Zalo

Muốn giảm béo ăn nhiều khoai tây có tốt không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Khoai tây là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho chế độ giảm cân, nhất là cho những ai mong muốn ăn kiêng ngắn hạn và nhanh chóng. Có một phiên bản cơ bản về chế độ ăn kiêng tuyên bố nếu không ăn gì ngoài khoai tây đơn thuần sẽ giúp bạn giảm tới 0,5 kg mỗi ngày. Vậy thực tế thì ăn nhiều khoai tây có tốt và gây béo phì không, ưu nhược điểm của chế độ ăn kiêng khoai tây đơn thuần là gì ?

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi liệu ăn nhiều khoai tây có sao không hay muốn giảm béo ăn nhiều khoai tây có tốt không? 

Có nhiều loại khoai tây, tuy nhiên thành phần dinh dưỡng trong chúng là như nhau với tinh bột chứa chủ yếu trong phần thịt và được bao phủ bởi lớp vỏ mỏng chứa nhiều chất xơ cùng như nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Khoai tây rất dễ ăn và dễ chế biến, bạn có luộc, hấp, chiên, nướng khoai tây đơn thuần hoặc và sử dụng kèm trong nhiều món ăn khác nhau.

Thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong khoai tây là nước, bên đó còn có carbohydrate, chất đạm, chất xơ và đặc biệt hầu như không có chất béo trong khoai tây.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram (khoảng 2/3 cốc) khoai tây luộc hoặc nấu chín còn nguyên vỏ là:

  • Calo: 87
  • Nước: 77%
  • Chất đạm : 1,9 gram
  • Carbohydrate: 20,1 gram
  • Chất xơ: 1,8 gram
  • Đường: 0,9 gram
  • Chất béo: 0,1 gram

1.1. Carbohydrate

Thành phần chủ yếu trong phần thịt của khoai tây là carb ở dạng tinh bột. Hàm lượng carb là thành phần đóng góp đến 66 - 90% trọng lượng khô của khoai tây. Ngoài ra, trong loại củ này cũng có chứa một lượng nhỏ các loại đường đơn giản khác như glucose, sucrose và fructose.

Ăn nhiều khoai tây có sao không ? Bạn có thể lo lắng vấn đề này bởi vì chỉ số đường huyết của khoai tây thường được xếp hạng cao, do đó những người bị tiểu đường không nên sử dụng nhiều khoai tây.

Tuy nhiên, cũng có một số loại khoai tây có chỉ số đường huyết ở mức trung bình, điều này có thể phụ thuộc vào chế biến khoai tây và loại khoai tây mà bạn sử dụng. Khoai tây làm lạnh sau khi nấu có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và giảm chỉ số GI xuống khoảng 25-26%.

ăn nhiều khoai tây có tốt không
Nhiều người thắc mắc ăn nhiều khoai tây có tốt không? 

1.2. Chất đạm

Hàm lượng protein trong khoai tây khá thấp, khoảng từ 1- 1,5% khi còn tươi và dao động từ 8-9 % trọng lượng khô. Khi so sánh khoai tây với những loại cây lương thực hay gặp khác như gạo, bắp, lúa mì thì chúng có lượng protein thấp nhất.

Loại chất đạm chính có trong khoai tây là patatin, có thể gây ra dị ứng ở một số người. Vì vậy, nếu bạn có cơ địa dễ bị dị ứng thì nên cân nhắc hoặc test thử trước khi sử dụng chúng.

1.3. Chất xơ

Có thể nói khoai tây không giàu chất xơ, nhưng hàm lượng chất xơ trong chúng vẫn có thể đáp ứng được đáng kể nhu cầu hàng ngày cho những người thường xuyên ăn chúng.

Phần vỏ là nơi chứa nhiều chất xơ nhất của củ khoai tây, chiếm 12%. Trong khi đó, các sợi khoai tây chủ yếu chứa những chất xơ ở dạng không hòa tan như cellulose, pectin và hemicellulose. Hơn nữa, thành phần khoai tây cũng chứa một lượng các tinh bột kháng khác nhau, đây là nguồn chất xơ có lợi cho hệ khuẩn sinh sống trong đường ruột và từ đó giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Tinh bột kháng cũng là yếu tố giúp kiểm soát đường máu của cơ thể.

1.4. Vitamin và các khoáng chất

Khoai tây rất giàu vitamin và các khoáng chất quan trọng với cơ thể, có thể kể đến như kali, folate, vitamin B và vitamin C.

  • Kali: là loại khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, tập trung chủ yếu ở phần vỏ khoai tây. 
  • Folate: có nhiều trong phần vỏ khoai tây, nhất là những củ khoai mà ruột có màu, hợp chất này có liên quan đến khả năng ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi và hạn chế các căn bệnh ác tính 
  • Vitamin B6: có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu trong cơ thể cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng như carbohydrate, chất đạm và chất béo.
  • Vitamin C: đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào và sửa chữa những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Vitamin C là loại vitamin chính có trong khoai tây, tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách thì rất dễ làm giảm lượng vitamin C này.

1.5. Các hợp chất thực vật khác

Khoai tây cũng rất giàu các loại hợp chất có hoạt tính sinh học cao và thường nằm chủ yếu ở phần vỏ.

Đặc biệt, những loại khoai tây có vỏ và phần ruột màu đỏ hoặc tím có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao, rất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài ra, còn có thể kể đến:

  • Axit clo hóa: dạng polyphenol chính có trong các loại khoai tây.
  • Lutein: có nhiều trong khoai tây có ruột vàng. Lutein rất có lợi cho mắt vì nó là một chất chống oxy hóa carotene.
  • Catechin: cũng là một dạng của chất chống oxy hóa polyphenol và có nhiều nhất trong khoai tây tím.

2. Tác dụng của khoai tây

Như đã nói, khoai tây rất chất dinh dưỡng thiết yếu, chính vì thế nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

2.1. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Trong khoai tây có hàm lượng lớn kali giúp ổn định các tình trạng cao huyết áp, từ đó hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. Tăng huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Ngoài ra, trong khoai tây còn có các hợp chất như axit chlorogenic và kukoamine được chứng minh là có tác dụng trong việc hạ huyết áp.

2.2. Kiểm soát cân nặng

Khoai tây có thể làm bạn có cảm giác no nhanh chóng nhờ vào lượng carbs lớn trong thành phần cũng như giúp kéo dài cảm giác no sau bữa ăn, hạn chế các cơn thèm ăn. Chính nhờ vậy sẽ giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể giữa buổi hoặc trong bữa ăn sau đó, góp phần kiểm soát và giảm cân hiệu quả.

Các nghiên cứu cũng đã phát hiện một loại protein đặc biệt có trong khoai tây là proteinase 2 (PI2) có khả năng ức chế, giúp ngăn chặn các cơn thèm ăn.

2.3. Kiểm soát lượng máu

Như đã nói, thành phần tinh bột kháng trong khoai tây là dạng tinh bột rất có lợi cho cơ thể, nhất là trong việc bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, giảm kháng insulin, kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể bảo quản lạnh khoai tây sau khi luộc để giúp tăng thêm lượng tinh bột kháng này.

3. Người muốn giảm béo ăn nhiều khoai tây có tốt không ?

Ăn nhiều khoai tây có béo không? Khoai tây chứa rất ít calo nên có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng trong quá trình ăn kiêng cũng như hợp chất proteinase 2 cũng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đói và làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó hạn chế nạp calo vào cơ thể. Vì thế, nếu bạn đang muốn giảm cân thì hãy thêm khoai tây vào thực đơn dinh dưỡng như là một sự lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát cân nặng.

Tuy nhiên, đến nay việc ăn nhiều khoai tây ở người muốn giảm béo có tốt không vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. 

Một nghiên cứu trên những con chuột được cho dùng hợp chất từ khoai tây cho thấy chúng ăn ít hơn và giảm cân nhiều hơn so với những con không được sử dụng gì. Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa được chứng thực ở người.

Vì thế, chế độ ăn ăn kiêng với khoai tây có thể giúp bạn giảm cân nhanh trong thời gian ngắn, nhưng lại không bền vững, cũng như không phải là giải pháp có thể áp dụng lâu dài. Khoai tây giàu các chất dinh dưỡng, nhưng lại rất ít calo nên nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, làm mất khối lượng cơ và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của bạn.

ăn nhiều khoai tây có tốt không
Việc ăn nhiều khoai tây ở người muốn giảm béo có tốt không vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể 

4. Quy tắc ăn khoai tây giảm cân

Theo Tim Steele tác giả cuốn sách “Potato Hack: Weight Loss Simplified”: “Khoai tây là loại thức ăn kiêng tốt nhất từng được phát minh”. Theo ông, loại củ này có tác dụng lớn trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bạn khi thực hiện việc ăn kiêng giảm cân.

Thực tế, có một chế độ ăn kiêng với khoai tây đơn thuần, không sử dụng thêm bất kỳ thức ăn nào khác đã được nhiều người áp dụng và đã có kết quả như mong đợi. Một nhân chứng cho phương pháp giảm cân này là ảo thuật gia tên Penn Jillette khi ông đã giảm được 8 kg bằng việc không ăn gì ngoài khoai tây trong 2 tuần đầu liên tục.

Chế độ ăn kiêng khoai tây đơn thuần do Tim Steele đã vạch ra dựa trên 7 quy tắc cơ bản được hướng dẫn trong cuốn sách của mình bao gồm:

  • Chỉ ăn khoai tây nấu chín trong vòng từ 3 - 5 ngày.
  • Hãy ăn khoảng 0,9 – 2,3 kg khoai tây mỗi ngày.
  • Không ăn bất kỳ thực phẩm nào khác, kể cả gia vị và nước sốt, 
  • Chỉ sử dụng một chút muối nếu bạn nhất thiết phải dùng nhưng càng ít càng tốt.
  • Chỉ uống nước lọc, cà phê đen hoặc trà thường trong khi ăn kiêng
  • Hãy đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng, không nên tập thể dục nặng
  • Có thể dùng các loại thuốc thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng hạn chế bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Mặc dù nhiều người đã thực hiện và thành công, nhưng cho đến nay vẫn không có nghiên cứu khoa học nào ủng hộ cách làm này cả.

Ăn quá nhiều khoai tây đơn thuần hay chế độ ăn kiêng với khoai tây có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như:

Thiếu protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác

Khoai tây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu về dinh dưỡng của bạn. Bởi vì, khoai tây chứa rất ít protein, chất béo, vitamin A hoặc các khoáng chất so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Chính vì thế, nếu ăn kiêng với khoai tây lâu dài, bạn có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể.

Giảm khối lượng cơ

Như đã nói, vì khoai tây rất ít chất đạm nên ăn kiêng với khoai tây có thể làm bạn mất đi một khối lượng cơ đáng kể. Các nghiên cứu đã chỉ ra có đến 18% trọng lượng giảm được ở những người ăn kiêng theo chế độ ít calo là từ khối lượng cơ. Trong khi nhiều nghiên cứu khác còn kết luận rằng việc ăn thêm protein có thể giúp hạn chế mất cơ trong quá trình ăn kiêng bằng cách hạn chế calo.

Nguy cơ tăng cân trở lại

Chế độ ăn kiêng với khoai tây hay bất kỳ một chế độ ăn rất ít calo nào cũng sẽ khiến cơ thể bạn làm chậm quá trình trao đổi chất và từ đó đốt cháy ít calo hơn. Và nếu quá trình này kéo dài thì rất lâu sau khi kết thúc chế độ ăn kiêng, cơ thể vẫn còn thích nghi với việc trao đổi chậm và đốt cháy ít calo, trong khi bạn đã ăn lại bình thường thì sẽ dẫn đến dư thừa calo trong cơ thể. Đây chính là lý do bị tăng cân trở lại của gần 80% những người đã từng theo chế độ ăn kiêng.

Với những hạn chế kể trên, có thể nói chế độ ăn kiêng với nhiều khoai tây mặc dù có thể giúp bạn giảm cân nhanh trong thời gian ngắn nhưng lại dẫn đến mối quan hệ không lành mạnh với cơ thể, làm thiếu chất dinh dưỡng, giảm khối lượng cơ và làm tăng cân trở lại theo thời gian.

Như vậy, khoai tây là thực phẩm giàu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, cũng như là lựa chọn lý tưởng cho quá trình giảm cân của bạn. Ăn nhiều khoai tây có tốt không ? Nếu bạn đang muốn giảm béo mà ăn nhiều khoai tây thì có thể giúp giảm cân nhanh nhưng lại không bền vững và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cơ thể. Vì thế, hãy sử dụng khoai tây một cách hợp lý, đúng cách để đạt được kết quả như mong muốn mà vẫn đảm bảo được sức khỏe của mình.

Một phương pháp giảm béo lành mạnh, không xâm lấn, không cần thực hiện kiêng kem quá nhiều mà bạn có thể lựa chọn là phương pháp Truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu dựa trên cơ sở truyền vào cơ thể các loại vitamin & khoáng chất thiết yếu, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, hoàn toàn an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Đặc biệt, với cơ chế giảm cân này, vừa có thể giúp bạn cân bằng dinh dưỡng, vừa giúp giảm mỡ đồng đều trên mọi bộ phận của cơ thể. Hiện với cách giảm cân chuẩn y khoa này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện và nhanh chóng lấy lại được vóc dáng thon gọn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Tăng cân có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Giảm cân: Ăn nhiều lòng trắng trứng gà có tốt không?

Giảm cân: Ăn nhiều lòng trắng trứng gà có tốt không?

Muốn giảm cân ăn khoai lang được không?

Muốn giảm cân ăn khoai lang được không?

9 cách ăn eat clean hiệu quả và giảm cân

9 cách ăn eat clean hiệu quả và giảm cân

Muốn giảm cân: Bữa sáng nên ăn bao nhiêu yến mạch?

Muốn giảm cân: Bữa sáng nên ăn bao nhiêu yến mạch?

71

Bài viết hữu ích?