Zalo

Quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Não bộ con người là cơ quan vô cùng quan trọng với đặc điểm cấu tạo hoàn hảo và giữ nhiều chức năng quan trọng, bao gồm khả năng xử lý thông tin. Vậy tại sao não có thể xử lý thông tin và quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra thế nào?

1. Vì sao não bộ có khả năng xử lý thông tin?

Não xử lý thông tin thế nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta nên tìm hiểu lý do vì sao não bộ lại là cơ quan xử lý thông tin của con người. Theo nhiều nghiên cứu, bộ não của con người sẽ hoạt động tương tự như một cái máy tính lớn với khả năng xử lý thông tin thu nhận được thông qua các giác quan, sau đó xử lý và gửi thông điệp trở lại cho cơ thể. Đặc biệt hơn cả máy tính, quá trình xử lý thông tin trong não người còn bao gồm cả những suy nghĩ, cảm xúc và quyết định đến mức độ thông minh của từng cá thể.

Vậy cụ thể não xử lý thông tin thế nào? Theo đó, cấu tạo não bộ của con người rất đặc biệt với hàng tỷ tế bào thần kinh được sắp xếp và tổ chức theo một trình tự đặc biệt với mục đích phối hợp nhiều yếu tố, như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, chuyển động và cảm giác, để xử lý thông tin một cách chính xác nhất. Đồng thời, quá trình xử lý thông tin của não bộ còn giúp kết nối nó với các bộ phận còn lại trên cơ thể để giúp con người xử lý các tình huống hay hành động chỉ trong thời gian rất ngắn.

Mặc dù chỉ có kích thước gần bằng hai bàn tay và chỉ nặng khoảng 1.36 kg nhưng nhu mô não lại được cấu thành từ khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (hay còn gọi là các neuron) và khoảng 1000 tỷ tế bào hỗ trợ ổn định mô. Chính việc sở hữu số lượng tế bào vô cùng lớn và được sắp xếp có tổ chức đã giúp não xử lý các thông tin một cách hoàn hảo và chính xác.

2. Quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra như thế nào?

Theo các chuyên gia, quá trình xử lý thông tin của não bộ là vô cùng nhanh, thậm chí là nhanh hơn cả máy tính. Quá trình xử lý thông tin trong não người phụ thuộc vào các tế bào thần kinh thông qua các “giao tiếp” bằng tín hiệu hóa học hoặc tín hiệu điện. Về bản chất, cấu tạo cơ bản của tế bào thần kinh vẫn giống như các tế bào khác trong cơ thể, tuy nhiên chúng lại có cấu tạo độc đáo với các nhánh ở một đầu gọi là đuôi gai và đầu kia là sợi trục để tạo nên sự khác biệt. Cụ thể hơn các đuôi gai sẽ đảm nhận việc tiếp nhận thông tin còn sợi trục sẽ xử lý và gửi thông tin đến neuron tiếp theo.

Một cấu trúc đặc biệt khác của não bộ là các khớp thần kinh (nơi giao nhau giữa các tế bào thần kinh liền kề) với nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin. Khi xuất hiện một suy nghĩ mới hoặc thông tin mới, mối liên kết giữa các khớp thần kinh sẽ được tạo ra. Và quá trình xử lý thông tin của não bộ sẽ không thể thiếu một yếu tố quan trọng khác là các chất dẫn trung gian hóa học dẫn truyền thần kinh, có thể kể đến như Adrenaline, Dopamine và Serotonin, với nhiệm vụ truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh theo đúng nghĩa đen. 

Ngoài ra, quá trình xử lý thông tin trong não người cũng có sự khác biệt nhất định ở từng vị trí. Các bộ phận chính của não bộ bao gồm tiểu não, thân não và đại não với từng chức năng riêng biệt. Cụ thể hơn đại não sẽ kiểm soát các hoạt động như đọc, suy nghĩ, học tập và cảm xúc, tiểu não kiểm soát sự cân bằng và phối hợp còn thân não là nơi kết nối đại não với tủy sống sẽ có nhiệm vụ kiểm soát các chức năng cơ bản của cơ thể.

3. Cách duy trì khả năng xử lý thông tin của não bộ theo thời gian

Quá trình xử lý thông tin của não bộ diễn ra rất có tổ chức nhưng ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên điều may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể duy trì hoặc làm giảm đi những tác động của lão hóa đến quá trình xử lý thông tin của não bộ bằng một số biện pháp rèn luyện đặc biệt. Vậy chúng ta cần làm gì để duy trì khả năng xử lý thông tin của não bộ?

3.1. Liệu pháp kích thích tinh thần

Thông qua nghiên cứu ở cả chuột và con người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các hoạt động trí não có khả năng kích thích để hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh và thậm chí có thể giúp não bộ tạo ra các neuron mới. Về lý thuyết điều này có thể giúp não bộ thêm "dẻo dai" và duy trì khả năng xử lý thông tin trước những đe dọa của lão hóa. 

Các hoạt động kích thích tinh thần sẽ giúp cải thiện trí não với điều kiện phải khiến con người biết cách tư duy. Đọc sách, tham gia các khóa học, tìm hiểu một loại hình hay bộ môn mới mẻ, giải câu đố ô chữ, chơi Sudoku… là những biện pháp được khuyến cáo. Và các nghiên cứu đã chứng minh chỉ cần kiên trì thì sau một thời gian chúng ta sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực ở quá trình xử lý thông tin của não bộ.

Bên cạnh đó, việc cố gắng xây dựng thêm các kỹ năng mới trong suốt hành trình cuộc đời được đánh giá là một biện pháp kích thích sự phát triển theo hướng tích cực cho não bộ. Học cách chơi các loại nhạc cụ, nghiên cứu quy tắc của các trò chơi board-game mới hay đơn giản là đi du lịch đến một thành phố xa lạ đều có thể giúp duy trì quá trình xử lý thông tin của não bộ luôn khỏe mạnh khi tạo ra các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh.

3.2. Vận động

Vận động được xem là yếu tố tiên quyết cho sức khỏe, bất kể đó là sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần hay sức khỏe não bộ. Tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích máu lên não và hỗ trợ máu tuần hoàn trong cơ thể tốt hơn. Một số nghiên cứu còn cho thấy vận động thể chất làm tăng kích thước của hồi hải mã, bộ phận chịu trách nhiệm về trí nhớ và thường teo nhỏ tự nhiên khi chúng ta già đi. 

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng khi con người sử dụng chân trong các bài tập thể dục, não bộ sẽ nhận được các tín hiệu để thúc đẩy tạo ra các tế bào thần kinh mới khỏe mạnh hơn.

quá trình xử lý thông tin của não bộ
Vận động được xem là yếu tố tiên quyết cho sức khỏe, bất kể đó là sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần hay sức khỏe não bộ 

3.3. Duy trì giấc ngủ chất lượng

Như chúng ta đã biết, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Và để não bộ hoạt động tối đa vào ban ngày, chúng ta bắt buộc phải ngủ vào ban đêm để tế bào thần kinh có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Các chuyên gia thần kinh học khẳng định giấc ngủ là yếu tố quan trọng để thiết lập lại bộ não và đồng thời cho phép nó được chữa lành. 

Nghiên cứu mới cho thấy rằng trong thời gian ngủ, não bộ sẽ tiến hành đào thải các chất độc có thể dẫn đến Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác. Và để ngủ ngon nhằm duy trì quá trình xử lý thông tin của não bộ, chúng ta có thể thử một số biện pháp hỗ trợ như thiền, nghe nhạc không lời và không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 60 phút trước khi đi ngủ.

3.4. Điều chỉnh bữa ăn

Não cũng cần “ăn kiêng”, tuy nhiên chế độ “ăn kiêng” của não không như những gì chúng ta đang nghĩ. Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho sức khỏe tổng thể và cả sức khỏe não bộ. 

quá trình xử lý thông tin của não bộ
Điều chỉnh bữa ăn giúp mang lại  nhiều chuyển biến tích cực cho sức khỏe tổng thể và cả sức khỏe não bộ 

Với chế độ ăn này, nhóm các thực phẩm nên ăn nhiều sẽ bao gồm rau củ (như bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, hành tây, cà rốt, cải mầm Brussels...), các loại trái cây tươi (như táo, chuối, cam, nho, lê, dâu tây…), các loại quả hạch (như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt chia, mắc ca, hạt phỉ, hướng dương, bí ngô…), các cây họ đậu (như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng, đậu gà...), ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch nguyên chất, gạo lứt, lúa mạch đen, đại mạch, bắp…), các loại cá, hải sản, dầu ô liu nguyên chất, dầu quả bơ… Đồng thời cắt giảm thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa và đồ ngọt.

3.5. Duy trì các kết nối xã hội

Thay vì nằm ở nhà xem phim hay lướt mạng xã hội một mình mỗi ngày, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên dành thêm thời gian để trò chuyện cùng mọi người xung quanh và nhận được những chuyển biến tích cực cho đến quá trình xử lý thông tin của não bộ. Khi kết nối với mọi người, chúng ta sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm, một căn bệnh cản trở rất nhiều hiệu suất làm việc của não bộ.

Kết quả của nhiều nghiên cứu về việc truyền NAD có tác động tích cực để tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ. Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) là một hợp chất hữu ích trong quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào và có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. NAD cung cấp các dưỡng chất giúp cải thiện hệ thống thần kinh, tăng cường sức khỏe não bộ, từ đó không chỉ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ cho não bộ mà còn giúp cải thiện trí nhớ, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, giảm căng thẳng, stress, giúp người bệnh thấy vui vẻ, lạc quan,...

Tài liệu tham khảo: Onelife.vn, Prudential.com.vn

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các loại trái cây tốt cho não bộ

Các loại trái cây tốt cho não bộ

Tìm hiểu mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý

Tìm hiểu mối quan hệ giữa não bộ và tâm lý

Cách tăng cường trí nhớ dựa trên bằng chứng khoa học

Cách tăng cường trí nhớ dựa trên bằng chứng khoa học

Các cách để cải thiện trí nhớ cho người trung niên

Các cách để cải thiện trí nhớ cho người trung niên

Cách để tăng khả năng ghi nhớ của bộ não

Cách để tăng khả năng ghi nhớ của bộ não

50

Bài viết hữu ích?