Zalo

Gợi ý các bài tập thể dục dễ ngủ tốt cho sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tập thể dục thường xuyên và chất lượng giấc ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tập thể dục trước khi đi ngủ có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn, trong khi ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến mức độ hoạt động thể chất trong ngày thấp hơn. Một số loại bài tập thể dục dễ ngủ, giúp giấc ngủ ngon và chất lượng cao hơn so với những loại khác. Việc xác định được bài tập thể dục dễ ngủ nào là tốt nhất và bài tập nào nên tránh cho giấc ngủ giúp đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm.

1. Tập thể dục trước khi đi ngủ có lợi hay không?

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kèm theo nhiều bận rộn trong công việc thì nhiều người trưởng thành gặp tình trạng khó ngủ. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy gần một phần ba người trưởng thành bị mất ngủ mãn tính

Chứng mất ngủ mãn tính được định nghĩa là chứng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi những khó khăn dai dẳng khi đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Ngay cả với những người không bị mất ngủ thì cũng thường xuyên gặp phải tình trạng trằn trọc trên giường sau một ngày căng thẳng.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tập thể dục trước khi đi ngủ có tốt không? Câu trả lời là có. Bên cạnh các biện pháp chữa mất ngủ tự nhiên từ uống trà hoa cúc đến khuếch tán tinh dầu thì luyện tập các bài tập thể dục dễ ngủ cũng được nhiều người ưu tiên thực hiện với nhiều lợi ích. Tập thể dục trước khi đi ngủ giúp ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một đánh giá nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 đã cho thấy mối liên hệ giữa tập thể dục trước khi đi ngủ với các động tác thiền định như thái cực quyền và yoga và việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ được cải thiện này có liên quan đến cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tập thể dục có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ
Tập thể dục có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ

2. Gợi ý các bài tập thể dục để dễ ngủ

2.1. Bài tập thư giãn giúp dễ ngủ

Bài tập thể dục dễ ngủ đầu tiên được cần được nhắc đến là bài tập thư giãn. Tác dụng của những bài tập này làm giảm nhịp tim và huyết áp, thở chậm và tạo cảm giác sảng khoái hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bài tập thể dục trước khi đi ngủ giúp dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Mẹo để thử các bài tập thư giãn:

Trước khi thử các bài tập thể dục thư giãn trước khi đi ngủ thì sau đây là một số lời khuyên hữu ích cần ghi nhớ:

  • Kết hợp thực hiện tập thể dục trước khi đi ngủ với các cải tiến khác đối với việc vệ sinh giấc ngủ như duy trì lịch trình ngủ đều đặn và hình thành thói quen ban ngày giúp thúc đẩy giấc ngủ.
  • Thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục dễ ngủ. Việc sử dụng lặp đi lặp lại và liên tục các bài tập thư giãn thường hiệu quả hơn so với sử dụng một lần hoặc trong thời gian ngắn.
  • Tìm kiếm và luyện tập thực hiện các bài tập thể dục dễ ngủ phù hợp với bản thân. Để làm được điều này thì bạn cần thử thực hiện một vài bài tập để lựa chọn được bài tập phù hợp với bản thân. 

Mặc dù những bài tập thể dục để dễ ngủ an toàn cho hầu hết mọi người nhưng một số người cần có sự tư vấn đặc biệt từ bác sĩ, cụ thể là những người mắc bệnh động kinh, bệnh tâm thần hoặc có tiền sử chấn thương.

2.2. Bài tập thở

Hít thở chậm và sâu là một trong những bài tập thể dục để dễ ngủ cơ bản nhất tác dụng kích thích phản ứng thư giãn tự nhiên của cơ thể. Cách thực hiện bài tập thở đơn giản bằng cách bắt đầu hít thở sâu 10 lần để làm chậm hơi thở và tạo cảm giác bình tĩnh. Nếu bạn đang tìm kiếm các bài tập thở khác, đây là một số bài bài tập thể dục để dễ ngủ có thể thử.

2.2.1. Thở bằng cơ hoành

Thở cơ hoành hay còn gọi là thở bụng có sự tham gia của cơ lớn ở đáy phổi. Bài tập thể dục để dễ ngủ này không chỉ có thể làm giảm căng thẳng và tăng sự thư giãn mà còn có thể tăng cường cơ hoành và tăng hiệu quả hô hấp của chúng ta. Đây là cách thử thở cơ hoành:

  • Trong khi nằm, đặt một tay lên ngực trên và tay kia lên trên bụng, ngay dưới lồng xương sườn. Bàn tay sẽ giúp đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật chỉ thở bằng bụng trong bài tập này.
  • Hít vào bằng mũi để bụng ép vào tay, tay kia và ngực phải giữ yên nhất có thể.
  • Trong khi đó vẫn tiếp tục giữ yên ngực, siết chặt cơ bụng và thở ra bằng cách mím môi như huýt sáo.
  • Lặp lại cách thở này.

Bởi vì nhiều người không quen sử dụng cơ hoành khi thở nên bài tập này có thể cần phải luyện tập một chút. Hãy thử bắt đầu bài tập thể dục dễ ngủ này chỉ với vài phút thở bằng cơ hoành khi lên giường, sau đó tăng dần thời gian để phát huy tốt tác dụng an thần, dễ ngủ.

2.2.2. Bài tập thở 4-7-8

Đây là kỹ thuật thở nâng cao giúp kiểm soát tốc độ hơi thở. Đây có thể không phải là bài tập thể dục dễ ngủ tốt nhất nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nín thở nhưng nhìn chung bài tập này được coi là an toàn và dễ dàng để thực hiện ngày trước khi đi ngủ. Cách luyện tập bài tập thở 4-7-8 như sau:

  • Đặt đầu lưỡi lên vòm miệng, ngay phía sau răng cửa và giữ lưỡi ở vị trí này trong toàn bộ bài tập.
  • Hít thở vào bằng mũi trong khoảng 4 giây.
  • Nín thở đếm trong 7 giây.
  • Thở ra bằng miệng trong 8 giây, để hơi thở ra tạo ra âm thanh tự nhiên tương tự như đang thổi nến.

Tương tự như các bài tập thể dục dễ ngủ khác, bạn có thể bắt đầu thực hành kỹ thuật này vài phút trước khi đi ngủ. 

​Bài tập thở là một trong những bài tập thể dục để dễ ngủ cơ bản nhất
​Bài tập thở là một trong những bài tập thể dục để dễ ngủ cơ bản nhất 

2.3. Bài tập thư giãn cơ 

Đây là bài tập thể dục dễ ngủ  được thực hiện bằng cách căng và thư giãn một cách có phương pháp 16 nhóm cơ khác nhau, từng nhóm một. Các nhóm cơ  bao gồm cơ bàn tay, cổ tay và cẳng tay, bắp tay, trán, vai, quanh mắt và mũi, quanh miệng, má và hàm, trước cổ,  sau gáy, ngực, lưng, bụng, hông và mông, đùi và cẳng chân. Cách thực hiện bài tập thể dục dễ ngủ thư giãn cơ như sau:

  • Hít vào và căng nhóm cơ đầu tiên trong thời gian ngắn kéo dài từ 5 đến 10 giây.
  • Thở ra và thả lỏng các cơ ở nhóm đó nhanh chóng.
  • Thư giãn trong thời gian 10 đến 20 giây trước khi chuyển sang nhóm cơ tiếp theo.
  • Lặp lại các quá trình giãn cơ như đã kể trên cho đến khi tập hết 16 nhóm cơ như đã kể trên. Sau khi hoàn thành, hãy tập trung vào việc giữ cho tất cả các nhóm cơ được thư giãn để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

2.4. Bài tập aerobic

Tập thể dục nhịp điệu hay tập aerobic hoặc “cardio” là bài tập thể dục dễ ngủ giúp thúc đẩy nhịp thở nhanh hơn và nhịp tim nhanh hơn. Loại bài tập này có thể cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Tập thể dục nhịp điệu được đo bằng cường độ. Các hoạt động cường độ vừa như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu dưới nước và đạp xe trên địa hình đồi núi phải sẽ làm tăng nhịp tim và khiến đổ mồ hôi. Thể dục nhịp điệu cường độ mạnh bao gồm chạy hoặc chạy bộ, bơi vòng, đạp xe cường độ cao có thể làm tăng nhịp tim lên mức cao hơn nhiều.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tập thể dục trước khi đi ngủ với bài tập aerobic thường xuyên trong thời gian dài có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức đối với những người bị mất ngủ. Nghiên cứu cũng cho thấy các bài tập thể dục dễ ngủ với hoạt động aerobic cường độ vừa phải có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn hô hấp khi ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. 

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy thói quen tập thể dục nhịp điệu vừa phải kéo dài 6 tháng có thể mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện giấc ngủ cũng như tâm trạng và chất lượng cuộc sống nói chung.

Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên không nên tập thể dục vào ban đêm vì hoạt động thể chất có thể làm tăng nhịp tim gây ra cảm giác khó ngủ hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã lưu ý rằng tập thể dục trước khi đi ngủ với cường độ vừa phải trước khi đi ngủ ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2.5. Bài tập luyện sức đề kháng

Tập thể dục trước khi đi ngủ với bài tập sức đề kháng tập trung vào việc xây dựng sức mạnh cơ bắp trên toàn cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta nên kết hợp tập thể dục nhịp điệu và tập sức đề kháng để cải thiện các khía cạnh khác nhau của sức khỏe sinh lý. Những bài tập sức đề kháng bao gồm như sau:

  • Nâng tạ
  • Tập luyện bằng cách sử dụng dây kháng lực
  • Chống đẩy, gập bụng và các bài tập kháng lực khác

Bạn nên thực hiện các bài tập sức đề kháng có tối đa 12 lần lặp lại mỗi bài. Ban đầu, việc rèn luyện sức mạnh có thể rất khó khăn, vì vậy những người mới tập lần đầu có thể bắt đầu với một hiệp cho mỗi hoạt động trong mỗi buổi tập và tăng dần lên nhiều hiệp khi cảm thấy thoải mái.

Tương tự như các hoạt động thể dục nhịp điệu, việc luyện tập các bài tập sức đề kháng thường xuyên có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và các khía cạnh khác của giấc ngủ hàng đêm. Rèn luyện sức mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm, hai yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ. Tuy nhiên, tác dụng của việc rèn luyện sức đề kháng đối với chất lượng và cấu trúc giấc ngủ chưa được nghiên cứu rộng rãi.

2.6. Yoga

Tập thể dục trước khi đi ngủ với bài tập yoga là một loại hình rèn luyện sức đề kháng tập trung vào cải thiện tư thế, bài tập thở và thiền định. Yoga đã được chứng minh là có tác dụng giảm bớt căng thẳng, giúp giảm cân và giảm đau ở cổ và lưng dưới.

Tập yoga cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mặc dù mối liên hệ giữa yoga và giấc ngủ ngon hơn chưa được đánh giá rộng rãi trên tổng thể dân số, nhưng một số nghiên cứu gân đây đã ghi nhận sự cải thiện giấc ngủ ở một số cá nhân. Những người này bao gồm người già, phụ nữ khó ngủ và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

2.7. Bài tập kéo giãn cơ

Đầu tiên, tiếp xúc với cơ thể bằng cách giãn cơ giúp tập trung sự chú ý vào hơi thở và cơ thể, chứ không phải những tác nhân gây căng thẳng trong ngày. Kéo giãn cũng mang lại những lợi ích thể chất tiềm ẩn, giúp giảm căng cơ và ngăn ngừa chứng chuột rút làm gián đoạn giấc ngủ. 

Động tác kéo giãn cơ gấu ôm tác động đến cơ hình thoi và cơ hình thang ở lưng trên giúp giảm bớt sự khó chịu hoặc đau đớn ở xương bả vai do tư thế sai, viêm bao hoạt dịch hoặc tê cứng vai. Để thực hiện bài tập thể dục trước khi đi ngủ này, như sau:

  • Đứng thẳng và hít vào khi đang dang rộng cánh tay;
  • Thở ra khi bạn khoanh tay, đặt cánh tay phải lên bên trái và tay trái lên bên phải để ôm mình;
  • Hít thở sâu đồng thời dùng tay kéo vai về phía trước;
  • Giữ nguyên tư thế này trong thời gian tối thiểu là 30 giây;
  • Để thả lỏng, hít vào để mở rộng cánh tay trở lại;
  • Thở ra và lặp lại với cánh tay trái ở trên.

3. Nên tránh các bài tập nào để không mất ngủ

Các bài tập thể dục dễ ngủ tốt nhất sẽ khác nhau tùy theo từng người. Tuy nhiên, một số bài tập nên tránh luyện tập để không bị mất ngủ, như sau:

  • Các bài tập thể dục với cường độ cao và mạnh: Các bài tập cường độ cao hoặc vào đêm khuya không được khuyến khích do những tác động tiêu cực mà các hoạt động này có thể gây ra đối với chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể thử tập thể dục vào ban ngày, vào buổi chiều và trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ để xem thói quen nào giúp cải thiện giấc ngủ nhiều nhất. 
  • Các bài tập thể dục quá sức: Mặc dù tập luyện lâu hơn hoặc mạnh hơn có thể giúp cải thiện thể chất nhiều hơn, tuy nhiên tập luyện các bài tập thể dục quá sức có thể gây ra cảm giác căng thẳng, mệt mỏi làm khó ngủ hơn. Luyện tập bài tập thể dục dễ ngủ chỉ với 30 phút tập thể dục vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm lo lắng và ngủ ngon hơn vào ban đêm. 

Khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện chúng ta cũng có xu hướng luyện tập thể dục thường xuyên hơn. Do mối quan hệ hai chiều giữa tập thể dục và giấc ngủ, bạn có thể ít tham gia các hoạt động thể chất hơn sau một đêm không ngủ ngon. Ngủ đủ giấc với chất lượng cao trước những ngày dự định tập thể dục là một cách hiệu quả duy trì chế độ tập luyện đều đặn.

Tài liệu tham khảo: webmd.com, healthline.com, sleepfoundation.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ

Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ

Tìm hiểu thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ

Tìm hiểu thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

45

Bài viết hữu ích?