Zalo

Xét nghiệm gout có cần nhịn ăn không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gout là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi nồng độ acid uric máu tăng cao. Ngoài triệu chứng đau khớp, khi bệnh gout diễn tiến nặng còn phá hủy khớp, thậm chí khiến người bệnh tàn phế. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm gout giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm gout là gì và có mục đích gì?

Xét nghiệm gout là phương pháp kiểm tra nồng độ acid uric có trong máu hoặc nước tiểu để phát hiện sự bất thường, từ đó đưa ra chẩn đoán, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Đồng thời, xét nghiệm bệnh gout thường được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác để kiểm tra mức độ chuyển hóa và các biến chứng của bệnh gout. Mục đích của xét nghiệm bệnh gout là:

  • Chẩn đoán: Xét nghiệm bệnh gout giúp bác sĩ xác định bệnh gout, phân biệt với các bệnh lý khác và điều tra nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Xác định phương pháp điều trị: Đối với nhiều bệnh nhân, liệu pháp hạ urat là phương pháp đầu tiên để điều trị bệnh gout. Xét nghiệm kháng nguyên bạch cầu người (HLA) được khuyến nghị cho bệnh nhân thuộc một số dân tộc nhất định để xác định nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc hạ urat.
  • Theo dõi điều trị: Bệnh nhân đang điều trị bệnh gout có thể được theo dõi liên tục nồng độ acid uric trong máu. Theo dõi mức acid uric trong máu có thể giúp các bác sĩ đảm bảo rằng thuốc đang hoạt động bình thường.
Xét nghiệm bệnh gout là phương pháp kiểm tra nồng độ acid uric trong máu hoặc nước tiểu
Xét nghiệm bệnh gout là phương pháp kiểm tra nồng độ acid uric trong máu hoặc nước tiểu

Dưới đây là một số xét nghiệm gout có thể được chỉ định nếu bạn đang mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh gout:

  • Xét nghiệm acid uric máu: Bệnh gút xảy ra khi acid uric, một chất thải của cơ thể, tích tụ trong máu và hình thành các tinh thể trong khớp. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ acid uric cao có thể giúp xác định chẩn đoán bệnh gout. Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị bệnh gout đều có nồng độ acid uric trong máu cao và không phải tất cả những người có nồng độ acid uric cao đều mắc bệnh gút.
  • Phân tích dịch khớp: Trong xét nghiệm bệnh gout này, bác sĩ sẽ chọc kim vào khớp bị ảnh hưởng và rút một ít dịch khớp ra để kiểm tra sự hiện diện của các tinh thể acid uric. Đây là một cách chính xác hơn để xác nhận chẩn đoán bệnh gout.
  • Chụp X quang: Tổn thương khớp do bệnh gout có thể không nhìn thấy được cho đến nhiều năm sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh gout, vì vậy lợi ích chính của chụp X quang trong chẩn đoán bệnh gout là loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây đau khớp.
  • Siêu âm: Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể. Nó có thể được sử dụng để phát hiện các tinh thể urat trong khớp hoặc sự lắng đọng của các tinh thể acid uric tạo thành cục cứng, có thể nhìn thấy trong hoặc gần khớp, được gọi là cục tophi.
  • Chụp cắt lớp vi tính năng lượng kép (DECT): Một xét nghiệm kết hợp hình ảnh X quang từ nhiều góc độ khác nhau là DECT có thể được sử dụng để xem các tinh thể acid uric trong khớp.
  • Xét nghiệm acid uric niệu 24 giờ: Được chỉ định sau khi người bệnh thăm khám lâm sàng và bác sĩ nghi ngờ có khả năng mắc bệnh gout cao. Xét nghiệm gout này giúp theo dõi tốc độ thải trừ acid uric qua đường tiểu, nhằm mục đích xem xét tình trạng acid uric trong máu cao là do cơ thể sản xuất nhiều acid uric hay do bài tiết kém, từ đó có các phác đồ điều trị thích hợp.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Đây là phương pháp được dùng trong theo dõi biến chứng thận của bệnh Gout, được chỉ định ở bệnh nhân mắc gout lâu năm, nhằm đánh giá độ nặng và tiến triển của bệnh.

2. Đối tượng nào cần xét nghiệm bệnh gout?

Xét nghiệm bệnh gout có thể được khuyến nghị cho những bệnh nhân có triệu chứng bệnh gút hoặc có tiền sử nghi ngờ bùng phát bệnh gout. Chỉ định xét nghiệm gout bao gồm:

  • Đau, sưng khớp và đỏ da ở một hoặc nhiều khớp
  • Đau dữ dội ở khớp ở gốc ngón chân cái
  • Viêm tái đi tái lại ở vòm trong của bàn chân
  • Các đợt cấp bắt đầu nhanh chóng và tự khỏi
Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ cần được làm xét nghiệm bệnh gout
Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ cần được làm xét nghiệm bệnh gout

Chẩn đoán chính xác bệnh gout là rất quan trọng để đảm bảo điều trị thích hợp. Các triệu chứng do bệnh gout gây ra tương tự như các triệu chứng của các tình trạng viêm khác, điều quan trọng là phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh gout. Ngoài ra, xét nghiệm gout cũng được thực hiện ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều trị bệnh để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất có thể.

3. Xét nghiệm gout có cần nhịn ăn không?

Trước khi xét nghiệm gout cần lưu ý gì là thắc mắc của nhiều người. Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện những điều sau đây để đảm bảo kết quả xét nghiệm gout chính xác:

  • Các loại thuốc, thực phẩm nên tránh: Không uống rượu bia, không tự ý uống một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, không uống vitamin C liều cao.
  • Lưu ý các loại thuốc đang điều trị: Người bệnh nên thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang dùng để bác sĩ chủ động trong việc chỉ định xét nghiệm.
  • Nhịn ăn: Để có được kết quả xét nghiệm bệnh gout chính xác và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn uống từ 4 – 8 giờ trước khi xét nghiệm.

4. Cách đọc chỉ số xét nghiệm gout

Nồng độ acid uric máu ở người bình thường khỏe mạnh như sau:

  • Nam giới: 210 - 420 μmol/L.
  • Nữ giới: 150 - 350 μmol/L.

Ở người bình thường khỏe mạnh, mức acid uric trong nước tiểu là từ 2,2 - 5,5 nmol/L/24h.

Trường hợp bạn nhận được kết quả xét nghiệm bệnh gout cao hơn bình thường có nghĩa là cơ thể đang tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận đang đào thải chưa hiệu quả. Kết quả xét nghiệm acid uric niệu dưới 10 mg/mL thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, bao gồm giảm bớt thực phẩm chứa nhiều purin.

Điều trị bệnh gout tốn nhiều thời gian và chi phí, chưa kể người bệnh còn phải ăn chế độ ăn vô cùng nghiêm ngặt. Vậy, phát hiện sớm và điều trị bệnh gout có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, các xét nghiệm bệnh gout là phương pháp đem lại hiệu quả cao.

Nguồn: arthritis.org, testing.com.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu CA 19-9 là gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm máu CA 125 thế nào là bình thường?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Xét nghiệm máu cho biết thiếu chất gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số BUN trong xét nghiệm máu là gì?

15692

Bài viết hữu ích?