Zalo

Mỡ nâu trong cơ thể: Những điều bạn nên biết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ nâu, còn gọi là mô mỡ nâu có tác dụng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể khi quá lạnh. Mỡ nâu trong cơ thể tương tự như chất béo mà gấu sử dụng để giữ ấm khi chúng ngủ đông. Trẻ sinh ra có nhiều mỡ nâu sau bả vai. Trẻ sơ sinh không thể rùng mình, đó là một trong những cách cơ thể tạo ra nhiệt. Chất béo nâu hoạt động như một lò sưởi tích hợp.

1. Mỡ nâu trong cơ thể là gì?

Trong cơ thể có hai loại chất béo chính là chất béo trắng và chất béo nâu. Chất béo trắng tích tụ trong cơ thể khi bạn nạp thêm calo. Mỡ trắng được tích trữ lượng calo dư thừa này để sử dụng khi bạn không nhận đủ năng lượng từ thức ăn. Phần lớn mỡ dư thừa trong cơ thể bạn là mỡ trắng. Mỡ trắng thường được tích trữ ở vùng đùi, hông và bụng. Việc quá dư thừa mỡ trắng trong bụng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch và đái tháo đường loại 2.

Mỡ trắng và mỡ nâu trong cơ thể được tạo thành từ những thứ khác nhau. Mỡ trắng được tạo thành từ những giọt lipid lớn hoặc axit béo. Mỡ nâu (có tên tiếng Anh là Brown fat) hay còn được gọi với tên khác là chất béo nâu, là 1 loại mỡ đặc biệt trong cơ thể được bật hay được kích hoạt trong điều kiện cơ thể bị lạnh. Các tế bào trong chất béo nâu chứa đầy ty thể. Ty thể rất giàu chất sắt, tạo màu nâu cho chất béo. Ty thể là trái tim của các tế bào của bạn. Chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng như đường và chất béo trắng và phân hủy chúng để tạo ra năng lượng. 

Mỡ nâu dự trữ nhiều năng lượng hơn trong một không gian nhỏ hơn mỡ trắng. Mỡ nâu trong cơ thể tạo ra nhiệt tác dụng nhằm giúp cơ thể duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện lạnh.

Khi chất béo tích tụ trong cơ thể bạn, các phân tử chất béo sẽ tập hợp lại với nhau để tạo thành một khối. Mỡ nâu trong cơ thể có hình dạng tương tự như một cục nhỏ hình bầu dục màu nâu. Mỡ nâu có màu nâu nguyên nhân do các tế bào mỡ chứa đầy ty thể hơn so với chất béo trắng. Ty thể được tạo thành từ rất nhiều chất sắt, tạo ra màu nâu cho chất béo.

Vị trí xuất hiện của mỡ nâu, đối với trẻ sơ sinh mỡ nâu nằm ở lưng, cổ và vai. Trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, mỡ nâu phân tán khắp cơ thể. Đối với người lớn, mỡ nâu xuất hiện xung quanh cổ, thận, tuyến thượng thận, tim (động mạch chủ) và ngực (trung thất).

Lượng chất béo trong cơ thể là khác nhau giữa người này và người khác. Bạn có ít mỡ nâu hơn mỡ trắng trong cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, mỡ nâu chiếm 2% đến 5% tổng trọng lượng cơ thể. Đối với thanh thiếu niên, lượng chất béo nâu giảm. Khi trưởng thành, bạn có một lượng nhỏ mỡ nâu. Những người gầy, chẳng hạn như vận động viên, có nhiều mỡ nâu trong cơ thể hơn so với những người khác.

Khi cơ thể bạn bị lạnh, nó sẽ tạo ra một loại hormone gọi là norepinephrine. Chất béo nâu có thụ thể cho norepinephrine. Khi các thụ thể này cảm nhận được nội tiết tố, chúng báo hiệu cho nhiều ty thể bắt đầu tạo ra năng lượng. Điều này tạo ra hơi ấm giúp bạn duy trì nhiệt độ cơ thể.

Mặc dù bạn mất đi phần lớn mỡ nâu trong cơ thể khi lớn lên, nhưng bạn vẫn giữ lại một số chất béo đó. Người lớn có một lượng rất nhỏ mỡ nâu trong cơ thể tập trung ở vùng cổ, xương đòn, thận và tủy sống. Người gầy thường có nhiều mỡ nâu trong cơ thể hơn người thừa cân. Phụ nữ cũng có xu hướng có nhiều mỡ nâu trong cơ thể hơn so với nam giới.

mỡ nâu trong cơ thể
Mỡ nâu trong cơ thể được kích hoạt trong điều kiện cơ thể bị lạnh

2. Lợi ích sức khỏe của mỡ nâu trong cơ thể

Các nhà khoa học đang nghiên cứu những vai trò khác mà mỡ nâu trong cơ thể có thể đóng góp trong cơ thể bạn. Cụ thể, họ muốn biết thêm về cách nó sử dụng chất béo trắng làm nhiên liệu. Một số nghiên cứu cũng đang xem xét cách tập thể dục có thể báo hiệu các hormone kích hoạt chất béo nâu. Các bác sĩ đang cố gắng tìm hiểu xem liệu họ có thể sử dụng tác dụng của chất béo nâu để điều trị bệnh béo phì hay không.

Một nghiên cứu cho thấy, mỡ nâu trong cơ thể lọc ra một số axit amin như leucine, isoleucine và valine từ máu của bạn. Các axit amin này có trong thành phần của các loại thực phẩm như trứng, thịt, cá, thịt gà, các sản phẩm từ sữa và một số chất bổ sung xây dựng cơ bắp. Những sản phẩm này tốt cho sức khỏe bạn với số lượng bình thường, nhưng có quá nhiều trong máu có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường. Bạn càng có ít mỡ nâu trong cơ thể bạn càng ít có khả năng lọc ra các axit amin này khi mức độ của chúng quá cao và nguy cơ mắc các tình trạng này của bạn sẽ tăng lên.

3. Cách xây dựng mỡ nâu trong cơ thể

  • Một số loại thuốc có thể làm tăng chất béo nâu hay chất béo tốt để giảm cân. Thiazolidinediones (TZDs) là một loại thuốc được sử dụng có tác dụng trong kiểm soát tình trạng kháng insulin và đồng thời giúp tích tụ tăng mỡ nâu trong cơ thể. Nhưng thuốc TZD được kê đơn sử dụng đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường và không sử dụng đối với những đối tượng khác. Loại thuốc này cũng liên quan đến việc tăng cân, giữ nước và các tác dụng không mong muốn khác. Vì vậy, chúng không thể được sử dụng như một giải pháp đối với những người muốn tăng thêm chất béo tốt trong cơ thể.
  • Giảm nhiệt độ xuống: Để cơ thể bạn tiếp xúc với nhiệt độ mát lạnh và thậm chí lạnh có thể có tác dụng giúp tạo ra nhiều tế bào mỡ nâu trong cơ thể. Bạn có thể cân nhắc việc tắm nước lạnh hoặc tắm nước đá. Vặn điều khiển điều hòa xuống vài độ trong nhà hoặc đi ra ngoài khi thời tiết lạnh là những cách khác với tác dụng làm mát cho cơ thể và có thể tạo ra nhiều mỡ nâu trong cơ thể hơn.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên: Theo như nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy rằng một loại protein gọi là irisin có thể có tác dụng giúp chuyển đổi mỡ trắng thành mỡ nâu trong cơ thể. Con người cũng sản xuất protein này. Đồng thời, nghiên cứu này cũng chứng minh rằng những người ít vận động sản xuất ít irisin hơn những người tập thể dục thường xuyên hơn. Mức độ được tăng lên đối với những người thường xuyên tập luyện thể dục nhịp điệu với cường độ cao hơn. Các bác sĩ cũng khuyến khích bạn nên tập thể dục để kiểm soát cân nặng và sức khỏe tim mạch. Cụ thể, người bình thường nên dành thời gian 150 phút/ tuần (khoảng 20 phút mỗi ngày) hoạt động vừa phải, như đi bộ hoặc chơi quần vợt hoặc 75 phút/ tuần (khoảng 11 phút mỗi ngày) hoạt động mạnh, như chạy bộ hoặc bơi lội. 
mỡ nâu trong cơ thể
Tập thể dục có tác dụng giúp chuyển đổi mỡ trắng thành tế bào mỡ nâu trong cơ thể

Béo phì là một vấn đề gây ra nhiều bệnh lý, chúng ta phải chung sống trọn đời. Giảm béo do đó không phải chỉ 1 lần là xong. Do đó, bạn cần lưu ý lựa chọn một phương pháp giảm béo nhanh/ hiệu quả sớm/ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong đời mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không?

Chất béo nâu cải thiện sự trao đổi chất không?

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Vì sao mỡ bụng dưới khó giảm?

Vì sao mỡ bụng dưới khó giảm?

68

Bài viết hữu ích?