Zalo

Tìm hiểu mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Não và tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một não bộ khỏe mạnh sẽ góp phần tạo nên một tâm lý ổn định và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần. Ngược lại, khi tâm lý căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý cũng như cách cải thiện mối quan hệ này thông qua bài viết dưới đây.

1. Não bộ và tâm lý có mối liên quan như thế nào?

Trong cơ thể con người, não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép chúng ta học, nhìn, nhớ, nghe, nhận thức, hiểu và tạo ra ngôn ngữ. 

Não bộ con người được tạo thành từ bốn thùy có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau, bao gồm:

  • Thùy trán được tìm thấy ở phía trước não và liên quan đến các kỹ năng tư duy bậc cao, ngôn ngữ diễn đạt và khả năng vận động.
  • Thùy chẩm nằm ở phía sau não và có liên quan đến việc giải thích thông tin thị giác.
  • Thùy đỉnh được tìm thấy ở đỉnh não và được kết nối với việc xử lý thông tin liên quan đến cảm ứng.
  • Thùy thái dương nằm ở hai bên não và có liên quan đến việc xử lý thông tin thính giác.

Các nhà tâm lý học cho rằng tâm lý là chức năng của của bộ. Khi não bộ chúng ta nhận tác động của thế giới xung quanh dưới dạng các xung động thần kinh và những biến đổi lý hóa ở từng xinap, neuron, trung khu thần kinh ở bộ phận vỏ não và dưới vỏ, làm cho não bộ hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lý này hay tâm lý kia theo phản xạ. 

Vì vậy, tâm lý chính là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ của não bộ. Khi nảy sinh trên não cùng với quá trình sinh lý não thì hiện tượng tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều chỉnh và điều khiển hành vi con người. 

mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý
Não bộ và tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

2. Cách nào cải thiện mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý?

Bạn muốn cải thiện mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý thì trước hết bạn cần có một bộ não khỏe mạnh nhằm duy trì đầu óc minh mẫn và sáng suốt.

Một số cách giúp nâng cao sức khỏe não bộ, nhờ đó giúp cải thiện mối quan hệ giữa não và tâm lý, bao gồm:

2.1. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt

Luôn luôn ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm là một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm cho bộ não của mình.

Giấc ngủ được chứng minh giúp cho não bộ xử lý thông tin tốt hơn, hình thành trí nhớ, củng cố các ý tưởng và khái niệm mới. Ngoài ra, ngủ đủ còn giúp não bộ loại bỏ sự tích tụ của các protein amyloid độc hại, là những protein thường tích tụ trong não của những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer

Giấc ngủ cũng giúp chúng ta tăng cường tính linh hoạt của não bộ, tăng khả năng thích ứng với những trải nghiệm và tình huống mới. Nhờ đó, bộ não sẽ càng có khả năng thích ứng với những thử thách mới, duy trì và cải thiện chức năng nhận thức khi chúng ta già đi.

2.2. Tập thể dục thường xuyên

Các nhà khoa học cho biết tập thể dục đều đặn hàng ngày sẽ giúp tăng lưu lượng máu lên não và bảo vệ một trái tim khỏe mạnh để có thể bơm đủ máu cho não giúp não bộ hoạt động tối ưu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên tập thể dục thì ít có khả năng mắc bệnh Alzheimer hơn và tập thể dục cũng góp phần làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người già.

Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật của Mỹ đã đưa ra khuyến nghị rằng mọi người nên dành khoảng 150 phút mỗi tuần để tập các bài tập thể dục ở mức độ trung bình. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe não bộ mà còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể của chúng ta.

mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý
Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe não bộ

2.3. Dành thời gian cho người thân và bạn bè

Sự cô đơn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, sức khỏe cảm xúc và cả bộ não. Vì vậy, việc duy trì sự kết nối với mọi người xung quanh là vô cùng quan trọng.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có mối quan hệ xã hội lành mạnh và đa dạng có xu hướng khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn. Dành thời gian bên những người thân yêu rất tốt cho tâm lý và điều này rất có lợi cho não bộ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những mối kết giao xã hội bền vững có thể giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm và giúp mọi người xử lý những tình huống khó khăn trong cuộc sống tốt hơn.

2.4. Thử những hoạt động mới mẻ

Đi đến những nơi bạn chưa từng đến, tiếp xúc với những người mới và tham gia những thử thách mới có thể giúp bạn duy trì một trí óc minh mẫn, tăng cường sức mạnh cho não và cải thiện tính linh hoạt của não.

Khi thử những hoạt động mới, bạn không nhất thiết phải dành tiền đi du lịch hay bắt đầu những sở thích mới, mà chỉ cần đơn giản như cố gắng giải một câu đó bạn chưa từng nghe hoặc tiếp xúc với những người lạ để não bộ của bạn có thể thích nghi khi gặp hoàn cảnh mới.

Không ngừng học hỏi những thứ mới sẽ giúp cho não bộ của bạn linh hoạt hơn và nếu bạn thường xuyên dùng não của mình theo những cách mới mẻ thì chắc chắn sẽ đem lại những kết quả tốt hơn cho tâm lý và tinh thần khi bạn về già.

2.5. Ăn uống điều độ

Nhiều nghiên cứu cho biết rằng những thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên hoặc đồ ăn đóng gói sẵn có thể tác động xấu đến sức khỏe nói chung và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng như huyết áp cao, tăng cholesterol và tiểu đường. Những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, cũng như tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, trong đó có cả não bộ. 

Ví dụ, nếu bạn bị tăng huyết áp thì bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến não bộ như sa sút trí tuệ hoặc đột quỵ. Vì thế, thực phẩm được chế biến sẵn rất có hại cho sức khỏe và mối quan hệ giữa não và tâm lý.

Do đó, để duy trì một bộ não và cơ thể khỏe mạnh thì bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn và cố gắng thực hiện chế độ ăn uống giàu hoa quả, rau xanh, hạt nguyên cám và thịt nạc.

3. Các điểm cần lưu ý để tâm lý không căng thẳng và tốt cho não bộ

Một số biện pháp giúp tâm lý không căng thẳng và tốt cho não bộ, nhờ đó giúp nâng cao mối quan hệ giữa não và tâm lý, bao gồm:

3.1. Ghi nhận những điều tích cực

Ghi nhận những điều tích cực diễn ra xung quanh mỗi ngày sẽ tạo cho chúng ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc và sống tích cực hơn.

3.2. Kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát tốt cảm xúc sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống. Sự mất kiểm soát cảm xúc là một trong những nguyên nhân chính khiến tâm lý chúng ta mệt mỏi và căng thẳng. Bạn sẽ không thể làm gì để giải quyết vấn đề khó khăn đang gặp phải và tình trạng tâm lý căng thẳng sẽ trở nên nặng nề hơn. 

3.3. Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn

Một số bài tập thư giãn giúp bạn tâm lý bạn không căng thẳng, đồng thời tốt cho não bộ, bao gồm:

  • Yoga: Yoga là một biện pháp giúp giảm tâm lý căng thẳng rất phổ biến hiện nay. Các bài tập yoga tập hợp cả yếu tố tinh thần và thể chất, nhờ đó giúp cơ thể và tinh thần thư giãn. 
mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý
Yoga là một biện pháp giúp giảm tâm lý căng thẳng rất phổ biến hiện nay. 
  • Thiền: Thiền được chứng minh là một phương pháp giúp xả stress hiệu quả và mang lại sự yên bình trong tâm trí. Việc giữ hơi thở chậm và sâu trong quá trình thiền sẽ giúp cơ thể xoa dịu các phản ứng do căng thẳng gây ra. Bạn có thể dành khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày để thiền khi mới bắt đầu và tăng dần thời gian.
  • Bài tập hít thở sâu: Hơi thở là nhu cầu thiết yếu giúp chúng ta duy trì sự sống. Nếu bạn thở không đúng cách gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy thì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoảng loạn và lo lắng. Vì vậy, khi tâm lý căng thẳng bạn hãy thử các bài tập hít thở sâu để đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn và giúp não bộ giảm căng thẳng.
  • Liệu pháp cười: Khi cười bạn sẽ cảm nhận thấy tâm trạng dễ chịu, tinh thần thoải mái và sức khỏe cũng trở nên tốt hơn. Liệu pháp cười sẽ giúp bạn làm dịu các phản ứng do tâm lý căng thẳng gây ra. Vì vậy, bạn hãy thư giãn bằng những câu chuyện cười hoặc chơi với những bạn có tính hài hước và tích cực, sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn rất nhiều.
  • Tâm sự với người bạn tin tưởng: Khi tâm lý căng thẳng, chúng ta thường rất dễ cáu kỉnh, nổi nóng, khó chịu và thậm chí có thể cô lập bản thân khiến bản thân càng căng thẳng hơn. Thay vào đó, mỗi khi tâm lý căng thẳng bạn nên chủ động chia sẻ với người thân và bạn bè để giúp tâm trạng trở nên tốt hơn. Khi bạn nói chuyện với những người xung quanh, tâm trí bạn sẽ thư giãn và hạn chế tập trung vào những điều tiêu cực. 

3.4. Giảm các tác nhân gây căng thẳng tâm lý

Khi bạn dành quá nhiều thời gian để theo dõi những điều tiêu cực trong cuộc sống thì tình trạng tâm lý căng thẳng của bạn sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào những hoạt động tích cực hơn như dành thời gian bên người thân, nghe nhạc và tập thể dục.

3.5. Dành thời gian cho bản thân

Đa phần những bạn có tâm lý căng thẳng thường dành nhiều thời gian cho công việc và rất ít khi dành thời gian để làm những việc mà bản thân yêu thích. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân bằng cách dành vài giờ mỗi ngày để trò chuyện với mọi người, thư giãn, cắm hoa, nấu ăn và đọc sách.

3.6. Quản lý thời gian hiệu quả hơn

Việc lên kế hoạch hàng ngày sẽ giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả và chủ động hơn trong mọi việc. Ngoài thời gian dành cho công việc, bạn cũng nên dành thời gian để thư giãn, giải trí, sinh hoạt bên gia đình và làm những việc bản thân yêu thích.

3.7. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi

Đôi khi, tình trạng căng thẳng tâm lý của bạn xuất phát từ việc bạn muốn thay đổi mọi thứ theo ý của bản thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống rất nhiều tình huống xảy ra mà bạn không thể thay đổi được. Vì vậy, bạn nên chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi và tập trung vào những việc tích cực mà bản thân có thể thực hiện.

3.8. Giúp đỡ mọi người xung quanh

Những hoạt động tình nguyện hoặc cộng động sẽ giúp bạn giảm căng thẳng tâm lý, suy nghĩ tích cực và kết nối được nhiều bạn hơn. Khi bạn dành thời gian để giúp đỡ mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy bản thân có giá trị và cuộc sống có mục đích hơn rất nhiều.

Bài viết đã giúp chúng ta biết được mối liên hệ giữa não và tâm lý là không thể tách rời. Một bộ não khỏe mạnh sẽ giúp tâm lý bạn ổn định và ngược lại. Để duy trì một bộ não khỏe mạnh bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục và thử những hoạt động mới mẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể duy trì một tâm lý không căng thẳng bằng cách ghi nhận những điều tích cực, tập yoga, thiền, trò chuyện với mọi người xung quanh và tham gia những hoạt động tình nguyện. Những hoạt động này sẽ giúp cải thiện mối liên hệ giữa não bộ và tâm lý giúp trẻ hóa não bộ, tăng cường hoạt động của não, làm chậm quá trình lão hóa não và duy trì tinh thần tươi trẻ.

Hiện nay nhiều nghiên cứu về việc đưa Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) vào cơ thể qua đường tĩnh mạch có tác động đối với suy giảm trí nhớ. NAD+ là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự giảm NAD+ có thể liên quan đến quá trình lão hóa và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc bổ sung NAD+ không những giảm thiểu suy giảm trí nhớ ở người trẻ mà còn giúp cơ thể tăng năng lượng, khả năng phục hồi và cải thiện trí nhớ ở tất cả mọi người.

Tài liệu tham khảo: Studocu.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các loại trái cây tốt cho não bộ

Các loại trái cây tốt cho não bộ

Quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra như thế nào?

Quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra như thế nào?

Cách điều chỉnh não bộ: Các bài tập về tính dẻo dai của hệ thần kinh

Cách điều chỉnh não bộ: Các bài tập về tính dẻo dai của hệ thần kinh

Điều gì ảnh hưởng đến mức độ tập trung của não bộ?

Điều gì ảnh hưởng đến mức độ tập trung của não bộ?

Đặc điểm hệ thần kinh não bộ

Đặc điểm hệ thần kinh não bộ

496

Bài viết hữu ích?