Zalo

Điều gì xảy ra nếu bạn không ăn đủ protein? Có bị tăng mỡ, mất cơ không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thiếu protein không chỉ do không ăn đủ protein mà còn do khả năng hấp thụ của cơ thể. Thông thường một cơ thể khỏe mạnh sẽ phát triển toàn diện về hình thể nên ít khi thiếu protein. Tuy nhiên do một số nguyên nhân nào đó và nhu cầu protein cao hơn thực tế khiến tình trạng thiếu protein xảy ra ở một số người. Vậy thiếu protein có ảnh hưởng gì, làm sao để bảo vệ cơ thể và bổ sung protein bị thiếu?

1. Vai trò của protein với cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu và phân tích, protein được cấu tạo từ nhiều phân tử axit amin kết hợp với nhau thành chuỗi có dạng sợi. Thông thường, cơ thể muốn duy trì hoạt động bình thường sẽ cần tổng hợp được 20 loại axit amin. 11 loại axit amin có thể tổng hợp do quá trình trao đổi chất và chuyển hóa. Tuy nhiên 9 loại axit amin còn lại là axit amin thiết yếu, cơ thể chỉ hấp thụ qua ăn uống. Do đócơ thể không có khả năng dự trữ axit amin thiết yếu và cần bổ sung hàng ngày.

Protein hay còn gọi là chất đạm thuộc 1 trong 3 thành phần thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không dừng lại ở đó, protein đa dạng và có hơn 10000 loại khác nhau đang tồn tại hoạt động trong mỗi cơ thể. Protein không chỉ là các sợi cơ mà chúng còn có ở tóc, xương …. Mỗi bộ phận cơ thể đều chứa protein để hỗ trợ sản sinh tế bào và sửa chữa khi gặp sự cố. Nhờ đó, protein có vai trò hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Thiếu protein có ảnh hưởng gì? Hầu hết đối tượng có nhu cầu bổ sung protein là thanh thiếu niên và người luyện tập thể thao nặng. Có thể thấy họ cần nhiều protein hơn người bình thường để đảm bảo sức khỏe cho luyện tập. Theo một số đánh giá khi cơ thể thiếu protein sẽ có nguy cơ suy giảm miễn dịch dẫn đến uể oải mệt mỏi và giảm trao đổi chất.

Nhìn chung vai trò của protein khá quan trọng với sức khỏe của con người. Khi không ăn đủ protein sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình trao đổi chất. Thêm vào đó một số loại bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện đe dọa sức khỏe gây ra suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

2. Nhu cầu protein mỗi ngày nên bổ sung

Thiếu protein thường do không ăn đủ protein theo nhu cầu. Dựa vào các nghiên cứu, nhu cầu protein được tính toán theo trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên các trường hợp khó hấp thụ có thể cần nhiều hơn. 

thiếu protein có ảnh hưởng gì
Thiếu protein thường do không ăn đủ protein theo nhu cầu 

Trung bình cứ 1 kg trọng lượng cơ thể cần bổ sung 0,8 gam protein mỗi ngày. Từ đó có thể tính toán lượng protein bổ sung trong thực phẩm với cân nặng hiện tại của bản thân. Nếu cơ thể thường xuyên hoạt động hay chơi thể thao nhu cầu protein có thể tăng thêm dựa trên cường độ hoạt động. Với trường hợp này, bản thân người bổ sung ăn không đủ protein nên báo cho bác sĩ kiểm tra để tránh bổ sung nhiều hoặc thiếu protein gây nguy hiểm.

Protein nhận từ chế độ ăn uống nên các thói quen ăn kém lành mạnh hay rối loạn ăn uống sẽ gây cản trở khả năng hấp thụ gây ra thiếu protein. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ lớn tuổi và bệnh nhân rối loạn chức năng trao đổi chất sẽ chỉ hấp thụ khoảng 50 - 75% protein nạp vào thực phẩm. Do đó cần cân nhắc bổ sung nhiều hơn để cơ thể hấp thụ đủ protein.

Theo tỉ lệ dinh dưỡng cung cấp năng lượng, protein nên chiếm từ 15% với cơ thể bình thường. Một số trường hợp tăng cơ hay thiếu hụt protein có thể cân nhắc tăng tỉ lệ protein bổ sung cho cơ thể nhưng không vượt quá 40%.

3. Điều gì xảy ra nếu bạn không ăn đủ protein? Có bị tăng mỡ, mất cơ không?

Không ăn đủ protein có thể gây ra nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Trước tiên là suy nhược cơ do thành phần của protein giúp tổng hợp phát triển cơ bắp. từ đó người thiếu protein dễ chấn thương cũng như mệt mỏi khi luyện tập hơn người ăn đủ protein mỗi ngày. 

Đối với phụ nữ, protein và chất béo là hai thành phần dinh dưỡng thiết yếu có ảnh hưởng đến hormone nội tiết. Khi mất cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là thiếu protein phụ nữ sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Từ đó có thể gây ra thiếu chất và tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Protein có tham gia hoạt động não bộ giúp sản sinh chất dẫn truyền thần kinh. Các tình trạng tinh thần sa sút, suy nhược tinh thần, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, cáu gắt…. đều có thể do thiếu protein gây ra. Phần lớn bệnh nhân thiếu protein sẽ có xu hướng tiêu cực và gặp tình trạng về não bộ.

Với trẻ nhỏ và trẻ đang phát triển protein có vai trò vô cùng quan trọng. Những đối tượng này dễ gặp phải tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng do thiếu protein. Có thể thấy protein không những ảnh hưởng cơ bắp mà thiếu protein cũng có thể khiến xương suy yếu không tổng hợp và sản sinh tế bào mới.

Thiếu protein có ảnh hưởng gì tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt của mỗi người. Thông thường thiếu protein có 3 mức độ là nhẹ, trung bình và nặng. Mức độ nhẹ thường đảm bảo nhu cầu 85- 90% thường sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn. Với mức trung bình 75- 85% có thể gây mệt mỏi và rối loạn chuyển hóa. Khi thiếu dưới 75% sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như hao mòn cơ bắp, da khô mỏng, tóc gãy rụng, thoái hóa xương ở người cao tuổi… Sự nguy hiểm của thiếu protein là không thể lường hết được. 

Không ăn đủ protein có gây tăng mỡ mất cơ không? Đây là một trong những thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng bản thân. Theo nhiều đánh giá cùng kết quả thực tiễn, cơ thể không ăn đủ protein sẽ giảm khả năng trao đổi chất và tiêu hao năng lượng. Đây là một trong những yếu tố khiến mỡ thừa tăng lên. Ở mức độ thiếu hụt nặng, protein cơ thể mới gặp tình trạng mất cơ còn nhẹ và vừa thì tình trạng mất cơ có thể xuất hiện nhưng không biểu hiện rõ.

4. 8 biểu hiện cơ thể đang thiếu protein

Không thể phủ nhận vai trò của protein với cơ thể. Đặc biệt là những ảnh hưởng khi thiếu protein luôn khó lường. Sau đây là những biểu hiện cảnh báo cơ thể đang thiếu protein.

4.1. Cơ thể sưng phù bất thường

Cơ thể có thể sưng tấy phù do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó việc trữ nước là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng phù. Khi cơ thể thiếu protein chất lỏng trong mạch máu sẽ được giữ lại khiến các vị trí bị phù lên. Không dừng lại ở đó, nếu tình trạng thiếu protein kéo dài sẽ làm nước và natri được trữ tăng lên khiến vị trí phù trở nên sưng đau.

4.2. Da và tóc có những thay đổi bất thường

Sức khỏe da tóc có thể suy giảm khi cơ thể thiếu protein. Phần lớn các vấn đề về da tóc khá phức tạp, tuy nhiên thiếu protein sẽ làm da trở nên nhạt màu và khô. Một số trường hợp da khô bong tróc do thiếu protein sẽ khiến làn da mẫn cảm dễ dị ứng. Riêng tóc có xu hướng gãy rụng và yếu hoặc bạc màu.

Tình trạng da tóc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng hơn dẫn đến viêm. Thiếu protein kéo dài sẽ khiến tình trạng da tóc suy nhược trầm trọng. Nếu không cải thiện có thể gây ra bệnh mãn tính ảnh hưởng đến tế bào ở 2 khu vực.

4.3. Cơ thể suy nhược dễ mắc bệnh

Thiếu protein có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe miễn dịch cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ protein sẽ giảm nhiễm trùng và nhiều bệnh do viêm gây ra. Khi không ăn đủ protein dẫn đến cơ thể dễ nhiễm trùng và giảm kháng thể chống viêm.

thiếu protein có ảnh hưởng gì
Thiếu protein có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe miễn dịch cơ thể 

Một số đánh giá dinh dưỡng cho rằng protein hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng và trao đổi chất. Từ đó thiếu protein cũng gây thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu. Trong đó ảnh hưởng được phát hiện chính là thiếu vitamin và khoáng chất. Khi thiếu dinh dưỡng ngoài gây viêm có thể khiến tế bào oxy hóa tấn công hệ miễn dịch. 

Suy dinh dưỡng do thiếu protein sẽ ảnh hưởng quá trình trao đổi chất. Không những tăng sản sinh tế bào gốc tự do mà còn làm thay đổi gen khiến lão hóa nhanh hơn. Theo các phân tích về protein và các bệnh do rối loạn chức năng cho thấy đối tượng không ăn đủ protein có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch…

4.4. Cơ thể suy nước và cơ bắp giảm

Cơ là bộ phận có trọng lượng chiếm phần lớn của cơ thể giúp hỗ trợ vận động. Hầu như cơ được tổng hợp từ protein nạp mỗi ngày giúp tăng cân và tăng sức bền. Khi thiếu protein lớp cơ không còn vững chắc có thể dẫn đến teo cơ, mất cơ từ đó sức mạnh cơ bắp giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động thể lực. 

Khối lượng cơ giảm sẽ khiến sức mạnh giảm và thúc đẩy lão hóa xảy ra nhanh hơn. Thông thường cơ thể cần 0,8 gam protein/ kg thì sẽ cần bổ sung 1,6 - 1,8 gam protein/ kg nếu bản thân đang gặp tình trạng suy giảm cơ bắp hoặc thiếu cơ.

4.5. Tế bào xương chậm phát triển

Thiếu protein không những ảnh hưởng cơ bắp mà còn gây ra ảnh hưởng đến xương. Trong thành phần của xương cơ có chứa protein giúp tạo ra collagen để sản sinh tế bào và sửa chữa tế bào khi cần.

Hầu hết protein đến từ thực phẩm cũng cung cấp canxi cho cơ thể nên đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ. Khi ăn thiếu protein sẽ gây ra xương không được đảm bảo về số lượng tế bào. Hơn thế tình trạng trẻ có xương bị ảnh hưởng di truyền nên bổ sung protein để cải thiện khối lượng xương.

Người cao tuổi thường không ăn đủ protein hàng ngày do họ ăn ít hơn khi còn trẻ. Cũng chính vì thế tình trạng loãng xương ở người cao tuổi được xác định một phần là do thiếu protein. Vì thế, cần tăng cường bổ sung protein cho người cao tuổi để tránh các tình trạng suy yếu của tế bào xương.

4.6. Chậm phát triển và có xu hướng còi cọc

Protein là một phần của sự tăng trưởng. Cơ thể cần được cung cấp protein để tránh còi xương suy dinh dưỡng đặc biệt là các giai đoạn phát triển quan trọng. Theo đó một số trẻ sẽ có nguy cơ bị còi xương, teo cơ, suy giảm nhận thức… nếu thiếu protein.

Các nguy cơ mắc bệnh mãn tính nếu không ăn đủ protein cũng luôn tiềm ẩn. Một số trẻ có thể khuyết tật hay mắc các căn bệnh suy giảm chức năng vĩnh viễn nếu không nhận đủ protein mỗi ngày. Để tránh biến chứng do thiếu protein nên chú ý cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng phù hợp và bổ sung thêm protein theo nhu cầu.

4.7. Rối loạn cân nặng

Cân nặng chịu ảnh hưởng khi cơ thể bị thiếu protein. Phần lớn chức năng tim có thể ảnh hưởng đến trọng lượng và gây ra giảm cân. Các nghiên cứu cho thấy trẻ trong độ tuổi phát triển thường gặp tình trạng rối loạn nhịp tim khiến chức năng tim giảm và gây ra sụt cân nghiêm trọng. Từ đó việc bổ sung protein cần được chú trọng ở độ tuổi trưởng thành là có căn cứ.

Chế độ ăn không thiếu protein là bước đầu để khống chế cân nặng không biến đổi. Sử dụng protein sẽ giúp cơ thể đảm bảo năng lượng mà không dư thừa calo dẫn đến cân nặng dần ổn định tránh tăng giảm bất thường do ảnh hưởng. Theo đó ăn đủ protein sẽ tăng cân nếu cơ thể đang suy nhược và giúp giảm cân cho người béo phì.

4.8. Thiếu máu

Protein cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào máu. Theo nghiên cứu thiếu máu xuất hiện khi số lượng hồng cầu hay huyết sắc tố suy giảm. Một loại protein trong hồng cầu có thể là nguyên nhân. 

Phần lớn thiếu máu được xác định do thiếu sắt gây ra. Loại protein trong hồng cầu cũng có vai trò hỗ trợ quá trình vận chuyển máu đến phổi và các cơ quan. Do đó cần tăng cường cung cấp sắt từ thực phẩm để cải thiện và protein động vật là nguồn sắt dồi dào cho cơ thể thiếu máu.

5. Cách bổ sung khi không ăn đủ protein

Thiếu protein thường do không ăn đủ protein. Phần lớn các thực phẩm từ động thực vật chúng ta sử dụng hàng ngày đều là nguồn dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên có thể tham khảo sử dụng thêm một số thực phẩm có thành phần protein cao để giúp bổ sung và đảm bảo lượng protein cho cơ thể như:

  • Trứng
  • Cá 
  • Động vật có vỏ
  • Thịt gia cầm
  • Thịt đỏ
  • Pho mai
  • Sữa
  • Sữa chua
  • Váng sữa
  • Bột protein từ đạm động vật
  • Rau lá xanh
  • Các loại đậu
  • Quả hạch
  • Hạt dinh dưỡng
  • Sữa đậu nành
  • Đậu phụ
  • Váng đậu
  • Gạo lứt
  • Hạt diêm mạch
  • Kiểu mạch
  • Yến mạch
  • Rong biển
  • ….

Các thực phẩm bổ sung protein có ở khắp mọi nơi và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên một số thực phẩm cho chứa lượng đường huyết cao không nên dùng thành phẩm chế biến sẵn để tránh tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là các loại thịt đỏ.

Bổ sung protein có thể thông qua thực phẩm chế biến hoặc sản phẩm bổ trợ. Tùy vào mức thiếu mà cách bổ sung cũng được lựa chọn linh hoạt. Nếu trường hợp thiếu nặng hoặc khó hấp thụ bạn nên trao đổi cùng bác sĩ để được bổ sung kịp thời tránh ảnh hưởng cũng như biến chứng nguy hiểm do cơ thể thiếu protein.

Thiếu protein có ảnh hưởng gì cho sức khỏe tùy thuộc vào từng đối tượng. Nhưng vai trò của protein với cơ thể là vô cùng quan trọng. Các hoạt động từ cấp tế bào đều cần một lượng protein nhất định để duy trì. Do đó dựa theo độ tuổi và nhu cầu vận động mỗi người nên xác định bản thân cần bổ sung bao nhiêu protein và tìm ra cách bổ sung phù hợp nhất. Ngoài ra các chế độ giảm mỡ tăng cơ cũng nên chú trọng cân đối lượng protein nạp vào. Khi cần phương pháp thúc đẩy tăng cường protein hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn và lên kế hoạch khoa học.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

36

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Để có body đẹp: Nên tăng cơ hay giảm mỡ trước?

Để có body đẹp: Nên tăng cơ hay giảm mỡ trước?

Có nên bổ sung protein trước khi đi ngủ để tăng cơ?

Có nên bổ sung protein trước khi đi ngủ để tăng cơ?

Gợi ý thực đơn 500 calo 1 bữa để giảm mỡ tăng cơ

Gợi ý thực đơn 500 calo 1 bữa để giảm mỡ tăng cơ

Nên giảm mỡ hay tăng cơ trước?

Nên giảm mỡ hay tăng cơ trước?

Vì sao tăng cơ nhưng không giảm mỡ?

Vì sao tăng cơ nhưng không giảm mỡ?

36

Bài viết hữu ích?