Zalo

Danh sách những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tế bào gốc được nhận định như một nguồn nguyên liệu thô có khả năng biệt hoá thành các loại tế bào chức năng trong cơ thể. Trong điều kiện thích hợp các tế bào gốc có thể phân chia thành nhiều loại tế bào chuyên biệt như tế bào xương, tế bào cơ tim hoặc tế bào não. Phương pháp cấy ghép tế bào có thể mang lại nhiều lợi ích trong điều trị một số bệnh nghiêm trọng. Vậy những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc là những bệnh nào?

1. Bệnh U não

Mặc dù phương pháp tế bào gốc còn khá mới mẻ với nền y học nhưng đã có khá nhiều ứng dụng rộng rãi nhằm giúp điều trị bệnh. Tế bào gốc chữa được những bệnh gì? 

Đầu tiên kể đến bệnh U não, theo đó, chữa bệnh bằng tế bào gốc cho bệnh nhân u não đã được các nhà nghiên cứu tìm ra khi thực hiện bẫy virus herpes trong tế bào gốc. Sau đó sử dụng để nhắm vào các khối u não. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ chuột bị u não sống sót được cải thiện khả đáng kể. Các tế bào gốc trung mô được các nhà nghiên cứu sử dụng nhằm mang virus chống ung thư, đồng thời làm hệ thống phân phối thuốc được hiệu quả. Tiếp đó sẽ làm cho các khối u não bị teo nhỏ lại. Phương pháp này sẽ giúp mở ra những hướng điều trị mới trong điều trị ung thư não nói riêng và ung thư nói chung. 

2. Bệnh mất thính lực hay điếc tai

Điếc tai là một trong những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc. Nguyên nhân chính của điếc tai chính là do tổn thương bên trong tai. Trong kết quả một số nghiên cứu đã nhận định, sử dụng tế bào gốc ốc tai là những tế bào tìm thấy trong tai có thể giúp phục hồi thính lực. Các tế bào gốc ốc tai có thể tự làm mới sau đó phân chia thành các tế bào khác nhau. Như vậy sẽ giúp tái sinh ốc tai đồng thời biệt hoá thành ốc tai trưởng thành và các tế bào thần kinh đệm. Vì vậy, điều trị các bệnh khiếm thính hiệu quả bằng cách sử dụng tế bào gốc sẽ thiết lập cấu trúc thần kinh bên trong vành tai.

những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc
Điếc tai là một trong những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc 

3. Bệnh đái tháo đường tuýp 1

Hiện nay, khi thực hiện lưu trữ tế bào gốc chữa được những bệnh gì? Theo các kết quả nghiên cứu đã nhận định tế bào gốc có khả năng biệt hoá thành các tế bào insulin, như vậy sẽ giúp cho quá trình điều trị đái tháo đường tuýp 1 được dễ dàng hơn. Các tế bào gốc sản sinh insulin sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Tiếp đó sẽ được ghép vào cơ thể người trưởng thành, đồng thời đảm bảo đầy đủ mọi chức năng trong cơ thể.

4. Bệnh tim mạch

Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi thực hiện điều trị tim mạch bằng phương pháp tế bào gốc sẽ tạo ra tế bào mới thông qua kích thích tế bào gốc không hoạt động đang tồn tại trong cơ tim. Với nghiên cứu này, các tế bào gốc đã được kiểm soát cũng có thể biệt hoá thành các tế bào cơ tim mới. Từ đó sẽ giúp cho việc điều trị các bệnh tim mạch đạt hiệu quả hơn.

5. Bệnh về da

Liệu pháp gen dựa vào tế bào gốc được các nghiên cứu chỉ ra rằng, có khả năng trong điều trị các vùng da bị rộp hoặc các khối u trên da. Những bệnh ly thượng bì bóng nước là bệnh di truyền có thể áp dụng liệu pháp này để điều trị thành công. Trong nghiên cứu này còn sử dụng cả tế bào gốc giúp tái tạo và phục hồi các chức năng của da. Đặc biệt phương pháp này không gây ra các tác dụng phụ cho da. 

6. Vô sinh hiếm muộn

Tế bào gốc đã được các nghiên cứu chỉ ra có khả năng được sử dụng để điều trị tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Phương pháp này áp dụng bằng cách lấy các tế bào gốc từ tế bào da, sau đó sẽ sử dụng các tế bào này để tạo ra tế bào tiền thân của tinh trùng, đồng thời sản sinh ra các tinh trùng khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có thể ghép các tế bào gốc vào tinh hoàn của những trường hợp bị rối loạn sản xuất tinh trùng. Như vậy, khi áp dụng liệu pháp tế bào gốc có thể mang đến nhiều cơ hội làm cha cho những nam giới bị vô sinh hiếm muộn. 

7. Bệnh phổi

Các nghiên cứu đã và đang tiếp tục phát triển kỹ thuật mới trong chuyển đổi tế bào gốc thành tế bào đường hô hấp và tế bào phổi. Như vậy, sẽ tăng cao khả năng tạo ra mô phổi để áp dụng cho phương pháp cấy ghép mô phổi và mở ra con đường mới trong điều trị các bệnh liên quan đến phổi, trong đó có cả bệnh xơ phổi vô căn.

8. Bệnh bàng quang

Tế bào chuyên biệt sau khi được thực hiện quá trình phân lập từ tế bào gốc của cơ thể người sẽ được mang đi sử dụng điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn bàng quang. Nhà khoa học sẽ thực hiện tái tạo các mô bàng quang trong phòng thí nghiệm bằng tế bào gốc. Sau đó, tế bào gốc sẽ được cấy ghép thêm vào hoặc thay thế cho những trường hợp bị suy giảm chức năng bàng quang. 

những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc
Tế bào chuyên biệt sẽ được mang đi sử dụng điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn bàng quang

9. Bệnh tự kỷ

Cơ chế của bệnh tự kỷ mặc dù vẫn đang được nghiên cứu để đánh giá rõ hơn về căn bệnh này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng, ở những trẻ bị tự kỷ thì kết nối thần kinh của các vùng não thường xảy ra một cách bất thường. Hơn nữa, các tế bào miễn dịch lại hoạt động trong trạng thái quá mức, gây ra tình trạng ngộ độc thần kinh. Đây chính là điểm mấu chốt cần lưu ý trong điều trị tử kỷ. Với phương pháp tế bào gốc có thể áp dụng vào những điểm nêu trên trong điều trị tự kỷ. Các tế bào gốc từ vị trí tủy xương của người bệnh sẽ mang lại tác dụng điều hoà các phản ứng miễn dịch quá mức. Đồng thời giúp hạn chế việc sản xuất các chất độc thần kinh. Tế bào gốc khi được bổ sung sẽ tăng cường hệ thống mạch máu để máu dễ dàng lưu thông giúp tế bào não được tưới máu nhiều hơn. Khi đó cũng sẽ tăng khả năng phục hồi vùng não bộ bị tổn thương. Không những thế tế bào gốc còn có khả năng kích thích để tiết ra các yếu tố tăng trưởng và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Nhờ cơ chế này kết hợp với liệu pháp tế bào gốc sẽ giúp sửa đổi các bất thường cũng như cải thiện chức năng não bộ của trẻ mắc bệnh tự kỷ. 

10. Thiếu máu

Những trường hợp mắc thiếu máu bao gồm cả thiếu máu bất sản, thiếu máu rối loạn tạo hồng cầu bẩm sinh hoặc tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm và thiếu máu Fanconi.

11. Rối loạn về máu hoặc các bất thường về hồng cầu di truyền

Thiếu máu Blackfan-Diamond, Beta Thalassemia thể nặng, Bất sản hồng cầu thuần túy và Bệnh hồng cầu hình liềm.

12. Bệnh bạch cầu 

Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, Bệnh bạch cầu lưỡng tính cấp tính, Bệnh bạch cầu tủy cấp tính, Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, Bệnh bạch cầu không phân biệt cấp tính, Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML), Bệnh bạch cầu lympho bào mãn tính, Thiếu máu kháng trị với các vụ nổ quá mức, Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính vị thành niên Thiếu máu chịu lửa, Bệnh bạch cầu tủy bào thiếu niên và Bệnh bạch cầu Myelomonocytic mãn tính.

13. Rối loạn miễn dịch di truyền 

Hội chứng Omenn, Hội chứng Kostmann, Hội chứng tế bào lympho trần, Ataxia-Telangiectasia, Hội chứng DiGeorge, Suy giảm miễn dịch biến đổi thường gặp, Rối loạn tăng sinh bạch huyết, Thiếu kết dính bạch cầu, Hội chứng Wiskott-Aldrich, Bệnh xơ tủy cấp tính, Rối loạn tăng sinh tủy, Đa hồng cầu nguyên chất, Dị sản tủy nanogen, Tăng tiểu cầu thiết yếu, SCID (liên kết X), SCID (ADA-SCID) và SCID không có tế bào B và tế bào T bình thường.

14. Rối loạn miễn dịch di truyền và các rối loạn hệ thống khác 

  • Giảm sản sụn-tóc, Hội chứng Pearson, Bệnh Gunther
  • Hội chứng Hermansky-Pudlak
  • Bệnh tế bào mast hệ thống 
  • Hội chứng Shwachman-Diamond

15. Các bất thường về tiểu cầu do di truyền 

  • Giảm tiểu cầu bẩm sinh và Suy giảm tiểu cầu Glanzmann. 
  • Rối loạn thực bào Thiếu bạch cầu trung tính Actin, Bệnh u hạt mãn tính, Hội chứng Chediak-Higashi và Rối loạn võng mạc. 
  • Các khối u rắn U nguyên bào tủy, U nguyên bào võng mạc và U nguyên bào thần kinh

Những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc được trình bày ở trên mở ra cho bệnh nhân nhiều cơ hội được điều trị và sống sót. Tuy nhiên, phương pháp tế bào gốc hiện vẫn còn đang có nhiều nội dung chưa được đồng thuận. Vì vậy, cần tìm hiểu và đánh giá rõ ràng tác dụng của tế bào gốc đối với các bệnh lý và phương pháp điều trị liên quan. 

Tài liệu tham khảo: .cirm.ca.gov, mskcc.org, chicagostemcells.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
2 loại tế bào gốc được sử dụng phổ biến nhất

2 loại tế bào gốc được sử dụng phổ biến nhất

Tế bào gốc là gì và chúng có tác dụng gì?

Tế bào gốc là gì và chúng có tác dụng gì?

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Cách nào giảm cân cho người bị trầm cảm?

Cách nào giảm cân cho người bị trầm cảm?

Sức khỏe tinh thần lành mạnh ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ của bạn?

Sức khỏe tinh thần lành mạnh ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ của bạn?

30

Bài viết hữu ích?