Zalo

Người béo ăn dứa giảm mỡ máu không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, nổi tiếng trong nhiều thế kỷ, không chỉ vì hương vị độc đáo mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát viêm xương khớp… Vậy việc ăn dứa giảm mỡ máu hay ăn dứa có giảm cân không?

1. Ăn dứa có tốt cho sức khỏe?

Dứa (còn được gọi là Ananas) thuộc họ Bromeliaceae, được bao phủ bởi các vỏ với gai nhọn và bên trên là những chiếc lá sáp, cứng. Quả dứa thường có vị ngọt và chua kết hợp.

Dứa có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe do hàm lượng chất dinh dưỡng của nó. Nó chứa các chất như Bromelain, Protein, Carbohydrate, đường, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các Vitamin trong những loại trái cây này bao gồm Vitamin A, Vitamin C, beta-carotene, thiamin, Vitamin (axit pantothenic), Vitamin B6 và folate. Các khoáng chất như kali, đồng, mangan, canxi, natri và magiê cũng được tìm thấy trong dứa. Loại trái cây nhiệt đới này có lượng calo thấp và hàm lượng nước cao, có nghĩa là chúng có thể là một phần của chế độ ăn kiêng giảm cân khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. 

Nhiều người lựa chọn ăn dứa giảm mỡ bụng

Vậy ăn dứa có tốt cho sức khỏe không? Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời mà quả dứa có thể mang lại:

  • Chống oxy hóa: Theo một nghiên cứu năm 2014,, dứa là một nguồn thực phẩm chứa flavonoid phong phú, chất đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại quá trình oxy hóa bên trong cơ thể. Một nghiên cứu khác vào năm 2011 cũng cho biết hoạt động chống oxy hóa của dứa còn được thiết lập bởi hàm lượng phenolic của nó. Khả năng chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Dứa rất giàu Vitamin C, chất được biết là giúp giảm tỷ lệ bệnh tật thông qua việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này sẽ ra là do dứa có thể giúp kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn loại quả này có nguy cơ nhiễm virus thấp hơn và có số lượng bạch cầu gần gấp 4 lần so với những người không ăn.
  • Ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường hô hấp: Những chất như Bromelain và Vitamin C trong dứa có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường hô hấp, đồng thời giảm đờm và chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và các hốc xoang. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo những người bị bệnh viêm xoang nên bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Các báo cáo thực tế đã chỉ ra rằng việc ăn dứa thường xuyên có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều tình trạng tại đường tiêu hóa bao gồm táo bón, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích (IBS). Lợi ích này của dứa có liên quan đến sự hiện diện của Bromelain trong thành phần, chất này cũng giúp làm đầy phân.
  • Giảm viêm và kiểm soát cơn đau do viêm khớp: Hàm lượng Vitamin C cao trong dứa giúp chữa lành những tổn thương, giảm đau. Đồng thời, chúng có khả năng làm giảm trình trạng viêm, đặc biệt là những bệnh liên quan đến viêm xương khớp. Enzyme Bromelain có trong dứa hỗ trợ phá vỡ các protein phức tạp liên quan đến quá trình viêm. 
  • Chữa lành vết thương: Vitamin C trong dứa giúp chữa lành những tổn thương và giúp vết thương mau lành hơn. Các báo cáo đã ghi nhận rằng Bromelain trong dứa có tác dụng có lợi đối với các chấn thương hoặc tổn thương cơ liên quan đến tập thể dục. Ngoài ra, hoạt chất này còn được sử dụng ở châu Âu để chữa lành vết thương phẫu thuật, viêm do chấn thương và điều trị bỏng sâu.
  • Hỗ trợ giảm cân: Chưa có bằng chứng khoa học nào ghi nhận khả năng phân giải mỡ bụng của dứa. Tuy nhiên, dứa là một loại quả chứa nhiều chất xơ, do đó khi ăn dứa có thể làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giảm được lượng thực phẩm tiêu thụ trong bữa ăn kế tiếp trong ngày. Ngoài ra, dứa còn chứa ít calo và Carbs đơn giản, do đó việc ăn dứa rất phù hợp cho những người ăn kiêng và muốn giảm cân. Nếu bạn đang tự hỏi ăn dứa có giảm cân không hay ăn dứa giảm mỡ bụng, thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau. 

2. Ăn dứa giảm mỡ máu không?

2.1. Thực hư việc ăn dứa giảm mỡ máu

Mỡ máu cao đặc biệt là tăng nồng độ Triglyceride hay LDL - Cholesterol (mỡ xấu) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp… Lượng mỡ thừa này có thể đến bám vào thành mạch máu, từ đó làm chít hẹp và làm tăng áp lực trong các ống dẫn này. Lúc đó, tim bạn sẽ cần co bóp nhiều hơn để đẩy máu đi nuôi cơ thể, đồng thời sự chít hẹp của động mạch do mảng xơ vữa có thể khiến lượng máu chứa dinh dưỡng và oxy đến tim, não hay các bộ phận khác trong cơ thể bị giảm xuống. Hậu quả là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, thần kinh và đôi khi là nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, lượng mỡ máu dẫn đến dư thừa có thể tích tụ xung quanh các cơ quan trong cơ thể và tạo thành mỡ nội tạng hoặc tích tụ dưới lớp da và hình thành mỡ dưới da. Lượng mỡ này là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Nhiều người thắc mắc ăn dứa giảm mỡ máu không? 

Với nhiều tác dụng tuyệt vời như trên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng ăn dứa giảm mỡ máu không? Cho đến hiện nay, vấn đề này vẫn còn đang được tranh cãi. Trên thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học trên người nào đủ uy tín chứng minh được khả năng làm giảm mỡ máu của dứa.

Tăng mỡ máu, đặc biệt là tăng Cholesterol máu có liên quan đến những nguy cơ trên tim mạch, huyết áp, não… Những ảnh hưởng của việc tiêu thụ dứa đối với chứng tăng mỡ máu hay tăng Cholesterol máu vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhỏ lẻ trên động vật, cụ thể là ở chuột, đã chỉ ra rằng việc ăn dứa hàng ngày mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể cho việc kiểm soát trọng lượng cơ thể, chống rối loạn lipid máu, kiểm soát được mỡ máu và giảm tổn thương gan. Người ta cũng phát hiện ra rằng tiêu thụ dứa làm giảm quá trình peroxy hóa lipid và viêm cơ tim do tăng Cholesterol máu. 

Ai cũng biết rằng chất xơ đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy một số tác dụng có lợi về sinh lý và trao đổi chất, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm hấp thu Cholesterol và glucose ở ruột. Trong một vài nghiên cứu gần đây cũng có báo cáo rằng chế độ ăn nhiều chất xơ, đặc biệt là ăn dứa giúp ngăn ngừa béo phì và giảm nồng độ mỡ máu trong đó có Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL - Cholesterol. 

Ngoài ra, nó cũng mang lại lợi ích cho đường tiêu hóa bao gồm tăng tiền sinh học, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường quá trình lên men của vi khuẩn liên quan đến sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có liên quan chặt chẽ với trọng lượng cơ thể kiểm soát và phòng ngừa tăng mỡ máu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc tiêu thụ dứa và vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột đối với chứng tăng mỡ máu cũng cần được nghiên cứu thêm trên người. 

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng ghi nhận tác dụng giảm mỡ máu của dứa gián tiếp qua thành phần chất xơ có trong loại quả này. Ngoài những tác dụng như đã nêu ở trên, nguồn chất xơ có trong dứa cũng giúp làm giảm đi cảm giác đói và cảm giác thèm ăn, từ đó giảm đi lượng thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày. Những thực phẩm này có thể chứa những chất ảnh hưởng đến mỡ máu. Lập luận này tuy là đúng về mặt lý thuyết, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa được chứng mình một cách rõ ràng.

Việc ăn dứa giảm mỡ máu vẫn còn gây nhiều tranh cãi 

2.2. Ảnh hưởng từ việc ăn dứa

Có thể nói, việc ăn dứa giảm mỡ máu không được xem là 1 lựa chọn ưu tiên vì còn có hàng trăm món ăn hay biện pháp khác giúp cải thiện tình trạng này. Để thực sự có được hiệu quả giảm mỡ máu, lượng dứa bạn ăn vào phải rất lớn, điều đó vô tình cũng làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ của loại quả này như:

  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Sưng miệng và má;
  • Viêm da;
  • Tiêu chảy;
  • Nhức đầu;
  • Sốc phản vệ nhẹ.

Những rủi ro bạn có thể gặp phải từ việc tiêu thụ dứa không kiểm soát bao gồm:

  • Dị ứng dứa: Do có Bromelain có trong dứa, môi, nướu và lưỡi của bạn có thể bị đau hoặc nhạy cảm nếu ăn quá nhiều. Đây còn được gọi là dị ứng dứa.
  • Chất bảo quản trong dứa, đặc biệt là các loại dứa đóng hộp có hại cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường và những người muốn đạt được mục tiêu giảm cân.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa vì Bromelain trong loại quả này được biết là có tác dụng kích thích tạo ra những cơn co bóp tử cung, làm tăng tăng khả năng sảy thai hay sinh non.
  • Những người đang dùng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc trị mất ngủ, thuốc chống trầm cảm và thuốc benzodiazepin có thể được khuyên nên hạn chế hoặc tránh các sản phẩm từ dứa vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc này, làm tăng khả năng xảy ra những tác dụng phụ.
  • Những người đang dùng thuốc chẹn beta nên ăn dứa ở mức độ vừa phải vì nó có thể làm tăng nồng độ kali trong máu và khiến nhịp tim tăng lên.
  • Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khi tiêu thụ dứa có thể làm gia tăng các triệu chứng nghiêm trọng như ợ nóng và trào ngược.

3. Lời khuyên giảm mỡ máu

Tuy rằng việc ăn dứa giảm mỡ máu không có tính khả thi cao, nhưng các chuyên gia cũng đưa ra nhiều phương pháp khoa học khác để giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng mỡ máu trong cơ thể như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả, bổ sung thực phẩm nhiều đạm, chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) hay hạn chế những thực phẩm nhiều Carb đơn giản như nước ngọt, trà sữa, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh…
  • Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa hay chất béo bão hòa như các loại đồ ăn chiên xào, mỡ động vật và đồ ăn vặt…
  • Luyện tập thể chất thường xuyên với đa dạng các hình thức tập luyện khác nhau như bài tập Cardio, tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp, bài tập cho các vùng cơ cốt lõi, tham gia các buổi tập luyện aerobic hoặc đơn giản là tham gia các môn thể thao như đá bóng, cầu lông và bóng chuyền…
  • Tập thói quen ăn uống lành mạnh như việc ăn chậm nhai kỹ, uống đủ nước hằng ngày, tránh ăn vặt, tránh ăn uống trước khi ngủ và không vừa làm việc vừa ăn…
  • Thường xuyên theo dõi lượng thực phẩm bạn tiêu thụ cũng như cân nặng hằng ngày và báo cáo với các bác sĩ để có thể thay đổi liệu trình một cách phù hợp.
  • Giảm căng thẳng, lo âu, ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý góp phần làm tăng tình trạng rối loạn mỡ máu.

Dứa tuy mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nói chung và cân nặng nói riêng, nhưng cơ chế làm giảm mỡ máu lại không nằm trong số đó. Vì thế, nếu bạn đang muốn giảm mỡ máu trong cơ thể, hãy kết hợp việc ăn dứa với những phương pháp khoa học được nêu ở trên để giúp làm tăng hiệu quả cho liệu trình điều trị của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm soát cân nặng để giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Hiện nay, có 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu tiên tiến đã được nhiều người đánh giá rất cao. Phương pháp này không chỉ đào thải, tiêu hao mỡ đến cấp độ tế bào mà còn giúp bạn tầm soát sức khỏe và bệnh nền 1 cách hiệu quả. Trước khi thực hiện truyền tiêu hao năng lượng, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, đo chỉ số khối cơ thể BMI… từ đó có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, tập luyện và liệu trình truyền phù hợp. Sử dụng phương pháp này giúp cơ thể của bạn tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng theo cơ chế tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau mỗi buổi truyền, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa, không có cảm giác thèm ăn nên không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Truyền tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân tiên tiến, phù hợp với những người bận rộn hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng vẫn thất bại.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Bị thừa cân uống thuốc mỡ máu bao lâu thì dừng?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

726

Bài viết hữu ích?