Zalo

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mất ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự khó khăn dai dẳng trong việc bắt đầu, duy trì và củng cố chất lượng giấc ngủ. Những người bị mất ngủ trong thời gian dài rất nhanh phải đối mặt với sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng và luôn thiếu sức sống. Có nhiều cách để hết mất ngủ đã được nghiên cứu như sử dụng thuốc, liệu pháp nhận thức hành vi cho chứng mất ngủ (CBT-I) hoặc thay đổi lối sống. Vậy liệu có cách nào để hết mất ngủ triệt để hay không?

1. Mất ngủ có chữa được triệt để không?

Thường thì, người lớn cần khoảng 7-9 giờ ngủ mỗi đêm để coi đó là giấc ngủ đủ. Tuy nhiên, con số này không đồng đều cho tất cả mọi người và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, không chỉ là thời lượng ngủ mỗi đêm quan trọng, chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn.

Nhu cầu ngủ của bạn cũng thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi bạn già đi. Do đó, cách tiếp cận vấn đề mất ngủ cần phải linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ, không thể yêu cầu một người già ngủ 9 giờ mỗi đêm để coi đó là phương pháp điều trị mất ngủ hiệu quả, vì thời gian ngủ giảm đi theo tuổi tác. 

Để xác định liệu mất ngủ đã được điều trị triệt để hay chưa, cần theo dõi chất lượng giấc ngủ, sự cải thiện trong sức khỏe tổng thể, và các biểu hiện khác liên quan đến triệu chứng mất ngủ.

Ảnh 1: tùy thuộc vào đối tượng mà mất ngủ có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc không.
Tùy thuộc vào đối tượng mà mất ngủ có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc không.

2. Muốn hết mất ngủ phải làm thế nào?

Muốn hết mất ngủ phải làm thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, có rất nhiều cách để hết mất ngủ mà bạn có thể tham khảo, cụ thể như sau:

Xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh:

  • Hãy tạo ra một căn phòng ngủ phù hợp nhất với sở thích bản thân, khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi nghỉ ngơi. Đó có thể là nơi mát mẻ, yên tĩnh và tối. Tránh xem tivi hoặc nhìn vào các thiết bị điện tử vì ánh sáng từ những nguồn này có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ- thức của bạn.
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Nếu có thể hãy tránh lịch trình có nhiều thay đổi hoặc những thức làm gián đoạn lịch trình ngủ của bạn
  • Tránh sử dụng caffeine, nicotin và rượu gần giờ đi ngủ là cách để hết mất ngủ. Mặc dù rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng nó có thể khiến giấc ngủ khó đạt được chất lượng tốt. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ thức dậy vào ban đêm hơn.
  • Hoạt động thể chất vào ban ngày, ít nhất 5-6 giờ trước khi đi ngủ để có thể ngủ ngon hơn.
  • Tránh ngủ trưa, đặc biệt là buổi chiều vì thời gian giữa hai giấc ngủ quá gần khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ban đêm.
  • Ăn uống theo bữa, đều đặn và tránh ăn tối muộn.
  • Hạn chế uống nhiều nước vào gần giờ đi ngủ, điều này có thể khiến bạn ngủ lâu hơn mà không cần thức dậy đi vệ sinh có thể gây gián đoạn cho giấc ngủ.
  • Tìm hiểu những cách thức giúp quản lý căng thẳng cũng là cách để hết mất ngủ hiệu quả. Thực hiện thói quen giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc êm dịu hoặc tắm nước nóng.
  • Các liệu pháp như thiền định, xoa bóp, yoga trước khi đi ngủ cũng có thể là cách để hết mất ngủ, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Tránh một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Ảnh 2: Thói quen ngủ lành mạnh góp phần cải thiện giấc ngủ rất đáng kể
Thói quen ngủ lành mạnh góp phần cải thiện giấc ngủ rất đáng kể

Liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-i):

  • Nếu bạn không biết cách nào để hết mất ngủ thì CBT-i là 1 gợi ý. CBT-i là kế hoạch điều trị kéo dài 6-8 tuần giúp bạn học cách chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn. Đây là khuyến cáo hàng đầu trong điều trị mất ngủ kéo dài và đạt hiệu quả rất tốt.
  • CBT-i có thể được thực hiện bởi bác sĩ, y tá hoặc nhà trị liệu, có thể gặp mặt trực tiếp hoặc thậm chí trò chuyện qua điện thoại.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn bớt lo lắng về việc không thể ngủ và dạy bạn cách thư giãn, chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Giáo dục giấc ngủ giúp bạn học thói quen ngủ tốt hơn.
  • Liệu pháp hạn chế giấc ngủ cho bạn một khoảng thời gian cụ thể để nằm trên giường ngay cả khi bạn không thể ngủ trong thời gian này. Theo thời gian, điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn khi đi ngủ và thời gian ngủ cũng tăng lên khi bạn bắt đầu ngủ ngon hơn.
  • Liệu pháp kiểm soát kích thích giúp bạn có chu kỳ ngủ- thức đều đặn để bạn có thể liên kết việc nằm trên giường với việc ngủ. Điều này bao gồm việc chỉ đi ngủ khi bạn buồn ngủ, ra khỏi giường nếu bạn không thể ngủ được và chỉ sử dụng giường để ngủ hoặc hoạt động tình dục.

Sử dụng thuốc:

Cách để hết mất ngủ nhanh nhất là sử dụng thuốc. Có một số loại thuốc theo toa để điều trị mất ngủ:

  • Một số thuốc theo toa dùng để điều trị chứng mất ngủ được dùng trong thời gian ngắn trong khi các loại thuốc khác được sử dụng lâu dài hơn. Tuy nhiên dù sử dụng loại nào bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và tác dụng phụ của thuốc mất ngủ. Một số loại thuốc kê đơn dùng để điều trị các tình trạng sức khoẻ khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ.
  • Thuốc chủ vận thụ thể benzodiazepine (zolpidem, zaleplon và eszopiclone) có thể có tác dụng phụ gây lo lắng hoặc phản ứng dị ứng cho người bệnh
  • Chất chủ vận thụ thể melatonin (như ramelteon) có tác dụng phụ gồm chóng mặt, mệt mỏi.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Orexin như suvorexant không được khuyến khích cho những người mắc chứng ngủ rũ.
  • Thuốc benzodiazepin có thể được kê đơn nếu các phương pháp điều trị và thuốc khác không có tác dụng. Chỉ nên sử dụng benzodiazepin trong vài tuần để tránh tác dụng phụ gây nghiện.

Đối với các thuốc không điều trị mất ngủ:

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc không nằm trong danh mục điều trị chứng mất ngủ nhưng vẫn có thể cải thiện giấc ngủ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần hoặc thuốc chống co giật.

Sử dụng thuốc không kê đơn các thực phẩm bổ sung:

  • Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm bổ sung nào.
  • Các loại thuốc không kê đơn có chứa thuốc kháng histamin được bán dưới dạng thuốc hỗ trợ giấc ngủ, mặc dù có hiệu quả nhưng cần kiểm định bởi bác sĩ trước khi sử dụng vì thuốc kháng histamin có thể không an toàn với một số người
  • Thuốc bổ sung melatonin là phiên bản tương tự hormone giấc ngủ được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Nhiều người dùng chất bổ sung melatonin để cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chứng minh được là melatonin có thể điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Tác dụng phụ của melatonin bao gồm buồn ngủ ban ngày, đau đầu, đau bụng hoặc trầm cảm nặng.
  • Các thực phẩm bổ sung cũng có thể có lợi cho sức khỏe của bạn nhưng nên lựa chọn những nhãn hàng có uy tín đã được chuyên gia khuyến cáo.

Tóm lại, có rất nhiều cách để hết mất ngủ như thay đổi lối sống, thói quen ngủ, liệu pháp nhận thức hành vi hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, để có thể chữa khỏi triệt để mất ngủ còn nhiều tranh cãi và tuỳ thuộc vào đối tượng nhất định.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tình trạng mất ngủ, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Tài liệu tham khảo: Everydayhealth.com, sleepfoundation.org, .nhlbi.nih.gov, helpguide.org, webmd.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Những món ăn giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Những món ăn giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Các nguyên nhân mất ngủ đêm phố biển nhất

Các nguyên nhân mất ngủ đêm phố biển nhất

Các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ

Các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ

Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

Hướng dẫn các cách để ngủ ngon giấc ban đêm

6

Bài viết hữu ích?