Zalo

Các tác dụng phụ của thuốc ngủ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thuốc ngủ là loại thuốc điều trị chứng mất ngủ bằng cách tạo cảm giác buồn ngủ và thư giãn. Tác dụng phụ của thuốc ngủ như cảm thấy bối rối hoặc buồn ngủ vào ban ngày hay khô miệng và cổ họng. Các liệu pháp không dùng thuốc khác như liệu pháp hành vi nhận thức có tác dụng cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

1. Những tác dụng phụ của thuốc ngủ

Khi sử dụng thuốc ngủ thì trong 10 người sử dụng có đến 8 người gặp phải tác dụng phụ của thuốc ngủ như tình trạng nôn nao vào ngày sau khi dùng thuốc ngủ. Những người sử dụng thuốc ngủ có thể cảm thấy buồn ngủ, suy nghĩ lộn xộn và gặp vấn đề chóng mặt hoặc mất thăng bằng. Những tác động ban ngày này có thể tác động tiêu cực đến khả năng lái xe, làm việc, học tập và hoàn thành công việc hàng ngày của bạn.

Các tác dụng phụ của thuốc an thần tiềm ẩn khác nhau tùy theo loại thuốc, bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran ở bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng hay nhà cửa quay cuồng;
  • Buồn ngủ trong ngày;
  • Khô miệng hoặc cổ họng;
  • Đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày, buồn nôn hoặc thay đổi khẩu vị;
  • Đau nhức đầu;
  • Suy nhược tinh thần vào ngày hôm sau;
  • Khó tập trung chú ý hoặc ghi nhớ mọi thứ;
  • Rung lắc không kiểm soát được;
  • Những giấc mơ kỳ lạ hay ác mộng;
  • Yếu đuối.

Tác dụng “nôn nao” là một trong những tác dụng tác dụng phụ của thuốc ngủ phổ biến nhất như thuốc benzodiazepin, thuốc ngủ an thần và zopiclone. Thuật ngữ này đề cập đến các tác dụng phụ như buồn ngủ, khó giữ thăng bằng hoặc phối hợp vận động và suy giảm khả năng tập trung hoặc trí nhớ. Cụ thể, tác dụng phụ của thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe vào buổi sáng sau khi uống thuốc.

tác dụng phụ của thuốc ngủ
Tác dụng “nôn nao” là một trong những tác dụng tác dụng phụ của thuốc ngủ phổ biến nhất 

Khi bạn sử dụng thuốc ngủ hàng đêm, cơ thể có thể bắt đầu phụ thuộc vào chúng. Khi bạn ngừng sử dụng thuốc thì chứng mất ngủ có thể trở lại tồi tệ hơn trước, hiệu ứng này được gọi là chứng mất ngủ hồi phục.

Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc an thần Benzodiazepin có thể gây nghiện và dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện. Để giảm nguy cơ này, bác sĩ thường chỉ kê đơn thuốc ngủ này để sử dụng trong thời gian ngắn. 

2. Tác dụng phụ của thuốc ngủ có nguy hiểm không?

Bất kỳ tác dụng phụ của thuốc an thần nào liệt kê ở trên đều có thể nguy hiểm và một số tác dụng phụ có thể gây lo ngại ngay lập tức. Chúng bao gồm chứng mất ngủ, phản ứng dị ứng và lệ thuộc hoặc lạm dụng thuốc.

Chứng mất ngủ phổ biến nhất liên quan đến hỗ trợ giấc ngủ là mộng du, nói mơ, ăn khi ngủ và lái xe khi ngủ. Thậm chí, sử dụng thuốc ngủ thường xuyên có thể làm tăng thêm những giấc mơ/ác mộng sống động và nỗi kinh hoàng về đêm. Những hành vi này có thể phổ biến hơn khi tăng liều lượng, vì vậy điều quan trọng là chỉ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Tương tự như bất kỳ loại thuốc nào, tác dụng phụ của thuốc ngủ là có thể gây ra tình trạng dị ứng với thuốc ngủ. Nếu bạn đang bị phản ứng dị ứng, bạn có thể nhận thấy một hoặc nhiều tác dụng phụ sau đây: 

  • Mờ mắt;
  • Đau ngực hoặc khó thở;
  • Khó thở hoặc nuốt;
  • Ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay;
  • Rối loạn nhịp tim: nhịp tim không đều hoặc đập mạnh;
  • Cảm giác cổ họng bạn nghẹn lại;
  • Sưng mắt, môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng;
  • Nôn mửa.
tác dụng phụ của thuốc ngủ
Tác dụng phụ của thuốc ngủ là có thể gây ra tình trạng dị ứng với thuốc ngủ 

Trong khi hầu hết các loại thuốc ngủ được thiết kế chỉ để sử dụng trong thời gian ngắn trong vài tuần hoặc ít hơn, một số người có thể tiếp tục sử dụng chúng lâu dài hơn. Khi sử dụng lâu dài, người sử dụng sẽ tăng nguy cơ phát triển tình trạng dung nạp. Khi điều này xảy ra, một số người sẽ tăng liều lượng hoặc lạm dụng thuốc ngủ, dẫn đến làm trầm trọng các tác dụng phụ của thuốc ngủ. 

3. Một số lưu ý trong khi sử dụng thuốc ngủ

Nếu bạn nhận thấy tác dụng phụ của thuốc ngủ nghiêm trọng hoặc nguy hiểm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ có thể chỉ định liều lượng thấp hơn, loại thuốc khác hoặc kế hoạch cai thuốc từ từ.

  • Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai và cho con bú: Bất kỳ loại thuốc nào dùng trong khi mang thai hoặc cho con bú đều truyền sang em bé. Tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng bất kỳ loại thuốc ngủ hoặc thuốc bổ sung không kê đơn nào. Đối với tình trạng mất ngủ trầm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc hỗ trợ giấc ngủ ngắn hạn.
  • Sử dụng thuốc cho trẻ em: Một số cha mẹ cho trẻ uống thuốc kháng histamin không kê đơn để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Những loại thuốc này không được chấp thuận cho mục đích ngủ và có nguy cơ dùng thuốc quá liều. Hiện tại, không có thuốc ngủ theo đơn dành cho trẻ em. Thay đổi hành vi ngủ của trẻ thường là cách tốt nhất để cải thiện giấc ngủ.

Đồng thời, để giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc ngủ đến sức khỏe của người sử dụng. Bạn có thể áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức thay thế cho việc sử dụng thuốc. Đây là một công cụ hiệu quả để cải thiện giấc ngủ và giảm chứng mất ngủ. Thay đổi hành vi thường cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng thuốc, bao gồm:

  • Thiết lập và duy trì thói quen đi ngủ nhất quán: Điều này đồng nghĩa với việc đi ngủ vào cùng một thời điểm vào buổi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm vào buổi sáng, ngay cả vào cuối tuần.
  • Tránh tiếp xúc với màn hình, máy tính xách tay, điện thoại di động và TV ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Giữ cho phòng ngủ tối và yên tĩnh bằng đèn mờ, rèm dày và rèm hoặc bằng cách sử dụng nút bịt tai và bịt mắt.
  • Chỉ sử dụng phòng ngủ để quan hệ tình dục và để ngủ.
  • Đảm bảo rằng nệm, gối và chăn thoải mái.
  • Tránh đồ uống có cồn, nicotin và chứa caffein vào buổi tối.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ tối thiểu là 1,5 giờ.
  • Hạn chế ăn nhiều vào ban đêm.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi thuốc ngủ có tác hại gì và tác dụng phụ của thuốc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như thế nào. Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc ngủ để giảm tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của loại thuốc này đến sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác thay thế như thay đổi hành vi, vệ sinh giấc ngủ sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.

Điều này bao gồm việc duy trì lịch trình ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ và thực hành thói quen đi ngủ thư giãn.

Tài liệu tham khảo: Sleepfoundation.org, My.clevelandclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
13 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả

13 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ được không?

Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ được không?

Đặc điểm của mất ngủ do stress

Đặc điểm của mất ngủ do stress

Vì sao mất ngủ gây đau dạ dày?

Vì sao mất ngủ gây đau dạ dày?

Bị mất ngủ là do nguyên nhân gì là chủ yếu?

Bị mất ngủ là do nguyên nhân gì là chủ yếu?

23

Bài viết hữu ích?