Theo các chuyên gia, Carbohydrate có hai loại cơ bản là Carbohydrate đơn giản bao gồm đường đơn và Carbohydrate phức tạp bao gồm đường đa, tinh bột và chất xơ. Đường và tinh bột được chuyển hóa rất nhanh và được sử dụng làm năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo, để có thể sử dụng sau này.
Vai trò chính của tinh bột đối với cơ thể là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi bổ sung các thực phẩm có chứa tinh bột, cơ thể sẽ phân hủy chúng thành glucose trước khi hấp thụ vào máu. Glucose sẽ đi đến tế bào khắp cơ thể và cung cấp năng lượng cho mọi mọi hoạt động trong một ngày.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, việc bổ sung quá nhiều tinh bột cũng có thể gây ra những ảnh hưởng cho cân nặng nói riêng và sức khỏe nói chung. Những nghiên cứu thực tiễn tại Mỹ và Anh đã giúp giải quyết được câu hỏi mà nhiều người quan tâm chính là “ăn nhiều tinh bột có béo không”. Với những kết quả cho thấy tinh bột không phải là nguyên nhân chính gây tăng cân mất kiểm soát. Việc tăng cân còn liên quan rất nhiều tới những nguyên nhân phối hợp khác bao gồm chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động hay có thói quen sống không lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm mà có chứa tinh bột thì vẫn có nguy cơ bị tăng cân. Cơ bản là nếu tiêu thụ nguồn năng lượng quá mức cơ thể cần thì sẽ trở nên dư thừa, từ đó năng lượng sẽ được chuyển hóa và dự trữ dưới dạng chất béo, cuối cùng là gây tăng cân. Vì vậy để giảm cân hoặc duy trì cân nặng tốt bạn nên hạn chế những loại thực phẩm có nhiều tinh bột không tốt và lựa chọn các loại tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt…
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột trong một bữa ăn cũng khiến lượng đường trong máu tăng vọt, từ đó cũng tiết ra rất nhiều insulin để loại bỏ lượng đường dư thừa này. Điều này vô tình làm lượng đường trong máu giảm xuống đột ngột, khiến bạn dễ bị mệt mỏi và báo hiệu rằng bạn đang đói, từ đó cảm giác thèm ăn sẽ tăng lên và hậu quả là khiến bạn ăn vặt nhiều hơn..
Cơm là món ăn có thành phần chính là tinh bột, phổ biến và cơ bản nhất mà hầu hết người Việt nào cũng đã từng ăn và có mặt trong gần như mọi bữa ăn hằng ngày. Từ đó, không ít người đặt ra câu hỏi rằng giảm cân có nên ăn cơm không hay việc giảm ăn cơm có giảm cân không. Câu trả lời đơn giản là việc ăn ít cơm hoặc giảm lượng cơm tiêu thụ hằng ngày có thể hỗ trợ giảm cân. Điều này có thể làm nhiều người thần thánh hóa việc không ăn cơm như một cách giảm giảm cân hiệu quả. Về cơ bản, không ăn cơm sẽ giúp bạn ăn ít tinh bột, điều này đã được chứng minh là có thể giúp bạn giảm cân trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng để giảm cân bền vững và lâu dài thì cần đi kèm với chế độ ăn lành mạnh bao gồm đầy đủ chất xơ, protein, giảm chất béo không lành mạnh, hạn chế thức ăn có đường… thường xuyên tập thể dục và có lối sống lành mạnh. Đồng nghĩa với việc cắt giảm đơn thực lượng cơm hằng ngày không có nhiều hiệu quả trong việc giảm cân cũng như giảm mỡ bụng.
Sự thành công của bất kỳ liệu trình giảm cân nào cũng đều phụ thuộc vào chế độ ăn lành mạnh và hợp lý. Vì thế, không nhất thiết cần phải “né tránh” hoàn toàn việc ăn cơm để giảm cân, quan trọng là bạn phải hiểu được và biết cách kiểm soát được lượng calo mà bạn cần tiêu thụ mỗi ngày. Đừng bao giờ phạm sai lầm bằng việc loại bỏ cơm ra khỏi thực đơn hằng ngày vì mục đích giảm cân, bởi điều này có thể khiến cơ thể bạn thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Sau khi đã phần nào hiểu được việc ăn ít cơm có giảm mỡ bụng không. Ta hãy cùng tìm hiểu cách ăn cơm lành để vừa cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng hằng ngày, vừa giúp hạn chế việc tăng cân.
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng tinh bột mà ta ăn hằng ngày nên chiếm 40 - 50% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Để kiểm soát cân nặng cũng như giúp việc giảm cân được hiệu quả, bạn chỉ nên ăn khoảng 1200 calo mỗi ngày, trong đó tinh bột nên chiếm khoảng 480 calo. Thông thường 100 gram cơm trắng sẽ chứa khoảng 130 calo. Đồng nghĩa với việc, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 300 gram cơm trắng tương đương 3 chén nhỏ cơm trắng mỗi ngày. Lượng calo từ tinh bột còn lại có thể cung cấp qua một số loại thực phẩm khác như ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, gạo lứt, diêm mạch…
Do vậy việc giảm ăn cơm có giảm cân không còn tùy theo lượng cơm bạn sử dụng hằng ngày. Ăn cơm sẽ không làm bạn tăng cân hay tăng mỡ bụng nếu biết tính toán calo chính xác. Nếu đảm bảo việc ăn cơm chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ lượng calo cần thiết như đã đề cập ở trên và không vượt quá nhu cầu mà cơ thể cần cho các hoạt động thì sẽ rất khó dẫn tới tăng cân.
Ngoài việc chú ý đến lượng calo từ lượng cơm bạn tiêu thụ hằng ngày, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để việc dùng cơm không gây tăng cân:
Một trong những lý do khiến gạo hay cơm trắng bị dán nhãn là “xấu” là nó được tiêu hóa rất nhanh, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đói trở lại và dẫn đến việc ăn nhiều calo hơn sau đó. Bạn có thể tránh điều này bằng cách kết hợp cơm với nhiều loại rau cũng như protein. Rau có nhiều chất xơ, giúp bạn no lâu hơn. Hãy nhớ rằng một chế độ ăn uống cân bằng vẫn nên là 1/2 rau, 1/4 protein và 1/4 tinh bột.
Như đã đề cập, bản thân gạo hay tinh bột có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng này sẽ hoàn toàn biến mất khi bạn biến nó thành một bát cơm chiên nhiều dầu mỡ, hoặc thêm các hương vị như bơ, kem... Điều đó sẽ bổ sung thêm chất béo và đường… Do đó, điều quan trọng là hãy nấu gạo với cách truyền thống và thưởng thức một chén cơm trắng thông thường, tránh thay đổi cách chế biến.
Bạn có thể ăn cơm trong khoảng thời gian 3 giờ sau khi tập luyện, vì đây là thời điểm tốt nhất để ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột được chuyển hóa và sử dụng hiệu quả nhất để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng hãy nhớ rằng vẫn cần thực hành kiểm soát khẩu phần ăn.
Gạo lứt là một loại tinh bột được coi là tốt cho sức khỏe hơn so với gạo trắng. Gạo lứt cũng chứa tất cả các chất dinh dưỡng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát như chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, lượng chất này cũng có thành phần cao hơn gạo trắng. Đồng thời cũng giảm được nguy cơ gây tăng cân do tiêu thụ tinh bột gây ra. So với gạo trắng, gạo lứt chỉ làm tăng một ít chỉ số đường huyết. Điều này làm cho gạo lứt trở thành một lựa chọn phù hợp hơn cho bệnh nhân tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh này.
Những nội dung trên đã giải đáp phần nào cho thắc mắc của nhiều người rằng ăn ít cơm có giảm mỡ bụng không. Điều quan trọng để kiểm soát cũng như giảm cân hiệu quả là bạn cần biết mình đang tiêu thụ những gì và lượng thức ăn đó có vượt quá nhu cầu của bạn hay không. Bên cạnh đó cần kết hợp giữa chế độ ăn uống hợp lý, chế độ luyện tập khoa học và một lối sống lành mạnh để việc giảm cân hay giảm mỡ bụng được an toàn, hiệu quả và bền vững hơn.
Ngoài ra, còn một cách giảm mỡ bụng hiệu quả khác hiện nay được rất nhiều người lựa chọn đó là áp dụng phương pháp giảm cân khoa học truyền tiêu hao năng lượng. Với cách này quá trình giảm cân của bạn sẽ diễn ra đơn giản nhưng hiệu quả hơn khi có sự đồng hành của các bác sĩ, chuyên gia.
Phương pháp này sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc truyền vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Song song với quá trình truyền, người dùng sẽ được massage với mục đích tạo ra các bóng bóng chân không giữ các mô mỡ và làm đứt gãy các kết nối mô cứng của tế bào mỡ lâu năm. Nhờ đó các mô mỡ sẽ bị hóa lỏng thành các acid béo gốc tự do, dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.
Do vậy, phương pháp này không chỉ giúp giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng mà còn hiệu quả trong việc loại bỏ mỡ thừa trên toàn bộ cơ thể. Hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh và công nhận tại Hoa Kỳ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
117
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
117
Bài viết hữu ích?