Zalo

Tế bào gốc là gì và chúng có tác dụng gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tế bào gốc được biết đến như một hướng điều trị mới trong các bệnh khó. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội sống sót cho bệnh nhân. Vậy tế bào gốc là gì và có thể ứng dụng tế bào gốc như thế nào trong việc điều trị bệnh hiệu quả và không vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức.

1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là nguyên liệu thô của cơ thể - chính là tế bào mà từ đó các tế khác trong cơ thể có chức năng chuyên biệt được tạo ra. Trong điều kiện thích hợp ở cơ thể hoặc phòng thí nghiệm, tế bào gốc sẽ được tạo ra nhiều tế bào con hơn. Những tế bào con này sẽ trưởng thành và trở thành tế bào gốc mới hoặc tế bào biệt hoá với các chức năng cụ thể hơn. Chẳng hạn như tế bào máu, tế bào tim hoặc tế bào xương. Đồng thời cũng không có tế bào nào trong cơ thể có khả năng tự nhiên tạo ra các loại tế bào mới. 

Các loại tế bào gốc: 

  • Tế bào gốc phôi là những tế bào đến từ phôi có từ 3 đến 5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này phôi còn đang là phôi nang và số lượng tế bào trong phôi khoảng 150. Những tế bào gốc này là đa năng. Vì thế tế bào có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Do tính linh hoạt này sẽ cho phép sử dụng tế bào gốc để thực hiện chức năng tái tạo hoặc sửa chữa và phục hồi các mô bị tổn thương hoặc bị bệnh. 
  • Tế bào gốc trưởng thành: Là những tế bào gốc được tìm thấy với số lượng nhỏ trong hầu hết các môi trưởng thành của cơ thể. Chẳng hạn như tuỷ xương hoặc mỡ. Nếu so sánh tế bào gốc trưởng thành với tế bào gốc phôi, thì tế bào gốc trưởng thành thường chỉ có thể tạo ra được các loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng tế bào gốc trưởng thành chỉ có khả năng tạo ra các loại tế bào tương tự. Chẳng hạn như có quan điểm cho rằng tế bào gốc trong tủy xương chỉ có thể tạo ra tế bào máu. Tuy nhiên, những bằng chứng gần đây cho thấy tế bào gốc trưởng thành có thể tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào gốc tủy xương có thể tạo ra tế bào cơ tim hoặc cơ xương. 
  • Tế bào trưởng thành được biến đổi để có đặc tính của tế bào gốc phôi. Bằng cách tái lập trình di truyền, các nhà khoa học đã đổi thành công tế bào trưởng thành thành tế bào gốc. Với sự thay đổi kiểu gen trong tế bào trưởng thành, các nhà nghiên cứu có thể lập trình lại các tế bào để nó có thể hoạt động tương tự như tế bào gốc phôi. Với kỹ thuật mới này có thể cho phép các tế bào mô liên kế thông thường được tái lập trình để trở thành các tế bào có chức năng như tế bào tim. Nghiên cứu trên động vật bị suy tim được thực hiện tiêm tế bào tim mới, kết quả giúp cải thiện chức năng của tim và thời gian sống sót được kéo dài hơn. 
tế bào gốc là gì
Tế bào trưởng thành được biến đổi để có đặc tính của tế bào gốc phôi 
  • Tế bào gốc chu sinh được các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng tế bào gốc có trong nước ối cũng tương tự như máu cuống rốn. Những tế bào gốc này đều có khả năng biến đổi thành các tế bào chuyên biệt. 

2. Tế bào gốc có tác dụng gì?

Nếu có sự kích thích phù hợp thì tế bào gốc có khả năng đảm nhận vai trò của bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Đồng thời nó cũng có thể thực hiện tái tạo các mô tổn thương. Với tác dụng này thì tế bào gốc có thể giúp cứu sống hoặc phục hồi các vết thương hoặc vết tổn thương mô ở những người bệnh. 

Một số công dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh: 

  • Giúp tăng sự hiểu biết rõ hơn về cách mà bệnh tật tiến triển. Với việc quan sát các tế bào trưởng thành thành tế bào tạo trong xương, cơ tim, dây thần kinh, cũng như các cơ quan hoặc các mô khác. Thêm vào đó, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách thức bệnh tật diễn ra và tình trạng tiến triển của bệnh.
  • Tạo tế bào khỏe giúp thay thế các tế bào bị ảnh hưởng bởi bệnh lý. Tế bào gốc có thể được tạo thành các tế bào cụ thể để sử dụng cho những bệnh nhân cần có sự tái tạo và sửa chữa các mô bị tổn thương trong cơ thể. 

Những đối tượng có thể được hưởng lợi từ liệu pháp tế bào gốc bao gồm những người gặp tình trạng chấn thương tuỷ sống, đái tháo đường typ 1, bệnh Parkinson, xơ cứng hoặc teo cơ một bên, bệnh Alzheimer, đột quỵ, ung thư, viêm xương khớp… Tế bào gốc còn có thể mang lại tiềm năng phát triển thành mô mới để thực hiện cấy ghép và tái tạo trong y khoa. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn được các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu để có thể thực hiện ứng dụng hiệu quả. 

  • Thử nghiệm các loại thuốc mới về độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Trước khi sử dụng thuốc nghiên cứu về các tác dụng trên người, thì các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng một số loại tế bào gốc để thực hiện kiểm tra độ an toàn cũng như chất lượng của thuốc. Với thử nghiệm này thì sẽ có những tác động trực tiếp đến phát triển thuốc thử nghiệm các độc tính trên tim. Cụ thể của cơ chế này chính là tính đến hiệu quả của việc sử dụng tế bào gốc được lập trình thành các tế bào đặc hiệu của mô và được sử dụng để thử nghiệm với loại thuốc mới. Để quá trình thử nghiệm thuốc mới được chính xác, thì các tế bào phải được lập trình sao cho có đặc tính của tế bào mà thuốc có xu hướng nhắm tới. Chẳng hạn các tế bào thần kinh có thể được tạo ra để thực hiện thử nghiệm một loại thuốc mới trong điều trị thần kinh. Đồng thời các xét nghiệm có thể cho kết quả loại thuốc mới có tác dụng như thế nào đối với các tế bào và đánh giá xem liệu tế bào có bị tổn thương hay không. 
  • Tế bào gốc trong điều trị bệnh: Sử dụng tế bào gốc để làm gì trong quá trình điều trị bệnh. Chẳng hạn có thể thực hiện cấy ghép tế bào gốc thành ghép tủy xương. Trong quá trình cấy ghép thì công dụng của tế bào gốc sẽ thực hiện thay thế các tế bào bị tổn thương do hóa trị hoặc do bệnh tật hoặc là cách hệ thống miễn dịch phản ứng lại. Những ca thực hiện cấy ghép này thường được sử dụng tế bào gốc trưởng thành hoặc máu cuống rốn. 
tế bào gốc là gì
Sử dụng tế bào gốc để làm gì trong quá trình điều trị bệnh 

3. Một vài vấn đề xung quanh tác dụng của tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc có thực sự hiệu quả hay không? 

Trong những năm gần đây đã có khá nhiều cơ sở y tế cung cấp các phương pháp điều trị tế bào gốc khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thì chưa được đánh giá một cách rõ ràng. Trong một nghiên cứu thực hiện ở 570 người tại một phòng khám ở Mỹ cho thấy liệu pháp tế bào gốc thường được áp dụng cho các trường hợp bị chấn thương thể thao hoặc ung thư. 

Tuy nhiên, liệu pháp này vẫn mang tính lý thuyết dựa trên bằng chứng. Cơ quan quản lý dược phẩm, mỹ phẩm của Mỹ cho phép các phòng khám tiêm tế bào gốc cho người và tế bào gốc này chỉ nhằm mục đích thực hiện chức năng bình thường. Nhưng cơ quan này chỉ chấp thuận việc sử dụng tế bào gốc để tạo máu hay còn gọi là tế bào tiền thân tạo máu. Để có được tế bào này, các bác sĩ sẽ lấy chất này từ máu cuống rốn và sử dụng chúng để điều trị các tình trạng ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. 

Vấn đề đạo đức

Trong lịch sử, sử dụng tế bào gốc trong nghiên cứu y học gặp khá nhiều tranh cãi. Lý do kh sử dụng tế bào gốc trong điều trị lần đầu được chú ý vào năm 1990. Khi đó, các nhà nghiên cứu mới chỉ lấy được tế bào gốc của con người từ phôi. 

Có khá nhiều ý kiến không đồng tình với việc sử dụng tế bào phôi người để nghiên cứu y học. Vì điều đó đồng nghĩa với việc phá huỷ phôi thai. Đồng thời nó sẽ tạo ra các vấn đề phức tạp trong cuộc sống của con người. 

Năm 2006 các nhà nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng tế bào iPS, họ sẽ không lấy những tế bào gốc này từ tế bào gốc phôi thai. Kết quả của phương pháp này không có mối lo ngại về mặt đạo đức. Cùng với sự phát triển liên tục thì các công nghệ tế bào gốc hiện nay đã dần thay đổi cả trong nghiên cứu và nhận định của các chuyên gia. Mặc dù vậy, những lo ngại về sử dụng tế bào iPS vẫn còn tồn tại. Vì vậy, vẫn cần có những nghiên cứu chuyên sâu và những quy định cho vấn đề này. 

Tế bào gốc không chỉ là một xu hướng mới trong ngành y khoa mà còn là một công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Mặc dù các công nghệ liên quan đến tế bào gốc hứa hẹn những điểm mới trong phòng và điều trị bệnh, nhưng việc ứng dụng tế bào gốc vẫn chưa được đồng thuận, đặc biệt là vấn đề đạo đức. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể hơn đối với lĩnh vực này.

Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Medicalnewstoday.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tế bào gốc trung mô là gì?

Tế bào gốc trung mô là gì?

Có phải tế bào gốc chống lão hóa và trẻ hóa cơ thể?

Có phải tế bào gốc chống lão hóa và trẻ hóa cơ thể?

Loại tế bào gốc nào hiệu quả nhất

Loại tế bào gốc nào hiệu quả nhất

Danh sách những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc

Danh sách những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

Tế bào gốc có thể biến thành xương và chất béo thế nào?

20

Bài viết hữu ích?