Zalo

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương và cách phòng ngừa hiệu quả

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh loãng xương khá thường gặp ở người cao tuổi. Đặc biệt ở phụ nữ với hậu quả làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Bài viết sẽ giúp bạn biết được nguy cơ loãng xương và cách phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Tìm hiểu loãng xương là gì?

Loãng xương hay còn gọi là bệnh loãng xương (osteoporosis), là một tình trạng của xương trong đó mật độ xương giảm đi, cấu trúc xương trở nên yếu và dễ gãy. Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới và người trẻ tuổi.

Nguyên nhân chính của bệnh loãng xương liên quan đến sự mất cân bằng giữa quá trình hấp thụ khoáng chất và mất khoáng chất trong xương. Thường thì khoáng chất như canxi, photpho được hấp thụ và giữ lại trong xương. Nhưng ở người bị loãng xương, quá trình này bị rối loạn, dẫn đến xương trở nên mỏng và dễ gãy.

2. Các dấu hiệu của loãng xương

Quá trình loãng xương xảy ra từ từ và âm thầm qua nhiều năm, do đó hầu như không có dấu hiệu bệnh nào hoặc cũng có thể xuất hiện các biểu hiện không rõ ràng như: Tụt nướu, yếu mỏi hai tay, móng tay yếu và dễ gãy… Đến khi bệnh loãng xương trở nặng thì người bệnh sẽ xuất hiện các biến chứng như: Gãy xương, xẹp lún đốt sống và biến dạng cột sống…

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm đi, cấu trúc xương trở nên yếu và dễ gãy
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm đi, cấu trúc xương trở nên yếu và dễ gãy

3. Các yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ loãng xương

Sự suy giảm mật độ và chất lượng xương sẽ ngày càng tăng theo tuổi, do đó tình trạng loãng xương thường hay gặp ở người cao tuổi. Ngoài ra, nguy cơ loãng xương cũng tăng ở các đối tượng sau:

  • Nguy cơ loãng xương thường gặp ở phụ nữ mãn kinh, đặc biệt mãn kinh sớm (trước 45 tuổi).
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu Calci và vitamin D), người nhẹ cân hay người mắc các rối loạn trong ăn uống (chán ăn, cuồng ăn)…
  • Lối sống ít vận động.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm Corticosteroid, thuốc chống đông hay Hormone trong thời gian dài.
  • Gia đình có người mắc bệnh loãng xương hay từng bị gãy xương sau một chấn thương nhẹ.
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên…cũng là 1 trong các yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ loãng xương.
  • Mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến mật độ xương: Cường giáp, cường cận giáp, cắt dạ dày- ruột, rối loạn tiêu hoá, viêm khớp mạn tính, đái tháo đường
Bệnh loãng xương thường hay gặp ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương thường hay gặp ở người cao tuổi

4. Cách phòng ngừa loãng xương

Để có một bộ xương khoẻ mạnh, tránh khỏi bệnh loãng xương và nâng cao chất lượng cuộc sống khi về già, mỗi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, tuân theo các biện pháp phòng ngừa loãng xương càng sớm càng tốt, bao gồm các biện pháp sau:

  • Rèn luyện thể lực: Đây là điều rất quan trọng để nâng cao sức khoẻ và tăng cường sức mạnh bộ xương, nên thực hiện các bài tập hoạt động phù hợp để tăng cường khả năng chịu đựng và sức mạnh của cơ như: Đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, tập tạ, tập Yoga, khiêu vũ, chơi các môn thể thao… và duy trì thường xuyên.
  • Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Đặc biệt cần bổ sung các thực phẩm giàu Calci (ngũ cốc, sữa đậu nhành, cá hồi, rau cải, bông cải xanh…) và vitamin D (các loại cá, thịt đỏ, phô mai, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, sữa,…). Nếu cần thiết có thể bổ sung Calci và vitamin D bằng thuốc hay thực phẩm chức năng, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá để phòng ngừa loãng xương 1 cách chủ động.
  • Với các đối tượng có nguy cơ loãng xương, nên chú ý tránh bị ngã hay các chấn thương để hạn chế nguy cơ gãy xương.

Bài viết đã cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu hơn về bệnh loãng xương. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này và chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

  • What Do You Want to Know About Osteoporosis?. healthline
  • Osteoporosis. NHS
  • What Is Osteopenia?. WebMD
  • Osteoporosis Prevention: What You Need to Know. WebMD
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cổ bị đau và cứng? Tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị đau cổ

Vì sao cổ bị đau và cứng? Tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị đau cổ

Các nguyên nhân đau cổ vai gáy và đau đầu

Các nguyên nhân đau cổ vai gáy và đau đầu

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Bệnh Gout (gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh Gout (gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

26

Bài viết hữu ích?