Sau quá trình sinh nở, đặc biệt là các trường hợp sinh mổ thì cơ thể người mẹ rất cần bổ sung dưỡng chất để hồi phục cũng như có sữa cho trẻ trong thời gian đầu đời. Vì vậy, thực đơn cho bà mẹ sau sinh mổ cần được xây dựng đề phù hợp với giai đoạn này. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách lên thực đơn cho mẹ sau sinh mổ vừa nhiều sữa, vừa ít béo.
1. Lên thực đơn cho mẹ sau sinh mổ để hồi phục sớm và nhiều sữa cho con
Bà mẹ sau sinh có nhu cầu nạp từ 2300-2500 calo mỗi ngày nếu nuôi con bằng sữa mẹ và 1800-2000 calo nếu không cho con bú. Do đó, để xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Xây dựng thực đơn đa dạng, chia nhỏ các bữa ăn: Bà mẹ cần được cung cấp dinh dưỡng từ 4 nhóm chất chính (đạm, tinh bột, chất béo, vi chất) và có thể chia nhỏ bữa ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày. Tránh việc nhồi nhét, sắp xếp thực đơn quá tải về dinh dưỡng, gây mất cân bằng về lượng và chất, giảm cảm giác ngon miệng, gây tăng cân không cần thiết.
Kết hợp thực phẩm lợi sữa, giàu dinh dưỡng: Để có nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, mẹ cần bổ sung thêm các món ăn giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin, thực phẩm hỗ trợ tăng khả năng sản sinh sữa.
Tăng cường bổ sung đa dạng các loại trái cây, rau củ: Đây là nguồn cung cấp vitamin, vi chất thiết yếu cho cơ thể ngoài ra đóng vai trò quan trọng trong thực đơn giảm cân cho mẹ sau sinh mổ.
Lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi, sạch, ăn chín uống sôi: Cơ thể sau sinh của mẹ thường rất yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó chế độ ăn cần được đảm bảo nguyên liệu tươi sạch, chế biến kĩ càng và đảm bảo vệ sinh.
2. Sau sinh mổ nên ăn và không nên ăn gì?
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần có những thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu sắt (lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, gan gà, gan lợn, hạt óc chó, hạnh nhân) để hỗ trợ sản sinh tế bào máu bù lại lượng máu đã mất.
Thực phẩm giàu protein để tăng cường sản xuất sữa mẹ như: Thịt bò, cá hồi và cá mòi,…
Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa: Bổ sung thêm canxi cho mẹ và trẻ.
Trứng: chứa nhiều protein, sắt, ít calo là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn cho mẹ sinh mổ. Ngoài ra, việc hàm lượng calo thấp cũng giúp hỗ trợ cho mẹ giảm cân sau sinh.
Cá: Chứa nhiều omega-3 tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ, đặc biệt là cá hồi. Tuy nhiên, mẹ sau sinh kiêng ăn cá trong tháng đầu vì không tốt cho việc đông máu. Một vài loại có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá ngừ,… mẹ cũng không nên ăn vì có thể ảnh hưởng tới trẻ. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm tươi hơn đông lạnh để vẫn còn nguyên giá trị dinh dưỡng.
Thịt gà, lợn, bò và các loại hạt cây, đậu phụ cũng chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể, nên chọn phần thịt nhiều nạc, ít mỡ để đảm bảo nguồn protein chất lượng và hạn chế chất béo.
Vitamin A: Giúp chống lão hoá, tốt cho mắt, giúp trẻ nhận được đủ vitamin A từ sữa mẹ. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A thường là cà rốt, đu đủ, dưa hấu, khoai lang, cá hồi, rau bina, cải xoăn và củ cải.
Vitamin B: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, phát triển thần kinh và não bộ cho trẻ. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B là các loại hạt, rau dền, đậu xanh, đen và bí ngô,…
Vitamin C: Giúp nhanh lành vết thương mổ của mẹ, nâng cao sức đề kháng cả mẹ và bé. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm súp lơ, ớt chuông, cà chua, cam, quýt, bưởi và bông cải xanh,…
Vitamin D: Giúp giảm tình trạng loãng xương sau sinh mổ, đau nhức xương khớp do sinh xong mẹ còn yếu. Bổ sung vitamin D3 cũng giúp trẻ giảm nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng. Các thực phẩm giàu vitamin D gồm trứng, thịt cá, sữa và đậu,…
Vitamin K: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, sản xuất hồng cầu giúp mẹ sau sinh nhanh hồi phục vết mổ hơn. Các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, diếp cá thường chứa nhiều vitamin K.
Mẹ sau sinh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh. Ngoài ra, còn có một số loại đồ uống lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ như nước gạo lứt rang hay sữa gạo, nước dừa và nước ép hoa quả.
Một số loại thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên tránh gồm có:
Thực phẩm gây mất sữa: Lá lốt, bạc hà, măng tươi, bắp cải có thể gây ức chế sản sinh ra sữa của cơ thể người mẹ.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và calo có thể khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát, gây trở ngại cho quá trình phục hồi vóc dáng.
Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị làm giảm chất lượng, gây mùi vị lạ cho sữa mẹ. Ngoài ra thức ăn mặn còn có thể gây tăng huyết áp và gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
Thức uống chứa cồn, chất kích thích, cafein cần loại bỏ tuyệt đối để tránh làm giảm chất lượng sữa mẹ và ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
Thực phẩm nhiều đường và các chất tạo ngọt làm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, tích tụ mỡ thừa gây tăng cân có thể ảnh hưởng tới hành vi của trẻ khi chuyển hóa sang sữa mẹ.
Không ăn mặn: Làm tăng nguy cơ gây cao huyết áp và táo bón.
3. Xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ như thế nào?
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1 tháng có thể được xây dựng theo từng tuần với 3 bữa chính. Trong đó thực đơn ăn sáng cho mẹ sau sinh mổ như sau:
Ngày 1: Bánh mì trứng và sữa tươi giúp bổ sung sắt, protein, canxi.
Ngày 3: Cháo gà, sữa bò bổ sung canxi từ sữa protein từ thịt gà.
Ngày 4: Xôi thịt, nước ép dứa giúp bổ sung protein và vitamin lại lợi sữa. Ngoài ra nước ép dứa cũng có thể giảm mỡ sau sinh.
Ngày 5: Cháo cá hồi, sữa tươi giúp bổ sung omega-3 từ cá hồi và canxi từ sữa tươi.
Ngày 6: Bún bò, nước cam ép giúp bổ sung thêm sắt, protein từ thịt bò và vitamin A, C từ cam.
Ngày 7: Cháo đậu xanh, nho tươi.
Thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu sau sinh:
Ngày 1: Thịt bò kho gừng, canh bí sườn, đậu luộc, táo…giúp bổ sung thêm sắt, protein, vitamin và chất xơ. Ngoài ra, gừng cũng có tính ấm giúp mẹ đỡ nhiễm lạnh.
Ngày 2: Tôm rim, mướp đắng nhồi thịt, canh rau lang, trứng luộc, cam. Giúp bổ sung protein, canxi, vitamin và chất xơ.
Ngày 3: Su su xào cà rốt, canh sườn nấu khoai tây, trứng kho thịt, bưởi. Giúp bổ sung protein, canxi, vitamin A và chất xơ.
Ngày 4: Rau dền luộc, chim câu hầm, canh bí xanh thịt bằm, chuối. Bổ sung protein, vitamin và chất xơ.
Ngày 5: Đậu cove xào bắp bò, cánh gà chiên mắm, nhãn. Bổ sung protein và vitamin.
Ngày 6: Canh chân giò hầm khoai tây, súp lơ xào, táo. Giúp bổ sung protein, vitamin và chất xơ.
Ngày 7: Thịt lợn luộc, canh rau cải thịt bằm, ổi. Giúp bổ sung protein, vitamin và các chất xơ.
Ngày 7: Trứng rán với thịt bằm, mướp xào, canh chân giò hầm khoai, lê.
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn biết được thực đơn cho mẹ sau sinh mổ. Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ sau sinh cũng cần tập luyện hợp lý để giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe và giảm cân lành mạnh. Trong trường hợp, bạn là người rất bận rộn với công việc, không có thời gian cho việc tập luyện hoặc ăn kiêng thì hãy thử áp dụng phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay - truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp có thể giúp giảm cân tới cấp độ tế bào chỉ trong thời gian 6 tuần, với liệu trình là 8 giờ. Các tổ hợp vitamin và khoáng chất của truyền tiêu hao năng lượng có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất, chuyển hóa của cơ thể. Nhờ đó mà bạn luôn tràn đầy năng lượng cho mọi hoạt động mà vẫn có thể giảm mỡ nội tạng, mỡ trong máu hay mỡ dưới da nếu có dư thừa. Cách thực hiện của phương pháp này là truyền trực tiếp các loại vitamin và khoáng chất (B-complex, Vitamin C, khoáng chất Vàng Selen) vào tĩnh mạch của bạn. Sau mỗi buổi truyền, cơ thể của bạn sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, giảm thiểu tối đa khả năng tích tụ mỡ thừa và không có nhu cầu để nạp thêm năng lượng. Đặc biệt, bạn không chỉ được thăm khám sức khỏe, đánh giá chỉ số mỡ trước khi bắt đầu mà trong suốt quá trình luôn có bác sĩ riêng theo sát và lên thực đơn dinh dưỡng dựa trên kết quả tầm soát chỉ số ngộ độc mỡ. Lựa chọn truyền tiêu hao năng lượng chính là giải pháp giảm mỡ ở phần bụng dưới eo hiệu quả và bền vững.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888