Zalo

Bệnh Gout (gút): Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh Gout (gút) hay còn gọi là thống phong, đã được miêu tả hàng nghìn năm trước. Ở phương Tây xưa, bệnh được mệnh danh là King’s disease (bệnh của những nhà vua, tức bệnh của người giàu) và King of diseases (Vua của các loại bệnh, tức miêu tả mức độ đau dữ dội và khó thuyên giảm của cơn đau do gout gây ra). Từng được xem là “ bệnh của người giàu” nhưng ngày nay gout đã trở thành bệnh của không chỉ người giàu, với tỷ lệ bệnh ngày càng cao và trẻ hóa.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

Bệnh Gout do tăng axit uric máu gây ra. Acid uric (công thức hóa học là C5H4N4O3) được tạo ra nhờ quá trình thoái giáng hóa các nhân purin, chúng vô hại trong cơ thể, được đào thải ra ngoài qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu tăng cao được tích tụ qua thời gian dẫn đến kết tủa các tinh thể muối urat trong và xung quanh khớp. Các tinh thể sắc lẹm này cọ xát gây ra viêm khớp, lâu dần gây cứng khớp, biến dạng khớp.

1. Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout gồm 2 nhóm chính: Nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát

Nguyên phát:

  • Chưa rõ nguyên nhân, khoảng 95% nam giới từ 30-60 tuổi mắc phải căn bệnh này.
  • Người sử dụng chế độ ăn chứa nhiều purin như: Thận, gan, tôm, lòng đỏ trứng, cua và nấm…

Thứ phát:

  • Do người bệnh mắc các rối loạn về gen;
  • Do giảm/ tăng đào thải acid uric hoặc cả 2:
  • Người bệnh mắc các bệnh như: Suy thận, bệnh về máu, đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị ung thư hoặc thuốc kháng lao…
bệnh gout
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout

2. Triệu chứng bệnh gout

Bệnh gout biểu hiện dưới 2 dạng: Cấp tính và mãn tính

Giai đoạn cấp tính:

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể tăng nồng độ acid uric trong máu nhưng không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Khi nồng độ acid uric tăng cao sẽ làm tích tụ các tinh thể urat gây viêm và đau khớp. Tình trạng này gọi là cơn gout cấp, với các đặc điểm có thể có như sau:

  • Xuất hiện cơn đau sau mỗi bữa ăn nhiều chất đạm chứa purin như: Tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt có màu đỏ (thịt heo, dê, bê…), rượu bia hoặc sau một tác động vật lý nào đó. Cơn gout cấp có khi là tự phát hoặc đôi khi sau một đợt điều trị kéo dài một số loại thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc điều trị lao,…
  • Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp bàn ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp háng, vai, cùng chậu, ức đòn và cột sống cổ thì tần suất xảy ra ít hơn. Trong vòng 4 - 12 giờ sau khi khởi phát, cơn đau có thể nghiêm trọng nhất.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp.

Giai đoạn mạn tính:

Trường hợp không phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cấp tính thì các triệu chứng gout sẽ trở nên trầm trọng:

  • U cục tophi: Thường được đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể bên dưới da. Các khối này thường sẽ xuất hiện xung quanh đầu gối, ngón chân, ngón tay hoặc sau tai. 
  • Tổn thương khớp: Khớp viêm lâu ngày có thể bị tổn thương vĩnh viễn. 
  • Sỏi thận: Các tinh thể acid uric có thể tích tụ trong thận gây ra sỏi thận nếu không được điều trị đúng cách.

3. Chẩn đoán bệnh gout

Chẩn đoán bệnh gout dễ dàng nếu có các triệu chứng điển hình là viêm khớp bàn ngón chân cái với các tính chất đau đặc trưng. Khi không có các triệu chứng đặc hiệu bác sĩ sẽ khuyến nghị  thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu:

Xét nghiệm máu để đo nồng độ uric là phương án hữu ích để hỗ trợ chẩn đoán bệnh gút. Ở nam giới, nồng độ acid uric trong máu khoảng 4,1 – 6,1 mg/dl và ở nữ giới thì nồng độ ở khoảng 3 – 5 mg/dl. Nồng độ acid uric cao gợi ý đến bệnh gout.

bệnh gout
Xét nghiệm máu đo nồng độ uric phát hiện bệnh gout 

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp CT và siêu âm giúp phát hiện tinh thể trong khớp, tổn thương khớp hoặc dấu hiệu ban đầu của bệnh gout. 
  • Đối với trường hợp tổn thương xương hoặc mắc bệnh thời gian dài thì có thể chụp X-quang.

Xét nghiệm dịch khớp:

Dịch khớp được lấy ra qua một cây kim đưa vào một trong các khớp. Trường hợp tìm thấy hạt tophi thì bác sĩ sẽ lấy mẫu từ một trong số các hạt tophi đó để xét nghiệm thêm.

4. Điều trị bệnh gout

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc kháng viêm trong tường hợp gout cấp để giảm viêm.
  • Thuốc giảm acid uric máu trong giai đoạn mãn tính có thể giúp tránh tái phát cơn gout cấp.

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi trong bệnh gout thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng bội nhiễm nốt tophi hoặc loét.
  • Nốt tophi có kích thước lớn và làm ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

5. Phòng ngừa bệnh Gout 

Điều chỉnh chế độ ăn:

  • Tránh ăn nội tạng động vật, thịt đỏ và hải sản.
  • Ăn ít các sản phẩm chứa ít chất béo và chất béo bão hòa.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như củ sắn, dưa leo, cà chua, …
  • Ưu tiên dùng đường tự nhiên có trong rau củ và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2 - 2,5l).
  • Không sử dụng trà, cà phê và thức uống có cồn.

Thay đổi lối sống: 

  • Thường xuyên tập thể dục đều đặn.
  • Giảm cân từ từ: Giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout, giảm cân hợp lý và khoa học bằng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp vận động thể chất phù hợp.
  • Khi cơn gout cấp xuất hiện, gây đau khớp nghiêm trọng: tạm ngừng mọi hoạt động nhằm đảm bảo khớp không viêm nặng hơn.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn: Khi thăm khám, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những triệu chứng gặp phải. Tùy vào từng diễn tiến giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ cho những thuốc khác, gồm những thuốc chống viêm không steroid dạng uống, corticoid tiêm trực tiếp vào khớp.

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh gout và có cách phòng ngừa hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Võ Ngọc Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cổ bị đau và cứng? Tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị đau cổ

Vì sao cổ bị đau và cứng? Tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị đau cổ

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương và cách phòng ngừa hiệu quả

Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

Bệnh béo phì ảnh hưởng đến xương khớp thế nào?

32

Bài viết hữu ích?