải qua một thủ thuật y tế xâm lấn, phẫu thuật… nhằm kiểm tra bệnh nhân có gặp vấn đề gì liên quan đến đông máu gì không, từ đó giúp chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật.
  • Với bệnh nhân đang dùng thuốc đông máu: thực hiện xét nghiệm PT cùng với xét nghiệm INR được chỉ định định kỳ để đảm bảo thuốc sử dụng hiệu quả, đảm bảo không gây bầm tím hay chảy máu quá mức do thuốc.
  • Bệnh nhân có triệu chứng của rối loạn chảy máu như: chu kỳ kinh nguyệt quá dài, chảy máu cam, thiếu máu mạn, giảm thị lực, dễ bầm tím, hay chảy máu nướu răng, máu trong nước tiểu, máu trong phân, viêm khớp do chảy máu khớp… cũng cần thực hiện xét nghiệm PT để kiểm tra.

Tóm lại, mục đích của xét nghiệm PT là để:

  • Thăm dò và tìm kiếm nguyên nhân chảy máu bất thường (do bẩm sinh hoặc do bệnh mắc phải);
  • Đánh giá khả năng đông máu của bệnh nhân trước khi phẫu thuật;
  • Theo dõi việc điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin K;
  • Đánh giá độ nặng của một bệnh lý ở gan;
  • Đánh giá tình trạng đông máu rải rác bên trong lòng mạch.

Xét nghiệm PT được thực hiện cùng xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (aPTT) cũng để kiểm tra các vấn đề đông máu.

Xét nghiệm PT được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là mẫu máu
Xét nghiệm PT được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là mẫu máu

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm PT

Giá trị bình thường của xét nghiệm thời gian đông máu PT là 10 – 13 giây (tuỳ từng phòng xét nghiệm và phương pháp thực hiện). Với trường hợp thời gian đông máu PT kéo dài, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể cần thời gian lâu hơn bình thường để hình thành các cục máu đông, nguyên nhân có thể do: thiếu hụt các yếu tố đông máu, thiếu vitamin K, mắc các bệnh về gan, sử dụng thuốc chống đông…

Vì vậy để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng kéo dài thời gian đông máu PT, bác sĩ cần dựa trên cả kết quả xét nghiệm PT. Xét nghiệm PT ngoài được sử dụng để kiểm tra đông máu, bên cạnh đó còn hỗ trợ kiểm tra các bệnh lý khác trong cơ thể. Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời gian PT như việc sử dụng thuốc tránh thai kéo dài, thuốc an thần, bổ sung vitamin K, thực phẩm giàu vitamin K… Xét nghiệm PT được biểu thị theo 02 cách: theo giây hoặc theo tỉ lệ % của prothrombin, đây là 02 giá trị này tỉ lệ nghịch với nhau. Giá trị xét nghiệm thời gian PT bình thường < 13 giây (8,8 – 11,6 giây) hoặc > 70% (60-140%) và có thể thay đổi tùy theo cách thử nghiệm của từng phòng xét nghiệm. Phiếu trả kết quả xét nghiệm PT sẽ đồng thời hiển thị kết quả của bệnh nhân đồng thời với giá trị tham chiếu. Thời gian PT càng kéo dài khi tính theo giây hoặc càng giảm khi tính theo tỷ lệ % prothrombin sẽ phản ánh tình trạng rối loạn đông máu do các nguyên nhân thường gặp là:

  • Thiếu hụt 01 trong các yếu tố đông máu VII, X, V, II;
  • Thiếu hụt fibrinogen hoặc rối loạn fibrinogen máu;
  • Có 01 globulin miễn dịch chống lại 01 hay nhiều yếu tố đông máu;
  • Thiếu vitamin K;
  • Dùng heparin liều cao;
  • Bệnh lý gan nặng: xơ gan, viêm gan cấp, viêm gan mạn, tắc mật;
  • Bệnh đông máu rải rác lòng mạch;
  • Bệnh lơxêmi cấp;
  • Viêm tụy mạn, ung thư tụy;
  • Chảy máu ở trẻ sơ sinh;
  • Ngộ độc salicylat;
  • Shock do độc tố;
  • Hội chứng giảm hấp thu.

Khi xét nghiệm PT > 30 giây sẽ có nguy cơ bị chảy máu tự phát: chảy máu cam, chảy máu niêm mạc trong miệng, chảy máu dẫn đến tụ sau phúc mạc, đau khớp, tụ máu dưới da, ban xuất huyết, tiểu máu hay đi ngoài phân đen. Với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông kháng vitamin K, kết quả xét nghiệm PT được biểu thị bằng tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế INR cho phép so sánh kết quả PT tại các phòng xét nghiệm khác để tiện theo dõi bệnh nhân. Giá trị INR ở người khỏe mạnh là 0,8 - 1,1 nhưng với những bệnh nhân đang điều trị thuốc chống đông thì chỉ số INR nên được duy trì trong khoảng 2-3 để dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu và bệnh lý rung nhĩ.

4. Các  yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm máu PT là gì?

  • Sai sót trong quá trình lấy mẫu dẫn đến vỡ hồng cầu;
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn, uống rượu hoặc đang dùng heparin;
  • Chế độ ăn chứa nhiều mỡ, thừa cân béo phì cũng là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm PT;
  • Nồng độ hematocrit quá cao hoặc quá thấp;
  • Thuốc làm rút ngắn kết quả xét nghiệm PT: kháng sinh, acetaminophen, aspirin, chloral hydrate, chloramphenicol, cholestyramin, cimetidin, clofibrate, lợi tiểu, ethanol, glucagon, heparin, indomethacin, kanamycin, levothyroxine, corticotropin, acid mefenamic, mercaptopurin, methyldopa, mithramycin, ức chế MAO, acid nalidixic, neomycin, nortriptyline, phenylbutazon, phenytoin…
  • Thuốc làm kéo dài kết quả xét nghiệm PT: steroid chuyển hóa, thuốc trung hòa acid dịch vị, kháng histamin, acid ascorbic, barbiturate, caffeine, chloral hydrate, colchicin, corticosteroid, digitalis, lợi tiểu, griseofulvin, meprobamat, thuốc ngừa thai uống, phenobarbital, rifampin, theophylin, xanthine.

Lưu ý chúng ta không nên dừng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào đã được chỉ định sử dụng nếu chưa hỏi ý kiến của Bác sĩ. Tóm lại, xét nghiệm PT (Prothrombin Time - viết tắt PT hay còn có tên gọi khác là thời gian Quick, TQ hay Tỷ lệ prothrombin) là xét nghiệm được sử dụng để đánh giá toàn thể quá trình đông máu, cụ thể là các yếu tố đông máu VII (proconvertin), X, V, II và yếu tố fibrinogen để đánh giá một hoặc nhiều bệnh lý có liên quan. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát theo chỉ định của bác sĩ để họ có cơ sở đánh giá và tư vấn hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. Mặc dù chỉ là một xét nghiệm đơn giản nhưng lại có vai trò rất quan trọng để thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi tình trạng bệnh lý cụ thể đặc biệt đối với những người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh tim mạch, cao huyết ápthừa cân, béo phì.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
PT trong xét nghiệm máu là gì?

PT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Chỉ số PT trong xét nghiệm máu thế nào là bình thường?

Xét nghiệm INR là gì và vai trò, chỉ định

Xét nghiệm INR là gì và vai trò, chỉ định

Mục đích của xét nghiệm APTT

Mục đích của xét nghiệm APTT

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

1705

Bài viết hữu ích?