Zalo

Đàn ông nhậu nhiều có bị tiểu đường không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhậu từ lâu đã trở thành là một nét văn hóa của người dân đất Việt. Gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp hoặc đối tác thông qua việc nhâm nhi một ly rượu đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thói quen này ẩn chứa một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của cánh mày râu. Qua bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem liệu nhậu nhiều có bị tiểu đường không?

1. Nhậu nhiều có bị tiểu đường không?

Có rất nhiều người thắc mắc, liệu uống bia nhiều có bị tiểu đường không? Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống một lượng rượu, bia phù hợp có thể tăng cường sự hấp thụ đường trong máu, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo đó lượng rượu bia được bộ Y Tế khuyến cáo sử dụng phù hợp với thể trạng người Việt Nam như sau: 

  • Bia chai hoặc bia lon: Với nam giới sử dụng không quá 2 chai/lon 330ml/ngày, với nữ giới sử dụng không quá 1 chai/lon/ngày.
  • Rượu mạnh hoặc rượu tự nấu: Đối với nam giới sử dụng không quá 2 chén loại 30ml/ngày; với nữ giới sử dụng không quá 1 ly/ngày.
  • Rượu vang hoặc rượu nhẹ: Đối với nam giới sử dụng không quá 2 ly loại 120ml/ngày; với nữ giới sử dụng không quá 1 ly/ngày. 

Vậy uống nhiều rượu có bị tiểu đường không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Uống quá nhiều rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do khi sử dụng quá nhiều rượu, bia có thể gây ra bệnh viêm tụy mãn tính. Tuyến tụy đóng vai trò trong việc sản xuất hormone insulin và glucagon, giúp điều chỉnh lượng đường thích hợp trong máu và tế bào. Việc lạm dụng rượu, bia có thể kích hoạt bất thường của các enzym tiêu hóa trong tuyến tụy, kích thích các tế bào tuyến tụy và từ đó gây ra tình trạng viêm tụy. Viêm tụy làm giảm sản xuất hormone insulin dẫn đến tăng lượng đường trong máu và cuối cùng dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 2.

nhậu nhiều có bị tiểu đường không
Vậy uống nhiều rượu có bị tiểu đường không? 

Những người mắc tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng rượu, bia vì chúng có thể làm cho một số biến chứng của đái tháo đường trở nên tồi tệ hơn. Trước hết, rượu tác động đến gan trong việc thực hiện công việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Rượu cũng có thể tương tác với một số loại thuốc được kê đơn cho người mắc bệnh tiểu đường. 

2. Hàm lượng đường thay đổi như thế nào khi nhậu?

Sau khi uống rượu, bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, chỉ số đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Điều này là do gan phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì quản lý lượng đường trong máu. Một số triệu chứng của lượng đường trong máu thấp tương tự như triệu chứng uống quá nhiều rượu. Bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Buồn ngủ
  • Mờ mắt
  • Đau đầu
  • Choáng váng hoặc chóng mặt
  • Bất tỉnh

Vì vậy, bạn cần kiểm tra nồng độ đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm xuống mức 100 mg/dL, hãy nhanh chóng ăn một ít thức ăn để điều chỉnh lại nó. 

3. Cách bảo vệ sức khỏe với người thường xuyên phải nhậu? 

Việc bảo vệ sức khỏe cho những người thường xuyên phải nhậu là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ cồn. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

3.1. Kiểm soát lượng rượu tiêu thụ

Đảm bảo việc uống rượu ở mức độ vừa phải và không quá mức là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho người thường xuyên phải nhậu hoặc tiếp khách. Đối với nam giới, chỉ nên tiêu thụ 2 lon bia hoặc 2 chén loại 30ml rượu mạnh/ ngày. Đối với nữ giới, chỉ nên tiêu thụ 1 lon bia hoặc 1 chén loại 30ml rượu mạnh/ ngày. 

3.2. Đừng bao giờ uống rượu khi bụng đói

Không nên uống rượu khi đói, bởi đây là nguyên nhân làm tăng nhanh nồng độ cồn trong máu. Thức ăn sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu. Vì thế hãy ăn bữa ăn nhẹ có chứa tinh bột trước khi bạn định uống rượu.

3.3. Luôn kiểm tra lượng đường trong máu trước khi uống đồ uống có cồn

Như đã giải đáp ở trên việc uống nhiều rượu có thể bị tiểu đường, vì vậy hãy chắc chắn biết lượng đường trong máu của bạn trước khi uống đồ uống có cồn.

3.4. Tuyệt đối không pha rượu

Không pha rượu với bia hoặc các chất kích thích khác, vì dễ gây ra ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt và choáng váng,... thậm chí có nguy cơ bị tử vong do nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. 

3.5. Uống từ từ

Uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ và mất phương hướng - các triệu chứng tương tự như hạ đường huyết. Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, bạn nên uống một cách từ từ và chậm rãi để giảm kích ứng lên niêm mạc miệng và dạ dày.

nhậu nhiều có bị tiểu đường không
Uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ và mất phương hướng 

3.6. Không uống rượu, bia cùng với nước ngọt

Trong nước ngọt có chứa carbon dioxide - thúc đẩy rượu, bia thấm nhanh vào niêm mạc dạ dày hơn bình thường. Điều này làm bạn nhanh say hơn, mệt mỏi và nhức đầu.

3.7. Không sử dụng đồng thời cả rượu và caffeine

Rượu, bia làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp. Còn cafein lại gây kích thích tăng huyết áp và nhịp tim. Khi kết hợp rượu và cà phê với nhau, không có sự trung hòa giữa chất gây ức chế và chất kích thích, có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bị ngộ độc.

3.8. Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi sau mỗi buổi nhậu

Việc dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi sau mỗi buổi nhậu là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Uống rượu, bia nhiều gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và làm mất nước cho cơ thể. Thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, cung cấp thời gian cho các cơ quan nội tạng làm việc hiệu quả hơn.

Uống một ly nước chanh gừng nóng pha chút muối sau khi uống rượu, bia. Ăn cháo loãng, súp lỏng, nước ép rau cần... giúp giải bớt lượng cồn trong cơ thể và chống cảm lạnh khá hiệu quả.

3.9. Bổ sung chế độ ăn uống cân đối

Ăn đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu protein, rau củ quả và các loại thực phẩm chứa axit folic có thể giúp giảm tác động tiêu cực của cồn lên cơ thể.

3.10. Tập thể dục đều đặn

Lập kế hoạch tập luyện thể chất đều đặn để giảm thiểu tác động của cồn lên cơ thể. Tập luyện cường độ trung bình đến cao được khuyến khích, như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc các hoạt động như yoga, gym, Aerobic...

3.11. Khám sức khỏe định kỳ

Người thường xuyên tiêu thụ rượu có nguy cơ cao hơn về nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các vấn đề liên quan đến gan, tim mạch, hệ tiêu hóa và tâm thần. Do đó, việc kiểm tra định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề này và điều trị kịp thời. Thời gian khám sức khỏe định kỳ một lần thường được khuyến nghị mỗi năm nhưng với người thường xuyên tiêu thụ rượu đặc biệt là các doanh nhân, có thể cần khám sức khỏe thường xuyên hơn khoảng 6 tháng 1 lần. 

Ngoài ra đối với những người thường xuyên phải phải nhậu nhẹt, ăn uống nhiều thừa chất,... có thể tham khảo bổ sung NAD vào cơ thể để giúp cải thiện các tình trạng mệt mỏi trong người. Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) là một coenzym mạnh, xuất hiện tự nhiên, hỗ trợ ti thể tạo ra năng lượng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Mức NAD trong cơ thể thấp có thể là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các dấu hiệu của bệnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Giảm cân bằng cách giảm insulin để ổn định đường huyết

Giảm cân bằng cách giảm insulin để ổn định đường huyết

Bổ sung NAD+ đường uống có tốt không?

Bổ sung NAD+ đường uống có tốt không?

Sản xuất NAD theo phương pháp enzym công nghiệp

Sản xuất NAD theo phương pháp enzym công nghiệp

Có nên dùng thuốc giảm cân cho người tiểu đường?

Có nên dùng thuốc giảm cân cho người tiểu đường?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

33

Bài viết hữu ích?