Tình trạng tụt đường huyết, hay hạ đường huyết là khi lượng đường glucose trong máu giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/l, gây ra sự thiếu hụt năng lượng cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Hiện tượng này cần được xử lý kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt đường huyết có thể được trình bày như sau:
Tuy vậy, ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý kể trên, hạ đường huyết đa phần bắt nguồn từ việc bị đói bụng, không dung nạp đủ lượng carbohydrates để chuyển hóa thành glucose đi vào máu. Nhiều người cho rằng, việc nhịn ăn, không dung nạp carbohydrates giúp giảm cân, song, hậu quả là bị hạ đường huyết và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy hạ đường huyết và giảm cân có thực sự liên quan với nhau hay không, việc nhịn ăn carbohydrates có thể giúp bạn giảm cân tốt hơn?
Hạ đường huyết như thế nào, người hạ đường huyết có dễ bị giảm cân hay không, đây là một trong nhiều câu hỏi được đặt ra cho tình trạng hạ đường huyết ở người có mắc các bệnh lý và không có bệnh lý nền. Trên thực tế, hạ đường huyết có liên quan đến cả việc tăng cân và giảm cân nhanh.
Theo bác sĩ Elizabeth Halprin, người có nhiều năm kinh nghiệm chuyên về bệnh tiểu đường ở người trưởng thành tại Trung tâm Tiểu đường Joslin thuộc Harvard, ông cho rằng tình trạng hạ đường huyết có thể gây tăng cân do lúc này họ cần phải ăn thức ăn để làm tăng lại lượng đường trong máu. Điều này dẫn đến việc họ tiêu thụ nhiều calo hơn bình thường. Trạng thái đói thường là một trong những triệu chứng cơ bản của hạ đường huyết, đó là cách cơ thể báo hiệu rằng cần nhiều năng lượng hơn. Dù Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đề xuất "quy tắc 15-15" (ăn 15 gam carbohydrate, sau đó đợi 15 phút) để lượng đường trong máu ổn định
Thêm vào đó, bất kể lượng glucose nào không được sử dụng sẽ được tích tụ trong cơ thể dưới dạng chất béo. Qua đó, việc tiêu thụ nhiều calo hơn số lượng cần thiết có thể dẫn đến tình trạng tăng cân. Vì vậy, trong một số tình huống hạ đường huyết và người bệnh cần nạp ngay đường sau đó, nếu kéo dài có thể dễ gây tăng cân.
Nhiều người cho rằng, hạ đường huyết có thể giúp giảm cân nhanh và hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này không có cơ sở và hoàn toàn có thể gây tăng cân ngược lại theo như phần trên đã phân tích bởi các nhà khoa học và bác sĩ. Khi hạ đường huyết, bạn sẽ ăn nhiều hơn và thậm chí ăn tăng vọt calo so với chế độ ăn bình thường để hạn chế tình trạng này. Do đó, tình trạng hạ đường huyết sẽ không giúp bạn giảm cân nhanh.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, một điều rất quan trọng là bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc và thời gian dùng. Đồng thời, phải tuân thủ một kế hoạch ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa chu kỳ dao động lượng đường trong máu (và do đó, tránh tình trạng tăng cân không mong muốn).
Bên cạnh đó, việc hạn chế sử dụng các loại carbohydrate đơn giản và tinh chế như thức ăn chứa đường, nước trái cây, đồ uống có ga, bánh mì trắng và gạo trắng sẽ giúp bạn tránh được việc tăng cân. Những thực phẩm và đồ uống này làm tăng nhanh chóng mức đường trong máu và có chứa nhiều calo. Nếu cảm thấy đói và cảm giác như sắp hạ đường huyết, bạn chỉ nên tiêu thụ một số lượng nhỏ các thực phẩm này khi cần điều trị mức đường trong máu thấp, theo khuyến nghị của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA).
Để ngăn ngừa hạ đường huyết, bạn nên lựa chọn các loại carbohydrate phức hợp như bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt và gạo lứt. Mặc dù những thực phẩm này cũng làm tăng mức đường trong máu, nhưng hàm lượng chất xơ trong chúng giúp làm chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành glucose trong cơ thể, từ đó giúp duy trì mức đường trong máu ổn định hơn. Chất xơ cũng có lợi ích là tạo cảm giác no, giúp bạn hạn chế việc tiêu thụ thêm calo (và carbohydrate) có thể ảnh hưởng xấu đến cân nặng của bạn.
Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe và hệ thần kinh, đặc biệt, trong một số bệnh lý thì hạ đường huyết có thể diễn ra thường xuyên, và hạ đường huyết không giúp bạn giảm cân nhanh. Do đó, để hạn chế tình trạng hạ đường huyết, ở người có các bệnh lý tiểu đường, bạn nên sử dụng thuốc đúng kê toa của bác sĩ và ăn uống hợp lý, khoa học. Ở người đang ăn kiêng, hãy ăn nhiều bữa trong ngày bằng các thực phẩm chứa carbohydrate hấp thu chậm để đảm bảo tình trạng đường huyết được kiểm soát trong mức an toàn.
99
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro
Lưu ý về chế độ ăn, tập để giảm cân cho người tiểu đường
Dùng thuốc tiểu đường gây tăng cân không? Làm sao để giảm cân?
Béo phì, kháng insulin, tiểu đường và sức khỏe tâm thần
Giảm cân ở bệnh nhận tiểu đường có làm giảm tình trạng kháng insulin?
99
Bài viết hữu ích?