Zalo

Tăng tuổi thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhanh

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Việc ăn quá nhanh liên tục trong thời gian dài có thể tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Một số tác động ngắn hạn bao gồm đầy hơi quá mức, huyết áp tăng cao, lượng đường trong máu tăng và giảm hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tác dụng lâu dài của việc ăn quá nhanh bao gồm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và viêm dạ dày. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những tác hại của việc ăn quá nhanh thông qua bài viết dưới đây.

1. Ăn nhanh là gì? Như thế nào được gọi là ăn nhanh?

Trong thế giới bận rộn ngày nay, mọi người thường ăn uống nhanh chóng và vội vàng. Nếu bạn là kiểu người thường xuyên ăn hết thức ăn trong dĩa của mình trong khi những người khác chỉ mới ăn được một nửa thì có lẽ bạn đang ăn quá nhanh.

Não của bạn cần thời gian để xử lý tín hiệu no. Trên thực tế, có thể mất tới 20 phút để não bạn nhận ra rằng bạn đã no. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên cố gắng ăn với tốc độ sao cho bữa ăn của bạn kéo dài trong 20 phút hoặc lâu hơn để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt nhất.

tác hại của việc ăn quá nhanh
Ăn nhanh có hại không?

2. Các tác hại của việc ăn quá nhanh 

Trong cuộc sống hiện đại chúng ta dường như luôn cố gắng làm mọi thứ nhanh hơn nhằm tiết kiệm thời gian, kể cả việc ăn uống. Vậy ăn nhanh có hại không?

Ăn quá nhanh là một thói quen thực sự không tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Một số tác hại của việc ăn nhanh đối với cơ thể, bao gồm:

2.1. Đau dạ dày 

Khi chúng ta nhai các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động và cơ thể được thông báo sẽ được cung cấp thức ăn. Nếu chúng ta ăn quá nhanh thì thức ăn chưa được nghiền nát kỹ và khi xuống dạ dày sẽ mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được dẫn đến làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Nếu bạn ăn quá nhanh trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày và ảnh hưởng đến vị giác vì dây thần kinh vị giác vẫn ở trạng thái hưng phấn. Bên cạnh đó, khi bạn ăn quá nhanh và nuốt vội vàng sẽ khiến cho thức ăn khó di chuyển qua đường tiêu hóa hơn, dẫn đến cơ thể không hấp thu tốt những chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cảm giác chướng bụng sau khi ăn.

2.2. Tăng nguy cơ béo phì

Tác hại của việc ăn nhanh là làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì do cơ thể sẽ ngừng tiết hormon có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Thông thường, cảm giác no ở dạ dày phải mất khoảng 20 phút mới được thông báo đầy đủ đến não. Nếu bạn ăn quá nhanh sẽ rất dễ xảy ra tình huống là ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no hay không thể kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể dẫn đến tình trạng ăn quá no. Tác hại của việc ăn nhanh trong thời gian dài là dẫn đến thừa cân béo phì.

Ngoài ra, lượng thức ăn liên tục được nạp vào cơ thể khiến cơ thể không xử lý kịp dẫn đến tình trạng ứ đọng chất béo và đường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự điều tiết insulin trong cơ thể và hậu quả của tình trạng này là làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm.

tác hại của việc ăn quá nhanh
Một tác hại của việc ăn nhanh là tăng nguy cơ thừa cân béo phì

2.3. Hội chứng chuyển hóa

Ăn nhanh và tăng cân liên quan có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, một nhóm yếu tố nguy cơ được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

2.4. Tiêu hóa kém

Ăn nhanh có hại không? Ăn quá nhanh đôi khi khiến bạn không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn. Việc ăn quá nhanh còn có thể khiến bạn dễ mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng khiến dạ dày khó chịu và nhiều tình trạng bệnh lý khác. 

Đối với những thức ăn cứng hoặc nhiều dầu mỡ thì việc ăn quá nhanh sẽ khiến dạ dày không thể nghiền nát thức ăn và ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

3. Cách nào giúp hạn chế ăn nhanh?

Một số cách có thể giúp bạn hạn chế việc ăn nhanh, bao gồm:

  • Ngồi xuống ăn và hạn chế không bị phân tâm khi ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên tránh xa những tình huống khiến bạn dễ dàng ngấu nghiến thức ăn mà không cần chú ý nhiều, chẳng hạn như ăn trong ô tô hoặc trước TV và máy tính. Thay vào đó, hãy ngồi xuống bàn và cố gắng ăn trong chánh niệm. Bạn không chỉ ăn chậm lại mà bữa ăn của bạn còn có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn.
  • Đừng ăn trước màn hình TV, máy tính, điện thoại thông minh hoặc thiết bị khác. Điều này có thể khiến bạn ăn nhanh, thiếu suy nghĩ và có thể khiến bạn quên mất mình đã ăn bao nhiêu.
  • Hãy cắn từng miếng nhỏ. Tránh việc đưa một miếng thức ăn khác vào miệng trong khi vẫn nhai miếng trước đó.
  • Nhai kỹ thức ăn hơn trước khi nuốt. Có thể hữu ích khi đếm số lần bạn nhai từng miếng. Cố gắng nhai từng miếng thức ăn 20–30 lần.
  • Đặt nĩa của bạn xuống giữa mỗi lần ăn. Điều này giúp bạn ăn chậm lại và tận hưởng từng miếng ăn nhiều hơn.
  • Hãy cố gắng thưởng thức món ăn của bạn cùng gia đình hoặc bạn bè bất cứ khi nào bạn có thể. Trò chuyện là một cách thú vị để kéo dài bữa ăn.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng trong khi ăn. Một số nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để thưởng thức bữa ăn của mình khi bật một bản nhạc thư giãn.
  • Tránh để cơ thể quá đói giữa các bữa ăn. Điều này có thể khiến bạn ăn quá nhanh và đưa ra những quyết định sai lầm về thực phẩm. Bạn nên giữ một số đồ ăn nhẹ lành mạnh trong nhà để ngăn chặn điều này xảy ra.
  • Uống nước trong suốt bữa ăn sẽ khuyến khích bạn ăn chậm lại và giúp bạn cảm thấy no.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ không chỉ giúp no lâu mà còn mất khá nhiều thời gian để nhai.

Muốn sống khỏe với một sức khỏe thật tốt thì bạn cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học tránh ăn quá nhanh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và có thể kết hợp với liệu pháp tái tạo năng lượng nhằm bổ sung các vi hoạt chất cung cấp toàn diện axit amin, vitamin và thúc đẩy glutathione để tăng cường sức khỏe tổng thể từ cấp độ tế bào.

Tóm lại, bài viết đã cho chúng ta biết được việc ăn nhanh có hại không và những tác hại của việc ăn nhanh như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, đau dạ dày và tiêu hóa kém. Để có một sức khỏe tốt và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì chúng ta cần ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát nhỏ hơn, tiêu hóa triệt để hơn và các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn. 

Tài liệu tham khảo: Livestrong.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tế bào gốc là gì và chúng có tác dụng gì?

Tế bào gốc là gì và chúng có tác dụng gì?

Có phải tế bào gốc chống lão hóa và trẻ hóa cơ thể?

Có phải tế bào gốc chống lão hóa và trẻ hóa cơ thể?

Liệu pháp chống lão hóa thế hệ tiếp theo

Liệu pháp chống lão hóa thế hệ tiếp theo

Có bao nhiêu khía cạnh của chăm sóc sức khỏe toàn diện và chủ động (wellness)?

Có bao nhiêu khía cạnh của chăm sóc sức khỏe toàn diện và chủ động (wellness)?

Sống thọ: Các tác hại của việc ăn uống không lành mạnh

Sống thọ: Các tác hại của việc ăn uống không lành mạnh

34

Bài viết hữu ích?