Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng. Cũng giống như thở, ăn, uống, ngủ là nhu cầu thiết yếu của con người, ảnh hưởng đến trạng thái nghỉ ngơi và tràn đầy sinh lực cho ngày hôm sau của một người. Giấc ngủ chất lượng hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung. Giấc ngủ cũng góp phần vào sự tăng trưởng của con người. Vì lý do này, trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn người lớn. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều cần ngủ để ngăn ngừa bệnh tật hoặc phục hồi sau bệnh tật hoặc chấn thương.
Sức khỏe giấc ngủ kém đã trở thành mối lo ngại chung trong xã hội, dẫn đến việc làm việc quá sức và bị kích thích quá mức của chúng ta. Trên thực tế, một phần ba số người trưởng thành ở Hoa Kỳ và Canada ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm. Thật không may, ngủ không đủ giấc có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe bất lợi bao gồm béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và trầm cảm.
Hơn nữa, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến sai lầm tại nơi làm việc, hiệu suất tâm lý vận động thấp hơn và tăng nguy cơ tai nạn xe cơ giới. Nói chung, sức khỏe giấc ngủ kém là gánh nặng đáng kể đối với các ngành kinh tế và y tế của chúng ta về thương tích và khuyết tật mỗi năm.
Do đó việc đặt ra thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ chung cho tất cả mọi người là vô cùng cần thiết để nhận biết giấc ngủ bất thường, từ đó đưa ra các hướng cải thiện hiệu quả hơn.
Khái niệm “sức khỏe giấc ngủ” đang được phát triển trên toàn cầu và đặt ra các đặc điểm của giấc ngủ một cách liên tục chứ không chỉ là sự hiện diện hay vắng mặt của chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, sức khỏe giấc ngủ hiếm khi được đánh giá tại phòng khám.
Giấc ngủ kém có thể là một rào cản quan trọng trong nhiều can thiệp về lối sống và tăng cường sức khỏe, sức khỏe giấc ngủ nên được đưa vào như một phần của lối sống và đánh giá tổng quát ở cùng mức độ chú ý như chế độ ăn uống và tập thể dục. Sức khỏe giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và hoạt động thể chất, và điều này cũng cần được đánh giá tại phòng khám.
Mặc dù bác sĩ lâm sàng có thể biết được liệu giấc ngủ có phải là vấn đề hay không bằng cách hỏi “Giấc ngủ của bạn thế nào?”, câu hỏi đơn giản này có nguy cơ chẩn đoán sai các kiểu ngủ không được nhận biết đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân.
Lý tưởng nhất là nên đánh giá theo thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ qua 5 đặc điểm chính của giấc ngủ: Thời lượng giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ, sự tỉnh táo vào ban ngày và không bị rối loạn giấc ngủ. Những câu hỏi được chọn từ các bảng câu hỏi về sức khỏe giấc ngủ trong nhiều nghiên cứu, tuy chúng không toàn diện 100%để đánh giá đầy đủ mức độ phức tạp của giấc ngủ nhưng các câu hỏi trong thang đánh giá chất lượng giấc ngủ có ý nghĩa thiết thực đối với các bác sĩ lâm sàng để nhanh chóng đánh giá sức khỏe giấc ngủ của bệnh nhân.
Cụ thể hơn, các chuyên gia có thể đánh giá chất lượng giấc ngủ thông qua các nghiên cứu và công cụ về giấc ngủ như Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). PSQI là một loạt câu hỏi về các hành vi liên quan đến giấc ngủ và được sử dụng trong cả môi trường lâm sàng và nghiên cứu. Bệnh nhân đưa ra câu trả lời tự đánh giá cho các câu hỏi bao gồm chất lượng giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ và rối loạn chức năng ban ngày. Các chuyên gia đánh giá câu trả lời cho các câu hỏi và xác định các bước tiếp theo để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.
Thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ gồm 2 phần. Người bệnh đến khám cần trả lời đầy đủ tất cả câu hỏi, không bỏ trống về trải nghiệm giấc ngủ trong tháng gần đây nhất. Tốt nhất nên lựa chọn đáp án cuối cùng dựa theo tình trạng giấc ngủ của phần lớn các ngày trong tháng gần nhất đó.
Câu 1: Trong tháng qua, bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ?
Câu 2: Trong tháng qua, mỗi đêm bạn mất khoảng bao nhiêu phút để ngủ được?
Câu 3: Trong tháng qua, bạn thường thức dậy lúc mấy giờ?
Câu 4: Trong tháng qua, mỗi đêm bạn ngủ thực sự kéo dài mấy tiếng?
Câu 5: Trong tháng qua, tần suất gặp phải những hiện tượng gây khó ngủ được liệt kê sau đây là bao nhiêu?
Câu 6: Bạn đánh giá chất lượng giấc ngủ trong tháng qua như thế nào?
Câu 7: Trong tháng qua, tần suất uống thuốc (cả thuốc kê đơn/không kê đơn) để dễ ngủ là bao nhiêu?
Câu 8: Trong tháng qua, tần suất gặp khó khăn trong việc cố giữ tỉnh táo khi lái xe, ăn uống và trong hoạt động xã hội khác của bạn là bao nhiêu?
Câu 9: Trong tháng qua, bạn cảm thấy việc hăng hái trước mọi việc khó khăn như thế nào?
Câu 10: Nếu bạn có bạn cùng phòng, hãy hỏi họ tần suất bạn xuất hiện những việc sau?
Đối câu hỏi từ 1 - 4, bạn có thể tự điền khoảng thời gian thích hợp.
Đối với các câu 5, 7, 8 và 10, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án:
Đối với câu 6, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án:
Đối với câu 9, bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án:
Thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ sẽ được lập trình sẵn trong máy tính và máy tính sẽ tính toán đưa ra điểm số phù hợp, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp. Thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI là một thước đo khá chính xác về tình trạng rối loạn giấc ngủ và đánh giá chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.
Tuy nhiên, thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ chỉ là một trong những công cụ để xác định được tình trạng bệnh. Khi phát hiện những biểu hiện rối loạn giấc ngủ, tốt nhất bạn nên đến khám ở những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Từ đó bác sĩ có thể đề xuất những thay đổi lối sống, liệu pháp hoặc thuốc hỗ trợ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Tài liệu tham khảo:Sleepfoundation.org, Ncbi.nlm.nih.gov
707
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
707
Bài viết hữu ích?