Zalo

Các nguyên nhân mất ngủ đêm phố biển nhất

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ là tình trạng một người khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon hoặc thức giấc nhiều lần giữa đêm. Tuổi tác, bệnh lý mãn tính, rối loạn thần kinh và chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh là những nguyên nhân mất ngủ đêm thường gặp. Mất ngủ ban đêm kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Vậy các nguyên nhân mất ngủ đêm phổ biến nhất là gì?

1.Nguyên nhân mất ngủ đêm là gì?

1.1 Tuổi tác

Tiến sĩ Suzanne Bertisch, trợ lý giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard cho biết giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hơn ở người lớn tuổi.

Nhịp sinh học hay chu kỳ ngủ thức của bạn có thể thay đổi đáng kể khi bạn già đi khiến bạn bị mất ngủ ban đêm.

1.2 Lối sống không lành mạnh

Ảnh 1: Tiêu thụ quá nhiều caffeine là nguyên nhân mất ngủ đêm.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine là nguyên nhân mất ngủ đêm.

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cả đêm mất ngủ là do lối sống không lành mạnh bao gồm bất kỳ thói quen nào sau đây:

  • Uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ: Uống rượu có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhưng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.
  • Ăn trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ: Nằm với cái bụng no có thể gây ra chứng ợ chua khiến bạn khó ngủ và mất ngủ cả đêm.
  • Ngủ trưa quá nhiều: Những giấc ngủ ngắn vào buổi chiều hoặc muộn hơn sẽ khiến bạn mất ngủ ban đêm.
  • Tiêu thụ quá nhiều caffeine: Caffeine sẽ ngăn chặn một chất hóa học trong não gọi là adenosine giúp bạn ngủ ngon. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm và đồ uống chứa caffeine sau đầu giờ chiều.

1.3 Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ cả đêm, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn beta điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc chữa cảm lạnh có chứa rượu
  • Corticosteroid để điều trị viêm hoặc hen suyễn.

1.4 Bệnh lý mãn tính

Nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính có thể khiến bạn khó ngủ. Một số nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ ban đêm, bao gồm: 

  • Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: Sự thôi thúc làm trống bàng quang khiến đàn ông mắc bệnh này thức giấc suốt đêm.
  • Đau mãn tính: Thật khó để ngủ khi bạn đang bị đau và thiếu ngủ sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn vào ngày hôm sau.
  • Bệnh thần kinh: Tính trạng ngứa ra, tê hoặc đau ở tay và chân có thể khiến bạn thức giấc thường xuyên.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ: Ngáy to và thức giấc trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu bạn bị ngưng thở khi ngủ gây ra những cơn ngừng thở ngắn vào ban đêm và dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày.

1.5 Rối loạn nhịp sinh học

Rất có thể bạn mất ngủ ban đêm vì cơ thể bạn muốn ngủ không đúng lúc. Đây là trường hợp của những người bị rối loạn nhịp sinh học. Hầu hết mọi người đều mong muốn được ngủ qua đêm. Tuy nhiên, nếu nhịp sinh học của bạn bị thay đổi sớm hoặc muộn thì chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn có thể nằm thao thức trên giường hàng giờ vào lúc đầu đêm nhưng sau đó khó thức dậy vào buổi sáng.

1.6 Rối loạn sức khỏe tâm thần

Các vấn đề về giấc ngủ và rối loạn sức khỏe tâm thần có mối liên hệ với nhau. Một số rối loạn sức khỏe tâm thần liên quan đến chứng cả đêm mất ngủ, bao gồm:

  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Trầm cảm
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn sử dụng chất

1.7 Làm ca đêm

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người làm việc ca đêm bị mất ngủ vì ảnh hưởng đến nhịp sinh học bình thường. Trong ca làm việc của mình, những người làm ca đêm phải thức trong bóng tối khi lẽ ra họ đã ngủ. Điều này có thể khiến bạn khó ngủ khi ca làm việc kết thúc vào ban ngày vì ánh sáng mặt trời khiến họ phải thức.

Ảnh 2: Mất ngủ ban đêm làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể.
Mất ngủ ban đêm làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể.

2. Mất ngủ ban đêm có hại hơn so với mất ngủ vào các thời điểm khác trong ngày không?

Theo nhịp sinh học thông thường thì thời gian đi ngủ vào ban đêm là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày học tập và làm việc vất vả, giảm bớt căng thẳng và tái tạo năng lượng cho ngày mới. 

Mất ngủ ban đêm làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức và làm việc kém hiệu quả vào ngày hôm sau. Mất ngủ ban đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, phán đoán và góp phần phát triển các bệnh mãn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Trong khi đó, ban ngày là khoảng thời gian để cơ thể hoạt động, học tập và làm việc. Đây không phải là thời gian để cơ thể phục hồi tái tạo năng lượng. Đặc biệt nếu bạn ngủ quá nhiều ban ngày có thể gây ra rối loạn nhịp sinh học của cơ thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ nghỉ và các hoạt động nội tiết trong cơ thể. Giấc ngủ ban ngày thường sẽ không sâu như ban đêm do ảnh hưởng bởi ánh sáng, tiếng ồn nên não bộ sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và các cơ trong cơ thể cũng không được thư giãn hoàn toàn.

Vì vậy, mất ngủ ban đêm có hại hơn rất nhiều so với việc mất ngủ vào các thời điểm khác trong ngày. 

3. Cải thiện tình trạng mất ngủ ban đêm như thế nào?

Cả đêm mất ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ ban đêm bạn có thể tham khảo một số cách để cải thiện giấc ngủ ngon hơn, bao gồm:

  • Tập trung vào hơi thở: Một cách để làm dịu suy nghĩ mà bạn có thể thực hiện là các bài tập thở đơn giản. Thở sâu và chậm cũng có thể làm chậm nhịp tim, điều này có thể hữu ích nếu bạn đang trong trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Ra khỏi giường: Nếu bạn nằm thao thức hơn 20-30 phút thì bạn nên ra khỏi giường và làm điều gì đó để yên tĩnh cho đến khi buồn ngủ trở lại.
  • Nghe podcast: Podcast hoặc sách nói có thể là những lựa chọn thay thế tốt cho việc đọc nếu bạn không muốn bật đèn. 
  • Lập danh sách việc cần làm: Bạn hãy thử viết một danh sách cụ thể trong ít nhất 5 phút trước khi đi ngủ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc viết ra một danh sách dài và chi tiết những việc cần làm trong tương lai giúp mọi người chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhiều so với những người viết về những nhiệm vụ đã hoàn thành trong ngày hôm đó.
  • Đọc sách: Màn hình điện thoại hay ipad có thể làm gián đoạn giấc ngủ do ánh sáng xanh phát ra. Vì vậy, đọc sách giấy có thể là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho việc đọc trên thiết bị điện tử.
  • Nghe những âm thanh êm dịu: Máy hoặc ứng dụng tạo tiếng ồn trắng có thể giúp bạn thư giãn và xoa dịu đầu óc.
  • Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt như thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngủ trong không gian yên tĩnh, tối, mát mẻ và tập thể dục thường xuyên nhưng không trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để nâng cao sức khỏe tổng thể nhờ đó hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn thông qua chế độ ăn uống lành mạnh hoặc truyền vi hoạt chất qua đường tĩnh mạch.

Tóm lại, bài viết đã cho chúng ta biết được những nguyên nhân mất ngủ đêm cực kỳ đa dạng bao gồm tuổi tác, lối sống không lành mạnh, bệnh lý mãn tính và các rối loạn tâm thần. Cả đêm mất ngủ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Nếu tình trạng mất ngủ ban đêm của bạn không cải thiện với những biện pháp trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo: health.harvard.edu, verywellhealth.com, health.com/condition

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Những món ăn giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Những món ăn giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ

Các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

20

Bài viết hữu ích?