Sa sút trí tuệ là hội chứng gây suy giảm nhận thức vượt quá mức rối loạn của quá trình lão hoá thông thường. Sa sút trí tuệ thường ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh bao gồm chức năng điều hành, khăn năng học tập hay trí nhớ, thị giác không gian, sự tập trung chú ý, tốc độ xử lý thông tin, ngôn ngữ và các hoạt động xã hội.
Triệu chứng sa sút trí tuệ thường gặp bao gồm: mất trí nhớ, khó giao tiếp hoặc khó tìm từ để nói chuyện, rối loạn về thị giác và rối loạn cả về không gian chẳng hạn như bị lạc khi lái xe, gặp khó khăn khi biện luận một vấn đề nào đó, hoặc khó khăn khi phối hợp các chức năng vận động.
Các biểu hiện sa sút trí tuệ thường được phân định theo các giai đoạn:
Với những người có triệu chứng sa sút trí tuệ cần được chăm sóc dựa theo tình trạng cụ thể:
Triệu chứng | Biểu hiện | Chăm sóc |
Quên | Hay quên, thường nhắc đi nhắc lại một câu hỏi thậm chí trong vòng vài phútHay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ để ở chỗ nàoQuên đi làm các công việc gần đây hay quên tên mọi ngườikhông nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại của bản thân hoặc người thân | Tập chơi các trò chơi vận động như xếp hình, sudo, Tập thói quen để đồ vật ở những nơi cố địnhThường xuyên giao lưu và tiếp xúc với người khácGhi địa chỉ nhà và điện thoại vào vòng tay phòng khi đi lạc đường. |
Mất phương hướng | Không nhớ ngày tháng nămKhông nhận thức được vị trí cũng như không nhớ được đường về nhà, thậm chí còn bị lẫn các phòng trong nhà | Luôn hỏi người bệnh các câu hỏi về vị trí như đang ở đâu, đang đi đâuThường xuyên đưa người bệnh ra ngoài đi dạo và nói chuyện về các con đường hoặc vị trí để bệnh nhân quan sát |
Rối loạn ngôn ngữ | Quên từ ngữ thường dùngGiảm khả năng nhận xét và đánh giá một vấn đề | Cung cấp thêm vốn từ vựng thông qua các hoạt động như đọc báo, nghe nhạc, nghe đài. Có thể kèm theo hình ảnh để tăng khả năng ghi nhớ của người bệnh. Khuyến khích bệnh nhân kể chuyện hoặc hỗ trợ ngôn ngữ cho bệnh nhân khi học gặp khó khăn |
Vận động khó khăn | Khó khăn trong sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày như cầm, nắm,...Khó khăn khi đi lại | Luyện tập các bài thể dục phù hợp với sức khỏeThực hiện các bài tập kết hợp như xâu hạt, nhặt đỗ… |
Tự chăm sóc bản thân khó khăn | Không tự chăm sóc cho bản thân hoặc phải phụ thuộc một phần vào người khác trong các hoạt động hàng ngày như đi lại, thèm, ăn,... | Hỗ trợ và hướng dẫn người bệnh có thể tự chăm sóc bản thânĐơn hoá hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cố định các vật dụng cá nhân để người bệnh dễ dàng ghi nhớ |
Rối loạn hành vi | Thay đổi hành vi như hay đi lang thang, hay hỏi lặp lại câu hỏi nhiều lầnMất kiềm chế cảm xúc hoặc dễ bị kích động về lời nói hoặc hành vi | Luôn ở bên cạnh hoặc lắp camera theo dõiTheo dõi và báo bác sĩ xử trí kịp thời đồng thời tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ |
Trầm cảm | Thụ động trong mọi việcCó tâm trạng buồn rầu hoặc ngại giao tiếp bên ngoàiThường xuyên có suy nghĩ tiêu cực khi gặp chuyện khó khăn | Quan tâm và chia sẻ với người bệnhKhuyến khích người bệnh nói nhiều hơn như kể chuyện, tự bộc bạch và nói ra cảm xúc của bản thânKiên trì giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng và tránh gây tình trạng cảm xúc tiêu cực cho người bệnh |
Hoang tưởng | Gặp tình trạng hoảng tưởng không có thật như mất tiền, ngoại tình… | Sắp xếp các vận dụng sắc nhọn tránh xa tầm tay của người bệnhGiữ cho người bệnh luôn ở trong khu vực an toàn, tránh va đậpThảo luận với bác sĩ về thuốc điều trị và cách xử trí tốt nhất |
Rối loạn giấc ngủ | Mất ngủ hoặc rối loạn chu kỳ giấc ngủ, khó ngủ, hoặc hay tỉnh giấc khi ngủHay gặp ác mộng khi ngủ | Tập thể dục để có tinh thần thư giãn, thể chất khoẻ mạnh giúp hỗ trợ giấc ngủ được tốt hơnHạn chế uống nước vào ban đêm, ban ngày nên vận động nhiều hơnNên tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn như hạt sen, đu đủ, táo đỏ… |
Ngoài việc chăm sóc cho người bệnh có triệu chứng sa sút trí tuệ thì người thân cần thực hiện các hoạt động khác như: Kiểm soát bệnh lý nền, chú ý chế độ dinh dưỡng và cân nhắc việc tập luyện phù hợp để sức khỏe người bệnh được cải thiện một cách tích cực.
Sa sút trí tuệ ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ, điển hình là thay đổi các cấu trúc giải phẫu trong não bộ. Bệnh thường khởi phát chậm với các triệu chứng đã được trình bày ở trên nhưng khi điều trị bệnh thì khó có thể phục hồi được.
Điều này là do khi người bệnh có những triệu chứng của bệnh thường sẽ gây ra tổn thương lan tỏa tới các sợi trục cũng như myelin gây tăng sinh tế bào thần kinh đệm, dẫn đến mất nhu mô do nhồi máu hoặc mất cả nguồn cung cấp máu cho chất trắng của não. Tình trạng nhồi máu nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cả các mạch máu trung bình hoặc nhồi máu lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vỏ não.
Tuy nhiên, có thể cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ của người bệnh thông qua việc kết hợp thuốc điều trị, thực hiện chế độ ăn hợp lý và luyện tập phù hợp. Thêm vào đó, người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát các biến chứng của bệnh và bệnh lý nền kèm theo. Quan trọng nữa là người bệnh cần từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc đồ uống có chứa chất kích thích.
Nguồn: cdc.gov - medicalnewstoday.com
85
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
85
Bài viết hữu ích?