Zalo

Chất béo nào trong cơ thể khó đốt cháy nhất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thực tế không phải chất béo trong cơ thể tại vùng nào cũng giống nhau khi một số vùng mỡ dễ giảm hơn những vùng khác. Ví dụ như mỡ bụng là vấn đề mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải, kể cả nam giới hay nữ giới. Vậy thực sự chất béo nào trong cơ thể khó đốt cháy nhất?

1. Chất béo trong cơ thể có những loại nào?

Trong cơ thể người có 2 loại chất béo cơ bản là mỡ trắng và mỡ nâu có vai trò khác nhau:

  • Mô mỡ trắng: Đây là những tế bào giúp lưu trữ năng lượng từ thực phẩm mà con người tiêu thụ. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều calo thì các tế bào này cũng sẽ lớn hơn dẫn tới thừa cân, béo phì.
  • Mô mỡ nâu: Đây là loại mô nỡ đốt cháy năng lượng thay vì tích trữ chúng. Nếu nhiệt độ cơ thể giảm xuống do bất kỳ nguyên nhân nào thì các tế bào mô mỡ nâu sẽ kích hoạt và bắt đầu đốt cháy calo để làm ấm cơ thể. Điều này sẽ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể khỏe mạnh. Hầu hết các tế bào mô mỡ nâu được tìm thấy xung quanh các cơ quan chính và mạch máu.
Có hai loại chất béo trong cơ thể với các vai trò khác nhau
Có hai loại chất béo trong cơ thể với các vai trò khác nhau

Nhìn chung, các vùng cơ thể chứa lượng lớn mỡ như bụng và đùi sẽ kết hợp cả tế bào mô mỡ trắng và mô mỡ nâu. Cả hai loại chất béo đều cần thiết cho sức khỏe, nhưng việc quá nhiều hoặc quá ít 1 trong 2 có thể khiến hormone và các chức năng cơ thể khác bị mất cân bằng.

2. Vùng nào của cơ thể khó đốt cháy mỡ thừa nhất?

Chất béo trắng và chất béo nâu sẽ kết hợp với nhau để định hình nên chất béo tổng thể trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí của chất béo mà mức độ khó đốt cháy mỡ sẽ khác nhau.

Đối với chất béo nội tạng:

  • Chất béo nội tạng nằm sâu bên trong cơ thể nên được gọi là mỡ nội tạng. Vai trò của chất béo nội tạng là đệm lót cho cơ quan và mạch máu, đồng thời một lượng nhỏ chất béo nội tạng cũng rất quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể.
  • Tuy nhiên, dư thừa chất béo nội tạng có thể gây ra những nguy cơ bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe. Điều đáng mừng là khi bạn bắt đầu thay đổi chế độ ăn lành mạnh, tập luyện có kế hoạch và thường xuyên thì mỡ nội tạng sẽ biến mất đầu tiên.
  • Biểu hiện của việc đốt cháy mỡ trong cơ thể có thể là giảm vòng bụng trước khi giảm cơ khu vực khác

Đối với mỡ dưới da:

  • Là loại chất béo nằm ngay dưới bề mặt da mà bạn có thể cảm nhận thông qua véo vào bụng, chân và cánh tay. Lớp mỡ này đóng vai trò đệm và bảo vệ xương, cơ bắp đồng thời hoạt động như một nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể. Một lượng mỡ dưới da lành mạnh thực sự giúp ngăn ngừa việc ăn quá nhiều và cả bệnh lý đái tháo đường type 2.
  • Khi lượng mỡ nội tạng dư thừa được đốt cháy, cơ thể mới bắt đầu giải quyết lượng mỡ thừa dưới da. Tuy nhiên, mỡ dưới da khó giảm hơn rất nhiều so với mỡ nội tạng do chức năng đặc thù của nó đối với cơ thể.
  • Mặt khác, khi bạn có quá nhiều mỡ dưới da cũng đồng nghĩa bạn đó có lượng mỡ trắng lớn. Người thừa cân, béo phì có mức tế bào mỡ trắng co sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
Lớp mỡ dưới da thường là vùng khó đốt cháy nhất
Lớp mỡ dưới da thường là vùng khó đốt cháy nhất

3. Làm thế nào đốt cháy mỡ trong cơ thể hiệu quả?

Đầu tiên, bạn cần biết rằng việc cố gắng giảm cân ở những vùng cụ thể trên cơ thể bằng các bài tập mục tiêu thường không hiệu quả. Ví dụ nếu bạn muốn giảm mỡ dưới da quanh hông và đùi thì cách tốt nhất vẫn là cải thiện sức khỏe toàn thân bao gồm tập thể dục và chế độ ăn thâm hụt calo. Để có thể giảm mỡ toàn thân hiệu quả bạn có thể tham khảo một số phương pháp kiểm soát chất béo trong cơ thể như:

  • Theo dõi lượng đường tiêu thụ hàng ngày: Insulin được biết đến là hormon có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nhưng cũng có một chức năng khác là lưu trữ lượng glucose dư thừa dưới dạng mô mỡ. Điều này nghĩa là insulin ức chế sự phân huỷ chất béo và kích hoạt các tế bào mỡ tích trữ nhiều chất béo hơn. Việc nạp quá nhiều carbohydrate đặc biệt là đường sẽ khiến insulin giải phóng quá mức gây tích trữ mỡ thừa.
  • Ăn nhiều chất đạm: Hãy đảm bảo ăn từ 15-20g protein trong mỗi bữa ăn vì protein có khả năng kích hoạt leptin được chứng minh làm giảm đáng kể lượng calo tiêu thụ.
  • Tập luyện các bài tập HIIT: Đây là những bài tập cường độ cao ngắt quãng- tạo ra tình trạng thiếu oxy và trong suốt thời gian này cơ thể đốt cháy năng lượng và và tăng tốc trao đổi chất rất hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát sự thèm ăn và lựa chọn thực phẩm. Khi bạn thiếu ngủ và mệt mỏi thường có xu hướng thèm ăn ngọt để cung cấp năng lượng nhanh chóng, cơ thể cũng sản xuất nhiều hormone gây đói ghrelin hơn.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm: Bất kỳ ai cũng nên cân bằng các bữa ăn chính và cả bữa ăn nhẹ để đảm bảo cung cấp carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh cho cơ thể. Nếu mục tiêu là giảm cân, giảm mỡ bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm như sữa chua, rau xanh, trái cây, cá,…

Tóm lại, chất béo dưới da là dạng chất béo cơ thể khó đốt cháy nhất vì vậy khi một người có lớp mỡ dưới da lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với các nguy cơ bệnh tật nguy hiểm trong hiện tại và cả tương lai. Hãy cố gắng thay đổi chế độ ăn, tăng cường tập luyện và ngủ nghỉ, kiểm soát căng thẳng để từng bước giảm mỡ hiệu quả.

 Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tìm hiểu các loại chất béo trong cơ thể người

Tìm hiểu các loại chất béo trong cơ thể người

Mỡ nâu trong cơ thể: Những điều bạn nên biết

Mỡ nâu trong cơ thể: Những điều bạn nên biết

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không?

Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

Khi nào cơ thể đốt mỡ?

42

Bài viết hữu ích?