Zalo

Tìm hiểu các loại chất béo trong cơ thể người

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong cơ thể con người, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng, trao đổi chất, duy trì màng tế bào và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi các loại chất béo trong cơ thể tăng quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp và đái tháo đường. Cùng tìm hiểm các loại chất béo trong cơ thể người và hậu quả khi các loại chất béo trong cơ thể tăng cao qua bài viết dưới đây.

1.Các loại chất béo trong cơ thể con người

Chất béo là nguồn dự trữ năng lượng quan trọng khi chúng ta không thể ăn được trong thời gian dài. Trong mô mỡ không chỉ có tế bào mỡ mà còn có tế bào thần kinh, tế bào miễn dịch và mô liên kết. Mô mỡ giải phóng các hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất, sự thèm ăn và ảnh hưởng đến độ nhạy insulin. Đại thực bào, bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan và một số tế bào miễn dịch được tìm thấy trong mô mỡ có vai trò gây viêm, cả chống viêm và tiền viêm. Tế bào mỡ cũng tiết ra protein, tạo ra các enzym liên quan đến chức năng miễn dịch và tạo ra các hormone steroid.

Tế bào mỡ có thể phát triển về kích thước và số lượng. Lượng tế bào mỡ trong cơ thể chúng ta được xác định ngay sau khi sinh, trong thời niên thiếu và có xu hướng ổn định trong suốt tuổi trưởng thành nếu cân nặng duy trì ở mức khá ổn định. 

Nhưng ăn quá nhiều calo trong thời gian dài có thể khiến các tế bào mỡ tăng kích thước và được lưu trữ ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ viêm mãn tính và trục trặc trong quá trình trao đổi chất lành mạnh, từ đó có khả năng gây ra các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến béo phì. Giảm cân có thể làm giảm kích thước tế bào mỡ nhưng không làm giảm số lượng.

Các loại chất béo trong cơ thể người, bao gồm:

  • Mỡ nâu: Trẻ sơ sinh mang nhiều mỡ nâu nhất, giúp giữ ấm cho trẻ vì mỡ nâu được kích thích bởi nhiệt độ lạnh để tạo ra nhiệt. Lượng mỡ nâu không thay đổi khi lượng calo tăng lên và những người thừa cân hoặc béo phì có xu hướng mang ít mỡ nâu hơn người gầy.
  • Mỡ trắng: Những tế bào tròn lớn này là loại có nhiều nhất và được thiết kế để lưu trữ và tích tụ ở bụng, đùi và hông. Mỡ trong cơ thể con người tiết ra hơn 50 loại hormone, enzyme và các yếu tố tăng trưởng bao gồm leptin và adiponectin, giúp gan và cơ phản ứng tốt hơn với insulin. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều mỡ trắng trong cơ thể thì có thể gây tác dụng ngược là kháng insulin và viêm mãn tính.
  • Mỡ màu be: Loại mỡ trắng này có thể được chuyển đổi để thực hiện các đặc điểm tương tự như mỡ nâu, chẳng hạn như có thể tạo nhiệt khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc trong khi tập thể dục.
  • Mỡ hồng: Mỡ trắng sẽ chuyển thành mỡ hồng trong quá trình mang thai và cho con bú, sản xuất và tiết ra sữa mẹ.
  • Chất béo thiết yếu: Chất béo thiết yếu được tạo thành từ chất béo màu nâu, trắng hoặc màu be và rất cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Chất béo thiết yếu được tìm thấy ở hầu hết các cơ quan, cơ và hệ thần kinh trung ương bao gồm cả não. Chất béo này giúp điều chỉnh các hormone như estrogen, insulin, cortisol và leptin, kiểm soát nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ hấp thu vitamin và khoáng chất. Khi lượng mỡ trong cơ thể của một người giảm xuống dưới một mức nhất định (khoảng dưới 5% ở nam và dưới 10% ở nữ), có thể không có đủ chất béo thiết yếu để cơ thể thực hiện các chức năng này.
Ảnh 1: Mỡ trắng là một loại chất béo trong cơ thể con người
Mỡ trắng là một loại chất béo trong cơ thể con người

Mỡ trong cơ thể con người phân bố ở những vị trí sau:

  • Dưới da: Bạn có thể véo lớp mỡ này nằm ngay bên dưới bề mặt da, làm lớp đệm cho xương và khớp. Đây là loại mỡ dồi dào nhất trong cơ thể và có xu hướng tích tụ quanh eo, hông, lưng trên, mông và đùi. Lượng mỡ dưới da rất cao có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, mặc dù không đáng kể bằng mỡ nội tạng. 
  • Nội tạng: Sự dư thừa loại mỡ trắng này đôi khi được gọi là “mỡ bụng” hoặc “béo phì trung tâm” vì tích tụ sâu trong khoang bụng, quấn quanh các cơ quan tiêu hóa như tuyến tụy, ruột, gan và cả tim. Có nhiều mỡ nội tạng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư cao hơn. Mỡ nội tạng có thể tiết ra các hóa chất gây viêm gọi là cytokine giúp thúc đẩy tình trạng kháng insulin.

2. Nguyên nhân gia tăng các loại chất béo trong cơ thể người

Chất béo là một phần thiết yếu của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, khi mỡ trong cơ thể con người tích tụ quá nhiều sẽ gây béo phì và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng thể. Một số nguyên nhân làm gia tăng các loại chất béo trong cơ thể người, bao gồm:

2.1. Di truyền học

Di truyền học có liên quan mạnh mẽ đến việc gia tăng các loại chất béo trong cơ thể người. Con của cha mẹ béo phì có nguy cơ béo phì cao hơn con của cha mẹ gầy.

2.2. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm được chế biến sẵn thường có nhiều thành phần tinh chế trộn với chất phụ gia có hương vị thơm ngon đến mức khó có thể cưỡng lại. Điều này vô tình thúc đẩy chúng ta ăn quá nhiều, làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày dẫn đến các loại chất béo tích tụ trong cơ thể.

2.3. Nghiện thực phẩm

Đồ ăn vặt có nhiều đường và chất béo có thể gây nghiện làm bạn mất kiểm soát với hành vi ăn uống của mình. Ăn quá nhiều khiến cơ thể dư thừa calo, tích trữ mỡ dẫn đến béo phì.

2.4. Hormone insulin

Insulin là một loại hormone rất quan trọng giúp điều chỉnh việc lưu trữ năng lượng. Một trong những chức năng của insulin là ra lệnh cho các tế bào mỡ lưu trữ chất béo và kiểm soát lượng đường trong máu.

Thừa cân và béo phì sẽ thúc đẩy tình trạng đề kháng insulin. Điều này làm tăng mức insulin trên toàn cơ thể, khiến năng lượng được lưu trữ trong các tế bào mỡ thay vì có sẵn để sử dụng dẫn đến tích trữ mỡ thừa.

Một trong những cách tốt nhất để giảm lượng insulin của bạn là cắt giảm lượng carbohydrate và tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ làm giảm lượng calo nạp vào và giảm cân dễ dàng.

2.5. Một số loại thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây tích trữ các loại chất béo trong cơ thể người do tác dụng phụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường và thuốc chống loạn thần.

Những loại thuốc này có thể làm thay đổi chức năng của cơ thể và não của bạn, làm giảm tốc độ trao đổi chất hoặc tăng cảm giác thèm ăn.

Ảnh 2: Thuốc chống trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn gây tích trữ chất béo trong cơ thể
Thuốc chống trầm cảm làm tăng cảm giác thèm ăn gây tích trữ chất béo trong cơ thể

2.6. Kháng leptin

Leptin là một loại hormone khác đóng vai trò quan trọng trong bệnh béo phì. Leptin được sản xuất bởi các tế bào mỡ và nồng độ trong máu tăng lên khi khối lượng mỡ cao hơn. Vì lý do này, nồng độ leptin đặc biệt cao ở những người béo phì.

Ở những người khỏe mạnh, nồng độ leptin cao có liên quan đến việc giảm cảm giác thèm ăn. Khi hoạt động bình thường, leptin sẽ cho bộ não của bạn biết lượng chất béo dự trữ trong cơ thể bạn cao đến mức nào.

Leptin thường không hoạt động như bình thường ở những người mắc bệnh béo phì do không thể vượt qua hàng rào máu não, được gọi là kháng leptin. Kháng leptin được cho là yếu tố hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của bệnh béo phì.

2.7. Đường bổ sung

Khi tiêu thụ quá mức đường bổ sung sẽ làm thay đổi hormone và sinh hóa của cơ thể bạn dẫn đến tăng cân. 

Đường bổ sung một nửa glucose và một nửa fructose. Mọi người nhận được glucose từ nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả tinh bột, nhưng phần lớn fructose đến từ đường bổ sung. Lượng fructose dư thừa có thể gây kháng insulin và tăng nồng độ insulin. Fructose cũng không thúc đẩy cảm giác no giống như cách mà glucose làm. Vì tất cả những lý do này, đường góp phần tăng cường dự trữ năng lượng và cuối cùng là gây béo phì.

3. Hậu quả nếu các loại chất béo trong cơ thể tăng cao

Chất béo trong cơ thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác như dự trữ năng lượng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cấu tạo và duy trì màng tế bào. Tuy nhiên, nếu các loại chất béo trong cơ thể người tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch
  • Đột quỵ
  • Bệnh động mạch vành 
  • Xơ vữa động mạch
  • Biến chứng khi mang thai
  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Một số bệnh ung thư

Tóm lại, các loại chất béo trong cơ thể người bao gồm mỡ nâu, mỡ trắng, mỡ màu be, mỡ hồng và chất béo thiết yếu. Chất béo là một phần không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, tích tụ mỡ trong cơ thể con người có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường. Chúng ta cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với rèn luyện thể lực thường xuyên để duy trì tỷ lệ mỡ trong cơ thể ở mức độ thích hợp.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Tài liệu tham khảo: Healthline.com, hsph.harvard.edu

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chất béo nào trong cơ thể khó đốt cháy nhất?

Chất béo nào trong cơ thể khó đốt cháy nhất?

Mỡ nâu trong cơ thể: Những điều bạn nên biết

Mỡ nâu trong cơ thể: Những điều bạn nên biết

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không?

Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

18

Bài viết hữu ích?