Zalo

Vì sao cần xét nghiệm glucose máu lúc đói?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Định lượng glucose trong máu là 1 xét nghiệm được sử dụng phổ biến để chẩn đoán tăng đường huyết. Vậy xét nghiệm glucose là gì và vì sao cần làm xét nghiệm glucose lúc đói?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm máu glucose là gì?

  • Glucose trong máu chuyển hóa chủ yếu từ carbohydrate của thức ăn hàng ngày. Lượng glucose này được kiểm soát bởi hormon insulin của tuyến tụy. Vai trò của insulin là di chuyển glucose vào các tế bào để tạo năng lượng hoạt động cho cơ thể.
  • Khi tuyến tụy bị tổn thương không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào không đáp ứng với insulin sẽ dẫn đến tăng đường huyết, gây ra các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (cường giáp), thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường.
  • Xét nghiệm glucose máu (FPG - the fasting plasma glucose test) là định lượng đường có trong máu lúc đói, chỉ số này được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Mục đích của xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán, theo dõi và quản lý bệnh đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2 và đái tháo đường thai kỳ. Đôi khi nó được sử dụng để kiểm tra tình trạng hạ đường huyết.
  • Bệnh nhân mắc đái tháo đường nên làm xét nghiệm glucose hàng tháng để kiểm soát tình trạng tăng đường huyết.
  • Theo ADA - Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, người trên 45 tuổi chưa bị tiểu đường thì vẫn nên làm các xét nghiệm glucose máu lúc đói 2-3 năm/ lần. Người có các yếu tố nguy cơ như: Ít hoạt động thể lực, có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường typ 2, huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên, tăng cholesterol máu, có các vấn đề liên quan đến insulin, tiền sử bệnh tim mạch, phụ nữ đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con lớn hơn 4kg,... thì nên làm xét nghiệm glucose 1 năm/ lần.
  • Ngoài chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý chuyển hóa, định lượng glucose máu là một xét nghiệm bắt buộc, giúp bác sĩ quản lý tầm soát mọi nguy cơ có liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì, từ đó đưa ra liệu trình giảm cân thích hợp cho từng đối tượng.
xét nghiệm glucose
Xét nghiệm glucose máu là định lượng đường có trong máu lúc đói

2. Vì sao cần xét nghiệm glucose máu lúc đói?

  • Cách làm xét nghiệm glucose máu: Bệnh nhân phải nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng. Trước đó không uống nước ngọt, không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường. Lấy máu tĩnh mạch lần đầu vào buổi sáng và kiểm tra lượng đường bằng chạy mẫu máu đó trong máy xét nghiệm chuyên dùng.
  • Để đảm bảo chỉ số đường huyết đúng nhất, xét nghiệm glucose máu phải được thực hiện lúc đói. Khoảng thời gian 8 - 14 tiếng nhịn ăn làm thức ăn gần như được tiêu hóa hoàn toàn và lượng glucose từ thức ăn không còn hiện hữu trong máu.

3. Cách đọc kết quả của xét nghiệm glucose máu

Kết quả xét nghiệm glucose máu được đánh giá như sau:

  • Hạ đường huyết: < 3.9 mmol/L (< 70 mg/dL);
  • Chỉ số bình thường: 3.9 – 5.5 mmol/L (70 – 100 mg/dL);
  • Rối loạn đường huyết lúc đói: 5.6 – 6.9 mmol/L (100 – 125 mg/dL);
  • Đái tháo đường typ 2: >= 7,0 mmol/l (>= 126mg/dL) (xét nghiệm 2 lần cách nhau 1-7 ngày).

Một số lưu ý khi đọc kết quả xét nghiệm glucose máu:

  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân, thời gian mắc bệnh, tình trạng bệnh lý và các biến chứng mà các chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu sẽ khác nhau. Ngoài xét nghiệm glucose máu lúc đói còn có thể sử dụng một số xét nghiệm định lượng HbA1c, nghiệm pháp dung nạp glucose hay các chỉ số đường huyết mao mạch để chẩn đoán.
  • Ngoài đái tháo đường, đường huyết cao còn là nguyên nhân của một số bệnh lý khác như: nhiễm độc giáp, viêm tụy cấp/ mạn, u tuyến tụy, thừa Adrenalin (do căng thẳng, sốc, bỏng…), thừa corticoid, bệnh lý to đầu chi, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, có thai hoặc do dùng một số loại thuốc. Dù do nguyên nhân gì, tăng glucose máu cũng gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể đặc biệt là trên hệ thần kinh.
  • Ngược lại, đường huyết thấp cũng dẫn đến một số nguy cơ co giật, hôn mê,... Nguyên nhân của hạ đường huyết có thể: Quá liều thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường (kể cả insulin và thuốc uống), đói, gắng sức, suy dinh dưỡng, bệnh lý tiết insulin quá mức, suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận, bệnh lý gan, thận và sốt rét,...
xét nghiệm glucose
Xét nghiệm glucose máu giúp bác sĩ chủ động theo dõi sức khỏe của người bệnh

Như vậy, định lượng glucose máu là một xét nghiệm máu cơ bản trong kiểm tra sức tổng quát, giúp bác sĩ chủ động theo dõi sức khỏe của từng đối tượng người bệnh. Đây là 1 xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện lúc đói để đảm bảo tính chính xác. Việc thực hiện các xét nghiệm như công thức máu, đường huyết lúc đói, insulin lúc đói, ure, creatinin, men gan (AST, ALT), HDL chlosterol, LDL chlosterol, chlosterol toàn phần, triglyceride và albumin...có thể giúp tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, đặc biệt là các nguy cơ ở người thừa cân béo phì. Bác sĩ sẽ phân tích kết quả xét nghiệm để đưa ra sự tư vấn phương pháp giảm cân phù hợp với từng người.

Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Xét nghiệm máu LDL Cholesterol là gì?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?

Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?

Có cách giảm cân cho người bị tiểu đường nào bền vững không?

Đàn ông nhậu nhiều có bị tiểu đường không?

Đàn ông nhậu nhiều có bị tiểu đường không?

Chỉ số đường huyết 130 có phải mắc bệnh đái tháo đường?

Chỉ số đường huyết 130 có phải mắc bệnh đái tháo đường?

68

Bài viết hữu ích?