Zalo

Các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tự dưng mất ngủ là 1 dạng mất ngủ cấp tính thường kéo dài trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần. Tình trạng tự nhiên mất ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi cả ngày, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất làm việc và phát triển các bệnh lý mãn tính. Vậy các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ là gì và khắc phục tình trạng này như thế nào?

1.Tự dưng mất ngủ là tình trạng gì?

Tự nhiên bị mất ngủ thường là một dạng mất ngủ cấp tính, có nghĩa là chứng mất ngủ xuất hiện nhanh chóng sau đó kéo dài trong thời gian ngắn kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Những người tự dưng mất ngủ thường khó ngủ hoặc thậm chí khó có được giấc ngủ ngon. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Tự nhiên mất ngủ là một trong những vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất. Theo nghiên cứu năm 2020, có khoảng 1/3 dân số báo cáo tình trạng tự nhiên bị mất ngủ hàng năm. Một số trường hợp mất ngủ đột ngột kéo dài có thể góp phần phát triển tình trạng bệnh mãn tính.

Ảnh 1: Tự nhiên bị mất ngủ là một dạng mất ngủ cấp tính.
Tự nhiên bị mất ngủ là một dạng mất ngủ cấp tính.

Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tình trạng tự nhiên bị mất ngủ bao gồm:

  • Khó ngủ
  • Thường xuyên thức giấc vào ban đêm
  • Khó ngủ lại sau khi thức dậy
  • Mệt mỏi vào ban ngày
  • Thay đổi về kiểu ngủ, chẳng hạn như gặp nhiều ác mộng hơn hoặc không mơ.

2. Các nguyên nhân khiến bạn tự dưng mất ngủ

2.1 Yếu tố lối sống

Tình trạng tự dưng mất ngủ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi đột ngột trong lối sống, khởi phát một số yếu tố gây căng thẳng ngắn hạn hoặc vệ sinh giấc ngủ kém. Vệ sinh giấc ngủ kém có thể bao gồm môi trường ồn ào hoặc nhiều ánh sáng, uống cà phê, ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ hoặc không tập thể dục thường xuyên. 

Ngoài ra, việc sử dụng máy tính, tivi hoặc điện thoại trong phòng ngủ cũng có thể gây ra những kích thích không phù hợp và cản trở giấc ngủ.

2.2 Tâm trạng lo lắng

Một yếu tố phổ biến khác gây ra tình trạng tự dưng mất ngủ là lo lắng, có tới 90% những người lo lắng hoặc trầm cảm mắc một số loại rối loạn giấc ngủ. Ví dụ, các yếu tố gây căng thẳng ngắn hạn như mất việc hoặc chuyển đến nhà mới có thể gây ra chứng mất ngủ đột ngột.

Ảnh 2: Lo lắng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự nhiên bị mất ngủ.
Lo lắng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự nhiên bị mất ngủ.

2.3 Môi trường ngủ

Môi trường ngủ có tiếng ồn lớn, giường không thoải mái, phòng quá nóng hoặc môi trường ngủ mới cũng góp phần gây ra các vấn đề về mất ngủ. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột trong môi trường ngủ có thể gây ra tình trạng tự nhiên mất ngủ.

2.4 Rối loạn tâm thần

Một số rối loạn tâm thần cũng gây ra vấn đề tự dưng mất ngủ bao gồm hội chứng chân không yên, cử động tay chân trong khi ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

2.5 Bệnh lý mãn tính

Một số tình trạng sức khỏe thể chất có thể góp phần gây ra chứng tự nhiên mất ngủ vì khiến giấc ngủ trở nên không thoải mái. Ví dụ, bệnh nhân gặp tình trạng đau mãn tính, đau nửa đầu hoặc gãy xương đều có thể dẫn đến mất ngủ.

3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng tự dưng mất ngủ?

Tự dưng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Mất ngủ gây nên tình trạng kiệt sức vào ban ngày, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất trong học tập và làm việc. Để khắc phục tình trạng tự nhiên bị mất ngủ, bạn nên:

3.1 Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ có nghĩa là áp dụng các chiến lược để giúp giấc ngủ diễn ra dễ dàng hơn. Vệ sinh giấc ngủ bao gồm chỉ sử dụng giường để ngủ, không xem tivi hoặc chơi điện thoại trên giường, ngủ trong phòng tối, mát mẻ và đảm bảo giường thoải mái.

3.2 Duy trì thói quen ngủ nhất quán

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào ngày nghỉ. Nếu bạn không ngủ được thì bạn nên rời giường và làm việc khác để tránh tình trạng căng thẳng nhiều hơn.

3.3 Hạn chế giấc ngủ

Hạn chế giấc ngủ có nghĩa là giảm thiểu hoặc loại bỏ những giấc ngủ ngắn ban ngày và giảm tổng thời gian ngủ trong ngày. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy mệt mỏi hơn, nhờ đó khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ vào ban đêm hơn.

3.4 Duy trì thói quen tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải có thể giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cần tránh tập luyện gắng sức trước khi đi ngủ vì có thể kích thích gây mất ngủ.

3.5 Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý có thể làm dịu các vấn đề sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như trầm cảm và lo lắng. 

Liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng mất ngủ và một số phương pháp điều trị chứng mất ngủ khác có thể giúp người bệnh làm dịu những suy nghĩ dồn dập, áp dụng các phương pháp ngủ lành mạnh hơn và kiểm soát chứng mất ngủ.

3.6 Điều trị bằng thuốc

Thuốc ngủ có thể giúp điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn nhưng thuốc ngủ có khả năng gây nghiện. Vì vậy, thuốc ngủ không nhằm mục đích sử dụng lâu dài để cải thiện giấc ngủ. Do đó. điều quan trọng là phải áp dụng những chiến lược điều trị khác trong khi sử dụng thuốc ngủ để mang lại hiệu quả tốt.

Ngoài ra, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về liệu pháp bổ sung vi hoạt chất cung cấp toàn diện vitamin và axit amin giúp thúc đẩy sức khỏe toàn diện, trong đó có hỗ trợ cải thiện tình trạng tự nhiên bị mất ngủ.

Tóm lại, tình trạng tự dưng mất ngủ không phải là một bệnh tiến triển nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề tự nhiên mất ngủ để tìm biện pháp khắc phục cụ thể với từng trường hợp. Sau khi áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống và môi trường ngủ mà tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday.com, news-medical.net

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân mất ngủ đêm phố biển nhất

Các nguyên nhân mất ngủ đêm phố biển nhất

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

Có cách để hết mất ngủ triệt để không?

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Vì sao người trung niên bị mất ngủ nhiều và thường xuyên?

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

13 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả

13 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả

14

Bài viết hữu ích?