Mỡ nâu (có tên tiếng Anh là Brown fat) hay còn được gọi với tên khác là chất béo nâu, là 1 loại mỡ đặc biệt trong cơ thể được bật hay được kích hoạt trong điều kiện cơ thể bị lạnh. Chất béo nâu tạo ra nhiệt tác dụng nhằm giúp cơ thể duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện lạnh.
Khi chất béo tích tụ trong cơ thể bạn, các phân tử chất béo sẽ tập hợp lại với nhau để tạo thành một khối. Chất béo nâu có hình dạng tương tự như một cục nhỏ hình bầu dục màu nâu. Chất béo trong cơ thể bạn có màu sắc khác nhau biểu thị chức năng của nó. Mỡ nâu có màu nâu nguyên nhân do các tế bào mỡ chứa đầy ty thể hơn so với chất béo trắng. Ty thể được tạo thành từ rất nhiều chất sắt, tạo ra màu nâu cho chất béo.
Vị trí xuất hiện của mỡ nâu, đối với trẻ sơ sinh mỡ nâu nằm ở lưng, cổ và vai. Trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, mỡ nâu phân tán khắp cơ thể. Đối với người lớn, mỡ nâu xuất hiện xung quanh cổ, thận, tuyến thượng thận, tim (động mạch chủ) và ngực (trung thất).
Lượng chất béo trong cơ thể là khác nhau giữa người này và người khác. Bạn có ít mỡ nâu hơn mỡ trắng trong cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, mỡ nâu chiếm 2% đến 5% tổng trọng lượng cơ thể. Đối với thanh thiếu niên, lượng chất béo nâu giảm. Khi trưởng thành, bạn có một lượng nhỏ mỡ nâu. Những người gầy, chẳng hạn như vận động viên, có nhiều mỡ nâu trong cơ thể hơn so với những người khác.
Có nhiều loại chất béo khác nhau trong cơ thể bạn. Phân loại chất béo trong cơ thể dựa vào theo màu sắc và chức năng của nó, bao gồm:
Mỡ nâu có nhiệm vụ sinh nhiệt để làm ấm máu trong cơ thể bạn. Bạn sẽ nhận thấy chất béo nâu bị đốt cháy ngay trước khi bạn bắt đầu rùng mình vì chất béo kích hoạt (bật) ở nhiệt độ lạnh. Mỡ nâu tạo ra nhiệt bằng cách phá vỡ lượng đường trong máu (glucose) và các phân tử chất béo. Quá trình này (sinh nhiệt) tạo ra nhiệt để giúp bạn duy trì nhiệt độ trong cơ thể.
Chất béo nâu có các chức năng theo những cách khác nhau bao gồm:
Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không? Quá trình trao đổi chất trong cơ thể người có mối liên quan đến các phản ứng hóa học phân hủy thực phẩm chúng ta ăn thành đường, chất béo và axit amin. Việc sử dụng các hợp chất này để tạo năng lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, chúng cũng có thể được sử dụng để xây dựng cấu trúc tế bào và máy móc mới. Quá trình trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như chế độ dinh dưỡng hàng ngày, gen, môi trường và hoạt động hàng ngày.
Chất béo nâu phá vỡ các phân tử đường (glucose) và chất béo trong máu để tạo ra nhiệt và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ lạnh kích hoạt mỡ nâu, dẫn đến nhiều thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết chất béo của chúng ta là chất béo trắng, dự trữ thêm năng lượng. Mỡ trắng tích tụ nhiều gây ra tình trạng béo phì. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu hoạt động của mỡ nâu giảm cân nhằm điều trị bệnh béo phì, tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa khác.
Mỡ nâu có tác dụng đối với những người mong muốn giảm cân và đốt cháy calo. Bạn có thể thực hiện các bước để tăng lượng mỡ nâu trong cơ thể bằng cách:
Béo là một vấn đề gây ra nhiều bệnh lý, chúng ta phải chung sống trọn đời. Giảm béo do đó không phải chỉ 1 lần là xong. Do đó, bạn cần lưu ý lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh/ hiệu quả sớm/ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Với những người bị mỡ máu đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân cũng như giảm mỡ máu hiệu quả, có thể tham khảo thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng. Bác sĩ điều trị sẽ thực hiện những đánh giá sức khỏe tổng thể của từng cá nhân cụ thể trước khi thực hiện liệu pháp. Sau đó, sẽ đưa ra cho bạn phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể dựa trên kết quả các xét nghiệm cơ bản đã thực hiện như xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người cụ thể.
26
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
26
Bài viết hữu ích?