Zalo

Điều gì ảnh hưởng đến mức độ tập trung của não bộ?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần giải quyết rất nhiều vấn đề và công việc, và khả năng tập trung chính là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công. Vậy chúng ta cần làm sao để tăng mức độ tập trung của não bộ?

1. Mức độ tập trung của não bộ là gì và vì sao nó quan trọng?

Mức độ tập trung của não độ, hay gọi tắt hơn là sự tập trung, là khái niệm miêu tả khả năng suy nghĩ về một vấn đề nào đó và không bị xao nhãng bởi những yếu tố xung quanh. Nói cách khác mức độ tập trung của não bộ thể hiện khả năng kiểm soát sự chú ý để chuyên tâm vào một chủ đề, một đối tượng hay một dòng suy nghĩ, kèm theo đó cần loại bỏ khỏi tâm trí những ý tưởng hay cảm giác không liên quan.

Vậy tại sao khả năng tập trung của não bộ lại quan trọng? Theo các chuyên gia, con người rất dễ bị phân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ tại nơi làm việc, nếu bạn không tập trung mà bị xao nhãng bởi những vấn đề khác (như sử dụng điện thoại, pha cà phê hoặc trò chuyện với đồng nghiệp…) thì chất lượng công việc sẽ bị ảnh hưởng, kèm theo đó việc chú tâm vào nhiều thứ còn khiến não bộ nhanh chóng rơi vào trạng thái quá sức. Hậu quả là cả công việc và sức khỏe não bộ đều bị ảnh hưởng do bạn không có khả năng tập trung đủ tốt.

Khả năng tập trung của não bộ là yếu tố vô cùng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy khả năng tập trung là một chỉ số quan trọng góp phần vào thành công trong tương lai của một người. Những người nổi tiếng và thành công trên thế giới cho biết chính sức mạnh của sự tập trung đã giúp họ giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

mức độ tập trung của não bộ
Một số trò chơi nhất định có thể giúp bạn rèn luyện trí não và tăng cường khả năng tập trung của não bộ

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tập trung của não bộ?

Khi não bộ được sử dụng liên tục và tích tụ sự hao mòn, mức độ tập trung chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, và điều này có liên quan đến một số yếu tố gây ra các stress sinh lý như phản ứng viêm, tổn thương mạch máu, sự tích tụ các gốc tự do và tình trạng co rút não. Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung của não bộ:

  • Chứng trầm cảm hoặc một số rối loạn giấc ngủ (như chứng ngưng thở khi ngủ) có thể làm suy yếu khả năng tập trung của não bộ, kèm theo đó còn tác động đến một số chức năng khác như khả năng nhìn hoặc nghe;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là nhóm kháng cholinergic (như thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ, trầm cảm hoặc dị ứng), có thể làm chậm đi tốc độ xử lý của não bộ, qua đó ảnh hưởng khả năng suy nghĩ cũng như mức độ tập trung;
  • Lạm dụng bia rượu: Uống quá nhiều bia rượu chắc chắn sẽ làm suy giảm khả năng suy nghĩ và chất lượng giấc ngủ, qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ tập trung của não bộ;
  • Tình trạng quá tải “thông tin”: Chúng ta chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nguồn thông tin khác nhau từ TV, máy tính và điện thoại trong cuộc sống hàng ngày. Điều này đã tạo ra gánh nặng cho hệ thống lọc của não bộ và khiến chúng ta dễ bị phân tâm, khó tập trung.
mức độ tập trung của não bộ
Khi não bộ được sử dụng liên tục và tích tụ sự hao mòn, mức độ tập trung chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng

3. Làm sao để tăng khả năng tập trung của não bộ?

3.1. Rèn luyện trí não

Theo các chuyên gia, một số trò chơi nhất định có thể giúp bạn rèn luyện trí não và tăng cường khả năng tập trung của não bộ, có thể kể đến như:

  • Sudoku
  • Giải câu đố ô chữ;
  • Cờ vua
  • Trò chơi ghép hình;
  • Trò chơi trí nhớ.

Một nghiên cứu năm 2015 ở 4715 người trưởng thành cho thấy việc dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần cho các hoạt động rèn luyện trí não có thể giúp cải thiện khả năng tập trung. Bên cạnh đó, những trò chơi rèn luyện trí não còn hỗ trợ phát triển trí nhớ cũng như cải thiện kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề.

3.2. Cải thiện giấc ngủ

Làm sao để tăng khả năng tập trung của não? Một trong số các biện pháp không thể bỏ qua là cải thiện giấc ngủ của bạn. Theo đó, thiếu ngủ là nguyên nhân làm làm gián đoạn sự tập trung, kèm theo đó còn tác động không tốt đến các chức năng nhận thức khác như trí nhớ và khả năng chú ý.

Mất ngủ thường xuyên có thể có thể khiến tâm trạng và hiệu suất làm việc suy giảm đáng kể. Tình trạng mệt mỏi quá mức và kéo dài do thiếu ngủ thậm chí có thể làm chậm phản xạ não bộ, ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc thực hiện các công việc hàng ngày.

mức độ tập trung của não bộ
Mất ngủ thường xuyên có thể có thể khiến tâm trạng và hiệu suất làm việc suy giảm đáng kể 

Nhiều chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên đảm bảo ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để cải thiện khả năng tập trung bằng một số mẹo sau:

  • Tắt TV và không sử dụng điện thoại ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ;
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ và tạo không gian ngủ thoải mái;
  • Thư giãn nhẹ trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc đọc sách;
  • Xây dựng thói quen ngủ và thức vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần;
  • Tập thể dục thường xuyên, tuy nhiên cần tránh tập nặng ngay trước khi đi ngủ.

3.3. Tập thể dục

Một trong những đáp án cho thắc mắc làm sao để tăng khả năng tập trung của não là xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2018 ở 116 học sinh lớp 5 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc hoạt động thể chất hàng ngày có thể giúp cải thiện cả khả năng tập trung và chú ý chỉ sau 4 tuần. Một nghiên cứu khác thực hiện những người lớn tuổi cho thấy những hoạt động thể chất vừa phải có thể ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược tình trạng mất trí nhớ xảy ra do chứng teo não liên quan đến tuổi tác.

3.4. Dành thời gian cho thiên nhiên

Nếu muốn tăng cường mức độ tập trung của não bộ một cách tự nhiên, bạn hãy cố gắng dành thời gian ra ngoài trời mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ một đoạn ngắn qua công viên, ngồi trong vườn hoặc sân nhà vì bất kỳ môi trường tự nhiên nào đều có ích với khả năng tập trung.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), việc dành thời gian để hòa mình vào thiên nhiên có thể tác động tích cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nghiên cứu từ 2014 đã tìm thấy bằng chứng về việc đưa cây xanh vào không gian văn phòng giúp tăng cường sự tập trung và năng suất làm viên, kèm theo đó còn giúp tăng mức độ hài lòng và chất lượng không khí.

3.5. Thiền

Thiền là bộ môn có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện khả năng tập trung của não. Một đánh giá năm 2011 từ 23 nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc ngồi thiền và rèn luyện chánh niệm đã giúp gia tăng khả năng tập trung chú ý, cải thiện trí nhớ và các chức năng nhận thức khác.

3.6. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực phẩm bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức của não bộ, trong đó bao gồm cả khả năng tập trung và trí nhớ. Do đó tăng cường mức độ tập trung của não bộ, bạn cần tránh một số loại thực phẩm gây hại như đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa quá nhiều đường và dầu mỡ.

Hình: Tăng cường mức độ tập trung của não bộ, bạn cần tránh một số loại thực phẩm gây hại như đồ ăn chế biến sẵn 

Thay vào đó hãy thử tiêu thụ nhiều hơn những thực phẩm có lợi như:

  • Các loại cá béo;
  • Trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ);
  • Quả việt quất;
  • Rau chân vịt.

Bổ sung đủ nước cũng có thể có tác động tích cực đến mức độ tập trung của não bộ vì chỉ cần mất nước nhẹ thì bạn đã khó tập trung hoặc khó ghi nhớ thông tin hơn.

3.7. Tập luyện khả năng tập trung

Các bài tập rèn luyện khả năng có thể giúp ích rất nhiều, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Quá trình rèn luyện này yêu cầu người tập dành toàn bộ sự chú ý cho một hoạt động cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, có thể kể đến như:

  • Vẽ trong 15 phút;
  • Dành thời gian ném bóng bay với người khác;
  • Đặt đồng hồ hẹn giờ từ 3 đến 5 phút và cố gắng chớp mắt ít nhất có thể;
  • Ngậm một cây kẹo mút và chống lại cảm giác muốn cắn vào nó.

Bên cạnh các phương pháp cải thiện mức độ tập trung của não bộ kể trên, hiện nay nhiều nghiên cứu về việc đưa Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) vào cơ thể qua đường tĩnh mạch có tác động đối với suy giảm trí nhớ. NAD+ là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự giảm NAD+ có thể liên quan đến quá trình lão hóa và suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc bổ sung NAD+ không những giảm thiểu suy giảm trí nhớ ở người trẻ mà còn giúp cơ thể tăng năng lượng, khả năng phục hồi và cải thiện trí nhớ ở tất cả mọi người.

Có thể thấy có nhiều cách giúp bạn rèn luyện trí não và tăng cường khả năng tập trung của não bộ. Việc lựa chọn những cách trẻ hóa não bộ phù hợp nhất với mình và phối hợp chúng sẽ giúp bạn sớm đạt được hiệu quả mong muốn, làm tăng cường khả năng hoạt động của não và làm chậm quá trình lão hóa, giúp đầu óc minh mẫn, sáng suốt.

Tài liệu tham khảo: Health.harvard.edu

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao khả năng tập trung kém và suy giảm theo tuổi?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Vì sao stress gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng?

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện của bệnh gì?

Cách nào làm chậm lão hóa não ở người?

Cách nào làm chậm lão hóa não ở người?

Cách điều chỉnh não bộ: Các bài tập về tính dẻo dai của hệ thần kinh

Cách điều chỉnh não bộ: Các bài tập về tính dẻo dai của hệ thần kinh

108

Bài viết hữu ích?